Một số yếu tố môi trường trong hệ thống bể ương nuôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn và mật độ đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của rươi (tylorrhynchus heterochaetus quatrefages, 1865) nuôi trong bể (Trang 59)

4.5.1. Yếu tố môi trường

Bảng 4.8. Một số yếu tố môi trường trong hệ thống bể ương nuôi

Các chỉ tiêu NT1 NT2 Nhiệt độ (oC) 26,4 – 27,5 26,5 – 27,8 PH 7,8 ± 0,5 7,8 ± 0,5 DO (mg/L) 4,5 – 5,0 4,5 – 5,0 NO2-(mg/L) 0,30 ± 0,01 0,30 ± 0,01 H2S <0,01 <0,01

Trong suốt quá trình thí nghiệm, các yếu tố môi trường trong bể ương tương đối ổn định. Nhiệt độ nước buổi sáng và chiều giữa các nghiệm thức đều có sự chênh lệch, khoảng biến thiên theo ngày nằm trong khoảng từ 26,4 – 27,50C đây cũng là khoảng dao động thích hợp. Độ pH biến động trong ngày nằm trong khoảng từ 7,8 ± 0,5. Theo Boyd (1998), khoảng pH thích hợp cho sự phát triển của động vật thủy sản là 6,5 – 9,0 và khoảng biến động trong ngày phải nhỏ hơn 0,5. Hàm lượng NO2- và H2S đều không vượt qua ngưỡng cho phép.

Nhìn chung, các yếu tố môi trường trong bể ương nuôi tương đối ổn định, nằm trong giới hạn thích hợp cho sự phát triển của Rươi.

4.5.2. Yếu tố độ mặn

Sau thời gian 20 ngày ương nuôi, ở mức độ mặn 10‰ và 15‰ tốc độ sinh trưởng đặc trưng về chiều dài đạt lần lượt (SGRL= 10,326 ± 1,545%/ngày và 10,243 ± 1,327%/ngày), khác nhau không có ý nghĩa (p>0,05). Trong khi đó, ở mức 0‰ và 5‰ thì tốc độ sinh trưởng đặc trưng về chiều dài thấp hơn (lần lượt SGRL= 9,978%/ngày và SGRL = 10,214 %/ngày) khác nhau không có ý nghĩa giữa các nghiệm thức (p>0,05) và thấp hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với các nghiệm thức độ mặn 10‰ và 15‰. Bên cạnh sự sinh trưởng về chiều dài của ấu trùng khi ương ở các mức độ mặn khác nhau thì sự phát triển số đốt của ấu trùng Rươi cũng theo xu hướng tương tự về chiều dài, ở mức độ mặn 10‰ sự phát triển về số đốt đạt cao nhất (41,08 ± 1,27 đốt), tiếp theo 5‰ (41,05 đốt) và ít phát triển nhất là 0 ‰ là 37,27 ± 4,67 đốt (bảng 4.9).

Bảng 4.9. Sinh trưởng về chiều dài và số đốt của Rươi ương nuôi ở các mức độ mặn khác nhau

Ghi chú: Các giá trị thể hiện trên bảng là giá trị trung bình và độ lệch chuẩn. Các giá trị trên cùng một hàng có ký tự giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Cũng ở thí nghiệm này, giai đoạn từ 20 đến 40 ngày tuổi thì ở mức độ mặn 10‰ và 15‰ cho tốc độ tăng trưởng đặc trưng về chiều dài và số lượng đốt của cơ thể Rươi đạt cao nhất, đặc biệt số đốt ở mức độ mặn 10‰ và 15‰ khác nhau không có ý nghĩa (p>0,05), nhưng ở độ mặn cao hơn thì sự khác nhau có ý nghĩa (p<0,05) so với mức độ mặn 0‰ và 5‰. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự phát triển về số đốt trong nghiên cứu này thấp hơn so với nghiên cứu của tác giả Prevedelli và Zunarelli (1997) đối với loài Perinereis rullieri. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của Prevedelli và Zunarelli (1997) cho rằng, ở mức độ mặn thấp thì tốc độ sinh trưởng chậm hơn so với độ mặn cao loài Perinereis rullieri và Pechnik (2000) loài Capitella sp. Tuy nhiên, ảnh hưởng của độ mặn cũng được quan sát trên các loài khác ở độ mặn thấp như loài N.diversicolor đạt tốc độ sinh trưởng nhanh hơn so với loài N. succinea (Neuhoff, 1979).

Bên cạnh những ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và sự phát triển về số đốt của Rươi thì khi ương ấu trùng ở các mức độ mặn khác nhau đều ảnh hưởng rõ rệt tới tỷ lệ sống.Qua bảng 4.9 cho thấy, ở các mức độ mặn khác nhau thì tỷ lệ

Chỉ tiêu Ngày ương (ngày) Độ mặn (‰) 0 5 10 15 1 0,26 ± 0,03 20 0,57 ± 0,03 a 0,60 ± 0,04 a 0,67 ± 0,04 c 0,66 ± 0,04 b 40 9,86 ± 0,97 a 10,93 ± 0,28ab 11,92 ± 0,35 b 11,42 ± 1,57 b 20 0,015 ± 0,003 a 0,015 ± 0,003 a 0,017 ± 0,003 b 0,016± 0,004 b 40 0,221 ± 0,026a 0,242 ± 0,127ab 0,268 ± 0,013b 0,254 ± 0,027b 20 4,456 ± 2 ,770 a 4,643 ± 2,868 a 5,657 ± 2,8747 b 5,324 ± 2,437 b 40 9,978 ± 1,475 a 10,214 ± 3,609 ab 10,326 ± 1,545 b 10,243 ± 1,327 ab 1 3 3 3 3 20 5,21 ± 0,45 a 5,22 ± 0,42 a 5,59 ± 0,57 b 5,42 ± 0,21 ab 40 37,27 ± 4,67 a 41,05 ± 1,18 b 41,08 ± 1,27 b 41,04 ± 1,22 b Tỷ lệ sống (%) 40 5,43-6,42 8,58-9,51 11,62-11,86 10,57-10,72

sống của Rươi cũng khác nhau (p<0,05). Tỷ lệ sống ở độ mặn 10‰ và 15‰ đạt lần lượt 11,62% và 10,57% khác nhau không có ý nghĩa (p>0,05) nhưng cao hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Như vậy, khi nuôi ấu trùng Rươi ở mức độ mặn thấp không những cho tôc độ sinh trưởng thấp mà còn tỷ lệ sống cũng thấp hơn so với mức độ mặn cao hơn.Tương tự như nhận định của Prevedelli và Zunarelli Vandini (1997) khi thí nghiệm về các mức độ mặn khác nhau đối với loài Perinereis rullieri. Qua các kết quả thu được cho thấy độ mặn thích hợp cho quá trình ương nuôi ấu trùng Rươi dao động 10-15‰.

Hình 4.6.Ảnh hưởng độ mặn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống Rươi

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

ĐM 0%o ĐM 5%o ĐM10%o ĐM 15%o

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

- Các yếu tố môi trường gồm nhiệt độ, oxy hòa tan, độ mặn, pH nuôi nằm trong ngưỡng cho phép theo tiêu chuẩn môi trường Việt Nam đối với các loài hải sản nuôi nói chung và Rươi nói riêng.

- Kết quả lựa cho thức ăn cho thấy, Rươi có thể sử dụng thức ăn tảo đáy, thức ăn tổng hợp với hàm lượng cao. Tuy nhiên kết quả cho thấy sau 90 ngày nuôi vỗ thành thục Rươi bố mẹ, việc sử dụng thức ăn khác nhau thì tốc độ tăng trưởng của Rươi nuôi không giống nhau. Thức ăn kết hợp và thức ăn tảo đáy, mùn bã hữu cơ cho tốc độ tăng trưởng tốt hơn so với thức ăn tổng hợp. Tốc độ sinh trưởng trung bình về khối lượng của Rươi nuôi khi cho ăn bằng thức ăn tổng hợp kết hợp tảo đáy mùn bã hữu cơ đạt kết quả cao nhất 0,862g/con.

- Nuôi vỗ thành thục, tỷ lệ sống của Rươi ở các nghiệm thức 1, 2 và 3 đạt lần lượt là 66,63%; 64,03% và 64,33% giữa các nghiệm thức. Nghiệm thức 2 (Rươi được cho ăn thức ăn tổng hợp) có tỷ lệ sống (64,03%) thấp hơn so với các nghiệm thức 1, 3. Sử dụng thức ăn tổng hợp (NT2) cho tỷ lệ sống của Rươi thấp nhất có thể là do đây là nguồn thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao nhưng chưa đáp ứng đủ về nhu cầu của Rươi.

- Mật độ nuôi vỗ thành thục có thể nuôi ở 500; 600; 700; 800 đều cho kết quả khả quan, nhưng xét về tổng thể chi phí và mức độ phù hợp thì nuôi ở mật 600 con/m2 là thích hợp nhất. do vậy, ảnh hưởng của mật độ nuôi tới sự thành thục có thể liên quan đến khác nhau về đặc điểm sinh lý của từng loài.

-Rươi giai đoạn 40 ngày tuổi sử dụng thức ăn tảo tươi kết hợp với thức ăn tổng hợp cho kết quả Rươi tăng trưởng về chiều dài đạt kích cỡ là: 11,52 ± 0,64mm và tỷ lệ sống là: 11,68 – 11,94% cao hơn so với cho ăn đơn thuần tảo tươi và thức ăn tổng hợp của Đối giai đoạn ấu trùng 40 ngày tuổi cũng vậy cho kết quả Rươi tăng trưởng về chiều dài đạt kích cỡ là: 11,52 ± 0,64mm và tỷ lệ sống là: 11,68 – 11,94% cao hơn so với cho ăn đơn thuần tảo tươi và thức ăn tổng hợp.

-Giai đoạn ấu trùng từ 20 - 40 ngày tuổi, lúc này ấu trùng bắt đầu xuống đáy và chủ động với tập tính đào hang, cạnh tranh không gian sống thì ảnh hưởng của mật độ nuôi đến khả năng phát triển của ấu trùng xảy ra rõ rệt hơn.

-Ấu trùng Rươi nuôi ở mật độ 300, 400 và 500 con/L sau 40 ngày thí nghiệm có tỷ lệ sống lần lượt đạt 11,62%; 11,75% và 11,68% cao hơn đáng kể so với Rươi ương nuôi ở mật độ 600 con/L đạt 10,72% (p<0,05).Từ những kết quả về sinh trưởng về chiều dài, số đốt và tỷ lệ sống cho thấy ương nuôi ấu trùng ở mật độ 500 con/L đạt hiệu quả cao nhất.

5.2. KIẾN NGHỊ

Cần có những nghiên cứu tiếp theo để nâng cao tỷ lệ sống của Rươi giống đến giai đoạn thành thục.

Nghiên cứu tiếp theo từ giai đoạn thành thục đến giai đoạn thu sản phẩm sinh dục của con Rươi.

Nghiên cứu ảnh hưởng dòng chảy đến thu sản phẩm sinh dục của Rươi. Nghiên cứu về ảnh hưởng nhiệt độ môi trường đến thu sản phẩm sinh dục của Rươi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1. Báo Quảng Ninh (2011). Nuôi “lộc trời”. Truy cập ngày 12/3/2016

2. Bách Khoa thủy sản - Hội Nghề Cá Việt Nam (2007). Nguồn lợi Rươi biển. Phần 2. Nguồn lợi thủy sản. Nhà xuất bản Nông Nghiệp

3. Nguyễn Quang Chương (2008). Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và sinh sản của Rươi (Tylorrhynchus heterochaetus Quatrefages, 1865) tại miền Bắc Việt Nam. Báo cáo tổng kết đề tài cấp cơ sở. Thư viện Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1. 55 trang.

4. Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái và Phạm Văn Miên (1980). Định loại động vật không xương sống nước ngọt Bắc Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

5. Dương Đức Tiến (1997). Tảo nước Việt Nam, phân loại bộ tảo lục (Chlorococcales). Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.

6. Chu Văn Thuộc (2002). Nghiên cứu thành phần loài, phân bố và thăm dò khả năng gây hại của một số tảo độc hại thuộc ngành tảo giáp ở vùng ven biển miền Bắc Việt Nam. Luận án tiến sỹ sinh học.

7. Cao văn Hạnh (2015) nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất giống nhân tạo Rươi (Tylorrhynchus heterochaetusQuatrefages, 1865)

Tiếng Anh:

1. Bass N. R. and A. E. A. E. Brafield (1972). The Life-Cycle of the Polychaete Nereis Virens.Journal of the Marine Biological Association of the United Kingdom. pp. 701-726

2. Bentley M.G. and A.A. Pacey (1992). Physiological and environmental control of eproduction in polychaetes. Oceanogr. Mar. Biol. Annu. Rev. Vol 30. pp. 443–481. 3. Bessie Ong (1996). Reproduction cycle of Perinereis nuntia var. brevicirrisGrube

(Polychaeta: nereidae).

4. Boy andE.Claude (1995). Bottom Soils, Sediment and Pond Aquaculture. New York: Chapman and Hall.

5. Brafield A. E. A. E. (1972). The Life-Cycle of the Polychaete Nereis Virens.Journal of the Marine Biological Association of the United Kingdom. pp. 701-726.

6. Brown N. (2011). Utilization of waste from a marine recirculating fish culture system as a feed source for the polychaete worm, Nereis virens. Aquaculture. Vol 322–323(0). pp. 177-183.

7. Cadée, G. C. (1976). "Sediment reworking by Arenicola marine on the tidal flats in the Dutch Wadden Sea.- Neth." J. Sea Res. 10(4): 440- 460.

8. D'Asaro (1976). A preliminary plan for a commercial bait worm hatchery to produce the lugworm, Arenicola cristata (Stimpson). Lugworm aquaculture, report no. 16. State University System of Florida, Sea Grant College Program, pp. 1–46.

9. Dawydoff (1952). Contribution à l’étude des Invertebés de la faune marine benthicque de l’ IndochineExtrait Bulletin biologique de la France et de la Belgique Suppl.

10.De Wilde P. A. W. J. and E. M. Berghuis (1979a). "Spawning and gamete production in Arenicola marina in the Netherlands, Wadden Sea." Netherlands Journal of Sea Research. Vol 13(3–4). pp. 503-511.

11.De Wilde P. A. W. J. and E. M. Berghuis (1979b). Laboratory experiments on growth of juvenile lugworms, arenicola marina. Netherlands Journal of Sea Research.Vol 13(3–4). pp. 487-502.

12.Fidalgo e Costa, P. (1999). Reproduction and growth in captivity of the polychaete Nereis diversicolor O. F. Müller, 1776, using two different kinds of sediment: preliminary assays. Boletin Instituto Espanol De Oceanografia 15, 351–355.

13.Fish J. D. F. S. (1996). A Students guide to the seashore' 2nd Ed. Cambridge University Press.

14.Frolova E. A. (2009). Fauna and ecology of polychaete worms (Polychaeta) of the Kara Sea. Kola Sci. Centre Russ. Acad Sci. Publ

15.Gary R. and H.Jennifer (2000). Lunar periodicity bioliminecence of swarming Odontosyllis luminosa (Polychaeta) in Belize. Gulf Caribbean Research. Vol. 12. pp. 47 - 51.

16.Hardege J.D, Zeeck E, Muller C, Wu B.L, Zhu M.Y. (1996). Sex pheromones in marine polychaetes V: a biologically active volatile compound from the coelomic fluid of female Nereis (Neanthes) japonica (Annelida Polychaeta). J Exp Mar Biol Ecol, pp 201:275–284

17.Hardege H.D. and E.Zeeck (1990). Reproduction behaviour of Nereis diversicolor (Annelida: Polychaeta). Mar. Biol. (Berl.). Vol 106. pp. 409–412

18.Hiroaki Tosuji (2005). Reproductive Swarming of Sympatric Nereidid Polychaetes in an Estuary of the Omuta-gawa River in Kyushu, Japan, with Special Reference to Simultaneous Swarming of Two Hediste Species, Department of Earth and Environmental Sciences, Faculty of Science, Kagoshima University, Kagoshima 890- 0065, Japan, http://www.jstage.jst.go.

19.Howie D. I. D. (1984). The reproductive biology of the lugworm Arenciola marina. Fortschritte der Zoologie, Band 29 - Fischer/Pfannenstiel: Polychaete reproduction,Gustav Fisher Verlag, NewYork.

20.Jean C. A. (2001). Endocrine and environmental control of reproduction in Polychaeta. Can. J. Zool. Vol 79.pp. 254-270

21.Koya Y., Onchi rie, Y.Futura andK.Yamauchi (2003). Method for artificial fertilization and observation of the developmental process in Japanese palolo, Tylorrhynchus heterochaetus (Annelida: Polychaeta), Gifu Univ, Faculty of Education, JPN). Vol 27 (2). pp. 85-94.

C. Tài liệu mạng internet

22.www.sinhhocvietnam.com › ... › Sinh thái - Tiến hóa - Đa dạng sinh học 23.http://www.baoquangninh. com.vn/xa-hoi/phong-su/201105/Nuoi-loc-

troi-2140839.

PHỤ LỤC

MỘT SỐ ẢNH THỰC HIỆN LUẬN VĂN

Hình 1: Rươi giống

Hình 4: Bể bố trí thí nghiệm

Hình 6: Bể lọc nước

Hình 9: Lớp bùn đáy bể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn và mật độ đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của rươi (tylorrhynchus heterochaetus quatrefages, 1865) nuôi trong bể (Trang 59)