Thực trạng áp dụng sản xuất sản xuất sạch hơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn tại công ty cổ phần mía đường sơn dương xã hào phú, huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 28)

2.3.1. Thực trạng chung trong toàn bộ các ngành sản xuất công nghiệp

a. Thực trạng áp dụng SXSH trên thế giới

Chương trình Sản xuất sạch hơn ra đời trong bối cảnh nền kinh tế Châu Âu đang trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ nhất nhờ những đóng góp của các ngành sản xuất công nghiệp trong cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, đây cũng cũng thời điểm nổi lên những vấn đề môi trường, là hệ quả của sự phát triển ồ ạt trước đó của các ngành sản xuất công nghiệp làm cho các biện pháp kiểm soát ô nhiễm bằng xử ký cuối đường ống không còn mang lại hiệu quả tích cực như mong muốn, đặt ra một thách thức lớn cho chất lượng môi trường. Điều này dẫn đến

một sự thay đổi lớn trong triết lý kiểm soát ô nhiễm của các cơ quan bảo vệ môi trường của Châu Âu, thay vì kiểm soát ô nhiễm cuối đường ống, thì nay cần phải chuyển sang ngăn chặn phát sinh chất thải ngay tại nguồn, bằng cách sử dụng năng lượng và nguyên vật liệu một cách có hiệu quả nhất, nghĩa là có thêm một tỷ lệ nguyên vật liệu nữa được chuyển vào thành phẩm thay vì loại bỏ nó ra môi trường. Các tiếp cận này bắt đầu xuất hiện từ những năm 1980 với tên gọi ban đầu như “Phòng ngừa ô nhiễm”, “Giảm thiểu chât thải” và sau đó là “Sản xuất sạch hơn” cho đến năm 1989, chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP) đã đưa ra sáng kiến về Sản xuất sạch hơn từ đó các hoạt động SXSH của UNEP đã dẫn đầu phong trào và động viên thúc đẩy phổ biến chương trình Sản xuất sạch hơn (Phạm Khắc Liệu và Trần Anh Tuấn, 2014).

Hội nghị chuyên đề đầu tiên của UNEP về lĩnh vực này được tổ chức tại Canterbury (Anh). Sau đó các hội nghị tiếp theo đã được tổ chức hai năm một: Tại Pari (Pháp, 1992); Warsaw (Ba Lan, 1994); Oxford (Anh, 1996); Phoenix (Hàn Quốc, 1998), Montral (Canada, 2000), Prague (Cộng hoà Séc, 2002)… Năm 1998, thuật ngữ sản xuất sạch hơn chính thức được sử dụng trong “Tuyên ngôn Quốc tế về sản xuất sạch hơn” của UNEP. Nhìn chung, ở các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Canada, Hà Lan, Thụy Điển, Đan Mạch..., khái niệm sản xuất sạch hơn được biết đến từ năm 1985. Các nước châu Á như Ấn Độ, Singapore, Thái Lan... thực hiện từ năm 1993 đến nay (Phạm Khắc Liệu và Trần Anh Tuấn, 2014).

Chương trình WRAP (Waste reduction program coupled with cost reduction − giảm chất thải đi đôi với giảm chi phí) đã cắt giảm phát thải 58 chất gây ô nhiễm xuống hơn một nửa vào năm 1995 và đang tiếp tục giảm thiểu nhiều hơn. Ở Newzealand các Công ty đã tiết kiệm được từ 50 − 100% chi phí hàng năm nhờ giảm thiểu chất thải và nơi nào tái sử dụng chất thải còn thu được lợi nhuận. Thời gian thu hồi vốn trong một số trường hợp chỉ vài ngày hoặc vài tuần. Các nước Đông Âu và cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS − Commonwealth of Independent States) cũng đang bắt đầu quan tâm nghiêm chỉnh tới Sản xuất sạch hơn. Ở Lithuania, vào những năm 1950 chỉ có 4% các Công ty triển khai Sản xuất sạch hơn, con số này đã tăng thêm 35% vào những năm 1990. Ở Cộng hòa Séc, 24 trường hợp nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn đã cho thấy chất thải công nghiệp phát sinh giảm gần 22000 tấn một năm, bao gồm cả 10000 tấn chất thải nguy hại. Nước thải đã giảm 12000m3 một năm.

Lợi ích kinh tế ước tính khoảng 2,4 tỷ đô la mỹ hàng năm (Phạm Khắc Liệu và Trần Anh Tuấn, 2014).

Ngày nay, Sản xuất sạch hơn đã được áp dụng thành công ở các nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Cộng hòa Séc, Tanzania, Mexico… và đang được công nhận là cách tiếp cận chủ động, toàn diện trong quản lý môi trường công nghiệp. Một nhà máy ở Indonexia bằng việc áp dụng sản xuất sạch hơn đã tiết kiệm 35000 USD một năm. Thời gian thu hồi vốn đầu tư cho sản xuất sạch hơn không đến một năm. Ở Trung Quốc các dự án thực nghiệm tại 51 Công ty trong 11 ngành công nghiệp cho thấy sản xuất sạch hơn đã giảm được ô nhiễm từ 15 – 31%.

Bảng 2.1. Một số kết quả trình diễn sản xuất sạch hơn ở các nước

Nước Ngành công

nghiệp Công ty Sản phẩm Lợi ích kinh tế từ SXSH

Ba lan Mạ điện FSM Sosnowiec Đèn, khóa, cửa ô tô - Tổng tiết kiệm: 193000 USD/năm

- Vốn đầu tư: 36000 USD/năm - Hoàn vốn sau 2 tháng. Hy Lạp Thuộc da Germanakos SA Các loại da thuộc chất lượng cao từ trâu bò - Tổng tiết kiệm: 193000 USD/năm.

- Vốn đầu tư: 40000 USD/năm. - Hoàn vốn sau 11 tháng. Đan Mạch Dệt Novotex AS Vải nhuộm, và gia công vải.

- Khâu nhuộm tiết kiệm 50% lượng nước.

- Khâu giặt nóng tiết kiệm 1/3 lượng nước.

- Máy sấy tuần hoàn 75% khí nóng.

Indonesia Xi măng PT Semen Cibinong

- Tăng năng suất 9%; tiết kiệm 3% năng lượng; giảm 40% sản phẩm kém chất lượng.

- Tổng tiết kiệm: 350000 USD/năm

- Đầu tư: 376000 USD/năm. - Hoàn vốn: 1 năm.

Nguồn: Cleaner Production Worldwide - UNEP (1993) Tiềm năng về các khoản tiết kiệm liên quan đến sản xuất sạch hơn là rất cao đối với nhiều doanh nghiệp công nghiệp ở châu Á. Đơn cử trong ngành giấy có thể

lên tới 50USD/tấn giấy mỗi năm. Bên cạnh đó chi phí xử lý nước thải trong nhiều nhà máy có thể giảm đi từ 15 – 20USD/tấn giấy và mức tiêu thụ năng lượng cụ thể giảm khoảng 50 – 100kWh/tấn giấy (Phạm Khắc Liệu và Trần Anh Tuấn, 2014). b. Thực trạng áp dụng SXSH tại Việt Nam

Sản xuất sạch hơn được giới thiệu vào Việt Nam từ năm 1995 do tổ chức UNEP thực hiện, tuy nhiên phải đến đầu năm 2002 thì SXSH mới bắt đầu được áp dụng thí điểm tại năm tỉnh: Phú Thọ, Thái Nguyên, Nghệ An, Quảng Nam và Bến Tre. Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 07/9/2009 với mục tiêu thúc đẩy việc áp dụng rộng rãi các giải pháp sản xuất sạch hơn tại các cơ sở sản xuất công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên vật liệu, nhiên liệu; Giảm thiểu phát thải và hạn chế ô nhiễm môi trường. Mục tiêu cụ thể của Chiến lược này giai đoạn từ 2009 – 2015 là sẽ đạt được 50% cơ sở sản xuất công nghiệp nhận thức được lợi ích của việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp; 25% cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn; Các cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn tiết kiệm được từ 5 – 8% mức tiêu thụ năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu trên đơn vị sản phẩm; 70% các Sở Công Thương có cán bộ chuyên trách đủ năng lực hướng dẫn áp dụng sản xuất sạch hơn cho các cơ sở sản xuất công nghiệp (Bộ Công Thương, 2016).

Cho đến nay, theo kết quả khảo sát thống kê của Văn phòng Hỗ trợ thực hiện Chiến lược Sản xuất sạch hơn trong Công nghiệp thuộc Bộ Công Thương, tính đến năm 2016 trên cả nước có 2509 doanh nghiệp nhận biết được lợi ích của việc áp dụng chiến lược SXSH chiếm 28% số lượng doanh nghiệp được khảo sát trên cả nước. Số cơ sở sản xuất công nghiệp đã áp dụng SXSH vào quy trình sản xuất là 1031, chiếm 11%. Về tính hiệu quả của việc áp dụng SXSH đã có 309 cơ sở giảm được mức tiêu thụ năng lượng từ mức 5% trở lên, 139 cơ sở có mức giảm tiêu thụ nguyên liệu trên mức 15% so với thời điểm trước khi áp dụng. Mặc dù số lượng cán bộ có trình độ chuyên môn, năng lực hướng dẫn SXSH tại Sở Công Thương của các tỉnh còn thấp tuy nhiên mức độ chủ động tìm hiểu và tự nguyện tham gia của các cơ sở ở mức khá cao, đây là dấu hiệu cho thấy SXSH đang được các doanh nghiệp quan tâm thực hiện. So với mục tiêu của Chính phủ đã đề ra thì tình hình triển khai áp dụng SXSH trong thực tế vẫn chưa đạt mục tiêu, đa phần mới chỉ hoàn thành một nửa chỉ tiêu đã đề ra trong Chiến lược. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do số lượng cán bộ chuyên trách về SXSH tại các Sở Công

Thương còn hạn chế, mức độ tuyên truyền phổ biến thông tin về lợi ích của SXSH còn thấp cho nên vẫn nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm và hiểu biết về SXSH. Mặt khác, nguồn kinh phí để triển khai kế hoạch SXSH hằng năm của các địa phương còn hạn hẹp nên công tác triển khai kế hoạch còn chậm, chủ yếu mới thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền vận động, mục tiêu đạt được chưa cao là các nguyên nhân chính khiến các mục tiêu đề ra chưa thể hoàn thành (Bộ Công Thương, 2016).

Bảng 2.2. Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng áp dụng Sản xuất sạch hơn trên cả nước tính đến năm 2016

STT Chỉ tiêu thống kê Kết quả khảo sát Số lượng Chiếm tỷ lệ (%)

I Kết quả thực hiện chung

1 Cơ sở sản xuất công nghiệp nhận thức được lợi ích của SXSH

2509 28%

2 Cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng SXSH 1031 11%

3 Doanh nghiệp giảm trên 5% tiêu thụ năng lượng, nguyên nhiên liệu trên một đơn vị sản phẩm

309 3%

II Hiểu biết và thực hiện SXSH

1 Đã áp dụng SXSH và đạt mục tiêu chiến lược 307 3%

2 Đã và đang áp dụng SXSH 724 8%

3 Chưa có hiểu biết về SXSH 757 8%

III Hiệu quả khi áp dụng SXSH

1 Giảm tiêu thụ nguyên liệu trên 15% 139 13%

2 Giảm tiêu thụ nguyên liệu từ 8-15% 104 10%

IV Năng lực cán bộ Sở Công Thương về SXSH

1 Có khả năng hướng dẫn doanh nghiệp 18 5%

2 Có khả năng phổ biến SXSH 147 38%

3 Chưa xác định được năng lực 130 33%

Nguồn: Bộ Công Thương (2016) Trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, mục tiêu của Chiến lược SXSH theo Quyết định số 1419/QĐ-TTg là đạt được 90% cơ sở sản xuất công nghiệp nhận thức được lợi ích của việc áp dụng SXSH trong công nghiệp. Đồng thời, 50% cơ sở sản xuất công nghiệp sẽ áp dụng SXSH và những cơ sở áp dụng SXSH sẽ tiết kiệm được từ 8 đến 13% mức tiêu thụ năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu/đơn vị sản phẩm. Ngoài ra, 90% doanh nghiệp vừa và lớn sẽ có bộ

phận chuyên trách về sản xuất sạch hơn. Cũng trong giai đoạn này, mục tiêu của Chiến lược là 90% các Sở Công Thương sẽ có cán bộ chuyên trách đủ năng lực hướng dẫn áp dụng sản xuất sạch hơn cho các cơ sở sản xuất công nghiệp.

2.3.2. Thực trạng áp dụng sản xuất sạch hơn trong ngành mía đường

a. Đối với ngành mía đường trên thế giới

Sản xuất sạch hơn đã được áp dụng rất phổ biến tại các nước phát triển ở trên khắp thế giới, các mô hình sản xuất áp dụng SXSH đều mang lại hiệu quả kinh tế và hiệu quả môi trường rất cao. Trong ngành mía đường, các nước có ngành mía đương phát triển như Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc… là các nước tiên phong trong áp dụng sản xuất sạch hơn. Trước khi triển khai áp dụng SXSH, các nước: Ấn Độ, Trung Quốc và Thái Lan phải gánh chịu nhiều hậu quả môi trường từ chất thải của sản xuất mía đường, lượng nước thải tạo ra hằng năm làm ô nhiễm các con sông tại Ấn Độ, bã mía không được dùng để sản xuất phân vi sinh mà thải trực tiếp ra môi trường tự nhiên khi phân hủy gây ô nhiễm cả môi trường đất và môi trường không khí (Nguyễn Trọng và cs., 2015).

Năm 1996 Chương Trình Môi Trường Liên Hợp Quốc đã cùng với chính phủ Ấn Độ nghiên cứu áp dụng SXSH trong đó tập chung chủ yếu vào tiết kiệm tài nguyên nước và tận dụng bã mía làm phân bón. Những mô hình SXSH đầu tiên trên nước Ấn Độ đã mang lại hậu quả cao cho ngành mía đường và chất lượng môi trường của Ấn Độ, từ đây các mô hình SXSH được triển khai cho nhiều doanh nghiệp mía đường trên khắp cả nước.

b. Đối với ngành mía đường của Việt Nam

Ngành mía đường của Việt Nam có lịch sử phát triển tuy ngắn nhưng tốc độ phát triển khá nhanh, sau hơn 25 năm hình thành và phát triển đến nay trên cả nước đã có 41 nhà máy đường, tổng diện tích mía trên cả nước đạt 284,5 nghìn ha năm 2015. Tuy nhiên sự phát triển ồ ạt này cũng đã sớm bộc lộ những yếu điểm khiến cho ngành mía đường vấp phải những khó khăn thách thức sự tồn tại và phải đứng trong sự bảo hộ của Chính phủ để tiếp tục duy trì, trong đó nổi nên những nguyên nhân yếu kém chính đó là: Nguyên liệu mía không đảm bảo; Hiệu quả chế biến, thu hồi đường thấp; Áp lực cạnh tranh giữa các nhà máy; Không thể cạnh tranh với giá đường thế giới khiến cho tình trạng nhập lậu đường diễn biến phức tạp; Công tác quản lý điều hành tổng thể doanh nghiệp còn kém; Công nghệ lạc hậu dẫn đến lãng phí nguyên nhiên liệu và tạo ra những ảnh hưởng lớn

đến môi trường. Những khó khăn này đòi hỏi cần có những giải pháp mang tính chiến lược để cứu lấy các nhà máy mía đường, trong giai đoạn khó khăn này Chính phủ cùng các doanh nghiệp đã có nhiều giải pháp đổi mới đồng bộ như: Cải tiến công nghệ, học tập kinh nghiệm từ các nước có ngành đường phát triển, Chính phủ ưu tiên đặt ngành mía đường trong cơ chế bảo hộ về giá trong đó giải pháp được coi là mới chứa nhiều cơ hội cũng như thách thức nhất đó là cổ phần hóa doanh nghiệp đi đôi với áp dụng các chiến lược Sản xuất sạch hơn trong ngành mía đường.

Chương trình SXSH đã được phát động áp dụng thí điểm ở nước ta từ đầu năm 2002, tuy nhiên phải đến năm 2008 phong trào áp dụng dụng SXSH mới bắt đầu được ứng dụng trong ngành công nghiệp mía đường. Năm 2008 với sự giúp đỡ của Bộ Công Thương chương trình SXSH được áp dụng lần đầu tiên trong ngành mía đường tại Nhà máy mía đường Sông Con và Nhà máy mía đường Sông Lam Nghệ An. Với những kết quả tích cực về kinh tế và môi trường, chương trình sản xuất sạch hơn tiếp tục được nhân rộng mô hình áp dụng tại các nhà máy mía đường khác như: Mía đường Bến Tre (2009), mía đường Phổ Phong và mía đường An Kê - Quãng Ngãi (2008), mía đường Hòa Bình (2013), mía đường Lam Sơn (2013), mía đường Biên Hòa (2013), mía đường Biên Hòa – Tây Ninh (2014), mía đường KCP Phú Yên (2015), mía đường Ninh Hòa (2015), mía đường Gia Lai (2015), mía đường Phan Rang (2015). Như vậy, tính đến năm 2015 đã có tổng số 13/41 nhà máy mía đường tham gia vào chương trình SXSH, SXSH không chỉ mang lại lợi ích từ việc tiết kiệm năng lượng sử dụng, giảm phát thải, giảm lượng nước tiêu thụ, mà còn giúp nhà máy phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định uy tín. Trên đây là những doanh nghiệp tiên phong điển hình áp dụng SXSH trong ngành công nghiệp sản xuất đường tại Việt Nam, chiến lược SXSH đã được Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh áp dụng trong tất cả các ngành sản xuất công nghiệp tại Quyết định số 1419/QĐ- TTg ngày 07/9/2009 và với những thành công của các doanh nghiệp điển hình này kì vọng sẽ mang đến những tác động tích cực trong việc nhân rộng áp dụng trong cả nước (Bộ Công Thương, 2016).

2.3.3. Một số doanh nghiệp điển hình trong việc áp dụng SXSH

Sau 15 năm từ khi chiến lược Sản xuất sạch được áp dụng thử nghiệm ở Việt Nam, đến nay SXSH đã được phổ biến rộng khắp trên cả nước, theo số liệu của Bộ Công Thương tính đến năm 2016 đã có 1031 doanh nghiệp triển khai áp

dụng SXSH, có 307 doanh nghiệp đạt được mục tiêu đề ra của Chiến lược SXSH, 139 doanh nghiệp đạt mức giảm trên 15% mức tiêu thụ nhiên liệu. Đa phần các doanh nghiệp tham gia sản xuất sạch hơn với mong muốn giảm được lượng tiêu thụ điện năng-nhiên liệu, giảm tiêu thụ nước, tăng hiệu quả sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn tại công ty cổ phần mía đường sơn dương xã hào phú, huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 28)