Bản đồ phân bố Rươi tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn và mật độ đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của rươi (tylorrhynchus heterochaetus quatrefages, 1865) nuôi trong bể (Trang 33)

2.5.2.3. Môi trường sống của Rươi

Năm 2008, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 đã tiến hành điều tra một số địa điểm thu hoạch Rươi tại miền Bắc và đã mô tả môi trường sống của Rươi như sau:

Khi còn nhỏ Rươi sống trên bề mặt lớp bùn nhão có mực nước nơng khoảng 15 - 30cm, nơi có những bụi cây cỏ mọc như cói, các, năn và có độ mặn dao động từ 0 - 5‰, pH từ 7,2 – 7,8.

Khi phát triển đầy đủ các bộ phận trên cơ thể Rươi sử dụng đơi hàm kitin chắc khỏe của mình để đào hang và di chuyển dần lên nơi có nền đáy cứng hơn, chúng sống dưới lớp bùn dày khoảng 10 -50 cm có lỗ thơng với bề mặt đáy. Rươi có đặc tính sống cố định một chỗ và ít di chuyển từ nơi này đến nơi khác (Nguyễn Quang Chương, 2008), về đêm Rươi ló đầu ra khỏi hang để tìm kiếm thức ăn quanh miệng hang, những người có đầm Rươi có thể căn cứ vào kích thước hình dáng của miệng hang dự đốn được giai đoạn nào Rươi dinh dưỡng và Rươi xuất hiện đi sinh sản để chủ động trong việc khai thác Rươi trong đầm.

Chất đáy nơi Rươi sống thường là bùn cát, thuộc các kênh mương, ruộng lúa, ruộng cói thuộc khu vực bãi triều cửa sơng, nơi chịu tác động trực tiếp của thủy triều. Hàng tháng khi đến kỳ nước thuỷ triều, nước dâng lên mang theo lượng phù sa và mùn bã hữu cơ đến làm thức ăn cho Rươi. Sinh cảnh sống của Rươi phụ thuộc vào chế độ thủy triều (lúc thì ngập nước lúc thì khơ cạn).

2.5.2.4. Mùa vụ sinh sản của Rươi

Rươi thành thục và xuất hiện vào những thời gian nhất định trong năm, thường vào những ngày triều cường tháng 5 - 6 và tháng 9 - 10 âm lịch hàng năm và Rươi không xuất hiện vào những ngày trời nắng, có nước đục. Từ tháng 1 đến tháng 6 dương lịch, chế độ thủy triều lên, xuống về đêm nên Rươi đi di cư sinh sản ban đêm, khi xuất hiện chúng không nổi lên mặt nước mà đi chìm ở lưng chừng nước, cách mặt bùn khoảng 20cm, Rươi thường xuất hiện vào đầu con nước trước ngày triều cường từ 2 - 3 ngày, trong thời gian này cơ thể chúng chứa ít sản phẩm sinh dục hơn là Rươi tháng 10 và tháng 12. Vào vụ mùa cơ thể Rươi chứa đầy các sản phẩm sinh dục nên chúng rất dễ bị vỡ, trong thời gian này thủy triều thường lên xuống vào gần sáng do vậy Rươi thường xuất hiện vào sáng sớm và bơi trên mặt nước đi sinh sản, giai đoạn này nếu gặp điều kiện mơi trường, thời tiết thích hợp chúng sẽ xuất hiện với số lượng cá thể dày đặc.

2.5.2.5. Chu trình di cư sinh sản của Rươi

Rươi đào hang sinh trưởng, phát triển và thành thục trong đầm, bãi triều, vào mùa sinh sản, trước ngày triều cường khi nước thủy triều đạt đỉnh cao nhất cũng là thời gian Rươi từ dưới nền đáy nổi lên mặt nước đồng loạt và theo con nước thủy triều ra sông sinh sản. Khi ra sông, Rươi tiếp tục xuôi theo dịng nước trơi ra đến cửa sông, gặp sự chênh lệch về độ mặn cơ thể Rươi tự vỡ ra phóng sản phẩm sinh dục vào nước, sinh sản quần thể như vậy làm tăng thêm khả năng thụ tinh cho trứng. Đặc tính sinh sản quần thể của Rươi cũng chính là đặc điểm chung của lồi giun nhiều tơ, giúp chúng duy trì và tái tạo nịi giống. Rươi chỉ sinh sản duy nhất một lần trong đời, khi sinh sản xong từ 2 – 3 giờ tất cả Rươi đều chết, xác của chúng làm mồi cho các lồi tơm cua, cá ở khu vực quanh vùng. Trứng Rươi được thụ tinh và phát triển trong mơi trường nước lợ có độ mặn cao và lại theo con nước thủy triều len lỏi vào các bãi triều sinh trưởng và phát triển để thực hiện một vịng đời mới (Nguyễn Quang Chương, 2008).

Hình 2.13. Vịng đời của Rươi

2.5.2.6. Các yếu tố mơi trường, thời tiết ảnh hưởng đến sinh sản Rươi

Rươi xuất hiện di cư sinh sản ở độ trong của nước dao động 25 - 32cm, nhiệt độ nước từ 24,40C - 29,70C, nhiệt độ khơng khí từ 210C - 32,50C, độ mặn từ 0 -5‰, pH từ 7,2 – 7,8, hàm lượng oxy từ 5,2mg/l – 6,45mg/l, tất cả các yếu tố trên đều nằm trong khoảng phù hợp cho sự phát triển của phần lớn các loài động vật thủy sản khác. Khi xem xét sự biến động của các yếu tố thủy hóa trong các đợt thu mẫu ta thấy độ trong và độ mặn của nước thủy triều cao nhất vào tháng 11 và tháng 12, tương ứng với thời điểm này Rươi đi sinh sản số lượng rất đông.

2.5.2.7. Phân biệt đực cái của Rươi

Trước đây đã có nhiều tranh cãi về hình thức sinh sản của Rươi. Một số tác giả cho rằng Rươi sinh sản vơ tính bằng cách phân chia cơ thể thành nhiều cá thể nhỏ. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây (Koya và et al.,2003; Nguyễn Quang Chương và cs., 2008) đã khẳng định rằng Rươi sinh sản hữu tính với các sản phẩm sinh dục đực cái phân biệt rõ rệt.

Khi thành thục Rươi phân tính đực cái và có màu sắc riêng biệt: Rươi cái có màu xanh nhạt, Rươi đực có màu trắng đục, cơ thể chúng có chiều dài khối lượng và số đốt trung bình là 4,33cm, 0,46gam và 60 đốt.

Về hình dạng và cấu tạo cơ thể Rươi đực tương tự như Rươi cái, khi sinh trưởng và phát triển trong hang dưới bùn thì quan sát bên ngồi hầu như khơng phân biệt được đực cái, vào mùa sinh sản thì cơ thể chúng thay đổi màu sắc và rất dễ phân biệt. Khi thành thục cơ thể Rươi đực có màu sắc sặc sỡ, thường là mầu trắng đục pha chút phớt hồng mặt bụng có mầu đỏ đậm, bên trong cơ thể chứa đầy tinh dịch, có mầu trắng sữa.

Hình 2.15. Phân biệt đực cái của Rươi

2.5.2.8. Sinh sản nhân tạo của Rươi

Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I đã khẳng định hình thức sinh sản của Rươi là hình thức sinh sản hữu tính; thời gian chúng sinh sản đều ứng với kỳ con nước, tuần trăng, khi thời tiết có sự thay đổi đột ngột bởi gió mùa và mưa nhỏ, độ trong trung bình 34 cm, nhiệt độ nước 26,750C nhiệt độ khơng khí 26,680C, độ mặn 0,5‰, pH 7,65 và hàm lượng oxy hòa tan là 6,06mg/l.

Sức sinh sản tuyệt đối và tương đối trung bình của Rươi là 96.000 trứng/cá thể hoặc 218.000 trứng/gam. Khi đến thời kỳ sinh sản Rươi chui ra khỏi hang, phần sau của Rươi tiêu giảm (bắt đầu từ đốt thứ 50-60). Rươi ngừng dinh dưỡng, phần trước phát triển, các cơ quan nội tạng tiêu giảm nhường chỗ cho sản phẩm sinh dục, lúc này lớp da bên ngoài rất mỏng và rất dễ bị vỡ khi gặp tác động nhẹ. Vào kỳ con nước thủy triều, khi gặp sự thay đổi thời tiết như mưa nhỏ, gió mùa, Rươi đồng loạt nổi lên mặt nước bơi chủ động theo nước thủy triều ra sông, biển để sinh sản và chết. Trứng thụ tinh và phát triển thành ấu trùng rồi lại theo con nước thủy triều trở về đầm, bãi triều để thực hiện một vịng đời mới.

Hình 2.17. Rươi giống

2.5.2.9. Tình hình khai thác của Rươi

Trước kia sản lượng Rươi rất ít do chưa khoanh vùng , đa phần diện tích có Rươi cịn hoang hóa, mọi sự tác động của con người là khơng có. Rươi xuất hiện hồn tồn do tự nhiên, khi điều kiện mơi trường thuận lợi từ tháng 8 đến tháng 10 âm lịch. Mặt khắc hình thức đánh bắt cịn thơ sơ, người dân chủ yếu

dùng vợt để bắt. Sản lượng Rươi của tỉnh Hải Dương khai thác được hàng năm dao động từ 10 -20 tấn nhưng hiện nay con số này hầu như khơng cịn nữa. Những năm 1991 về trước Rươi xuất hiện từ 40 – 50 xã ven sông, từ năm 1991 trở lại đây Rươi chỉ còn xuất hiện ở hơn 10 xã, ở Hải Phòng cũng vậy. Do nước mặn xâm nhập diện tích có rươi ngày càng thu hẹp, một số xã gần cửa biền khơng cịn Rươi Tự nhiên. Hiện các hộ dân chủ động nhưng vẫn còn tự phát bằng cách đắp bờ tạo thành các ao/đầm và xây cống tại vùng đồng lúa, đồng cói hoặc bãi trống có rươi thường xuất hiện, đến khi vào vụ thu hoạch rươi, lợi dụng dòng thủy triều rút, người dân đặt lưới tại cửa cống đón dịng rươi từ trong các ao/đầm đó. Với phương thức này các hộ đã khai thác triệt để khơng cịn lượng Rươi bị thất thốt ra ngồi sơng.

2.5.2.10. Tình hình ni Rươi

Hiện nay, Rươi được ni quảng canh chủ yếu tại các hộ dân thuộc các xã, huyện gần cửa sông. Người dân đắp bờ làm đầm vài ha, sau đó cải tạo phần cịn lại và lấy giống Rươi ngoài tự nhiên, tạo điều kiện cho chúng sinh trưởng và phát triển trong đầm. Đến mùa thu hoạch, người dân lấy nước vào đầm, xả nước qua cống chứa đăng lưới, thu Rươi và cung cấp ra thị trường.

Các bước cải tạo đầm nuôi Rươi như sau: - Đầm được giữ nước khoảng 10 – 15cm.

- Cày dầm (kỹ thuật như trồng lúa thông thường).

- Trộn rơm rạ và phân chuồng tỷ lệ 2 : 1 và ủ hoai với vôi bột. - Bón phân ủ hoai cho đầm Rươilượng: 2.5 tấn/ha.

- Thau chua rửa mặn 2 – 3 lần - Tiến hành nồng ruộng

- Tháo nước vào và giữ nguyên mức nước theo thủy triều lên xuống.

Hiện nay một số nơi: Đông Triều, Tứ Kỳ, Vĩnh bảo, Tiên Lãng trong quá trình cải tạo, hộ ni đã sử dụng: Rơm rạ, chấu chộn phân gà ủ mục rắc xuống ruộng rồi cày xới với mục đích tạo thức ăn cho Rươi và làm đất tơi xốp giúp Rươi sinh trưởng và phát triển tốt. Trong một năm thực hiện 1 – 2 lần. Ngoài ra thường xuyên tháo nước vào trong đầm để nấy phù xa nước thủy triều để làm thức ăn tự nhiên cho Rươi.

PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

- Viện nghiên cứu ni trồng thủy sản I. Địa chỉ: Phường Đình Bảng - Thị xã Từ Sơn - Tỉnh Bắc Ninh.

- Trạm nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản nước lợ Quý Kim. Địa chỉ: Phường Hải Thành – Quận Dương Kinh – Thành phố Hải Phòng.

3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

- Từ tháng 6/2016 đến tháng 5 /2017. 3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

* Rươi thí nghiệm

- Loài Rươi Tylorrhynchus heterochaetus (Quatrefages, 1865).

- Thực hiện trong 3 giai đoạn : Giai đoạn xuống đáy, giai đoạn trưởng thành, giai đoạn ni vỗ thành thục.

* Dụng cụ thí nghiệm

Nhiệt độ: Đo bằng nhiệt kế thuỷ ngân, đo nhiệt độ 2 lần/ ngày (6h và 14h). Hàm lượng ôxy hồ tan: Dùng máy đo ơxy, đo 2 lần/ ngày (6h và 14h). pH: Dùng test pH đo, 2 ngày/ lần.

NH3: Đo bằng test kit của Sera (Đức). S‰: Máy đo độ mặn

Kính hiển vi điện tử

Bể: Bể xi măng, bể composite 3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thí nghiệm1. Ảnh hưởng của thức ăn lên tỷ lệ thành thục Rươi bố mẹ được trình bày trong hình 3.1.

Thí nghiệm bao gồm 3 nghiệm thức (NT) khác nhau về thức ăn: NT1: tảo đáy, NT2: thức ăn tổng hợp (Lansy, Fripak, NRD Inve) và NT3: là thức ăn kết hợp 2 loại thức ăn trên.

Bổ sung Vitamine C, E 1 tuần/lần, cho ăn 2 lần (sáng, chiều)/ngày, lượng ăn 5-10% khối lượng thân (đối với thức ăn tổng hợp). Thí nghiệm được tiến hành trong bể nuôi, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần.

Mật độ nuôi: ni thương phẩm Rươi trong bể xi măng có diện tích 1,5 m2 với mật độ 100 con/ m2. Cho ăn 5-10% trọng lượng thân/ ngày, hàng ngày cho ăn 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều, chế độ chăm sóc quản lý như nhau giữa các nghiệm thức.

Kiểm tra các yếu tố môi trường thường xuyên 3 ngày/ lần

Hình 3.1.Sơ đồ bố trí thí nghiệm về ảnh hưởng của thức ăn lên tỷ lệ thành thục Rươi bố mẹ

Thí nghiệm 2. Ảnh hưởng của mật độ lên tỷ lệ thành thục Rươi bố mẹ được trình bày trong hình 3.2.

Thí nghiệm bao gồm 4 nghiệm thức khác nhau về mật độ nuôi: TN1:500 con/m2, NT2:600 con/m2, NT3:700 con/m2; NT4:800 con/m2.

Thí nghiệm được tiến hành trong bể, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, thức ăn sử dụng từ kết quả của thí nghiệm 1.

Tất cả các thí nghiệm 1, 2 được thực hiện trên Rươi trưởng thành thu thập từ tự nhiên, thí nghiệm kéo dài cho đến khi có nghiệm thức đạt tỷ lệ thành thục

70%. Xác định tỷ lệ sống và tỷ lệ thành thục ở từng nghiệm thức. + Kỹ thuật chăm sóc và quản lý sức khỏe Rươi trong bể nuôi;

- Thay nước, vệ sinh bể nuôi, kiểm tra các thông số môi trường theo định kỳ. - Hàng ngày kiểm tra hoạt động bắt mồi của Rươi.

+ Theo dõi bệnh thường gặp Rươi bố mẹ ni vỗ và biện pháp phịng, trị bệnh.

Theo dõi những cá thể có dấu hiện bệnh lý: mơ tả dấu hiệu, lấy mẫu phân tích ở phịng thí nghiệm để xác định tác nhân gây bệnh là nấm, vi khuẩn hay ký sinh trùng từ đó có biện pháp phịng và trị bệnh hợp lý.

+ Xác định sự phát triển của tuyến sinh dục Rươi;

Đánh giá mức độ thành thục của Rươi nuôi vỗ theo định kỳ 5 ngày/lần. Thí nghiệm thực hiện từ tháng 6 năm 2016, Rươi được lấy từ đầm tự nhiên (Tại hộ anh Hồng Xn Giang xã Hịa Bình, Vĩnh Bảo, Hải Phịng)

Nguồn Nước được lấy tại Trạm nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản nước lợ Quý Kim

Tồn bộ nước trước khi dùng trong thí nghiệm đều được lọc qua hệ thống lọc sinh học: Gồm 5 lớp lọc

Trong q trình thí nghiệm theo dõi sinh trưởng, theo dõi tỷ lệ sống của Rươi trong thí nghiệm 1&2. Đề tài kết hợp theo dõi và đánh giá tỷ lệ thành thục và sức sinh sản của Rươi ở mật độ nuôi và các loại thức ăn khác nhau để làm tiền đề cho nghiên cứu sau này.

Hình 3.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của mật độ lên tỷ lệ thành thục Rươi bố mẹ

Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của Rươi (giai đoạn rươi xuống đáy). Trình bày trong hình 3.5, thực hiện từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2017

Rươi bố trí thí nghiệm 3&4 được lấy từ kết quả cho đẻ nhân tạo của quá trình ni vỗ thành thục trong thí nghiệm 1&2.

+ Sau khi ấu trùng đạt cỡ 3 – 5 tia cứng bắt đầu xuống đáy chuyển ra ương trong bể composite có đáy là bùn, cát theo tỷ lệ (7:3). Bố trí thí nghiệm với các nghiệm thức thức ăn khác nhau bao gồm:

Nghiệm thức 1 (NT1): Thức ăn tổng hợp các loại (Lansy, Fripak, NRD Inve); Nghiệm thức 2 (NT2): Các loại thức ăn có nguồn gốc từ mùn bã hữu cơ (bột các loại ngũ cốc) và nghiệm thức 3 (NT3) : Tổng hợp của hai loại thức ăn trên (Thức ăn tổng hợp các loại + thức ăn có nguồn gốc từ mùn bã hữu cơ).

Cả ba nghiệm thức đều thực hiện cùng mật độ 300/l.

Hình 3.5 Sơ đồ bố trí thí nghiệm về ảnh hưởng thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của rươi giai đoạn xuống đáy

+ Hàng ngày cho ấu trùng ăn 4 lần, liều lượng cho ăn có thể điều chỉnh theo khả năng sử dụng thức ăn hàng ngày.

+ Thí nghiệm được kéo dài cho đến khi ấu trùng đạt kích cỡ >1cm/con, xác định tỷ lệ sống, sinh trưởng của ấu trùng ở tất cả nghiệm thức.

+ Kiểm tra các yếu tố mơi trường để có phương pháp xử lý.

Thức ăn tổng hợp

Tổng hợp các loại thức ăn trên Thức ăn mùn

bã hữu cơ

B1 B2 B3 B4 B5 B6 B7 B8 B9

- Tốc độ sinh trưởng của Rươi - Tỉ lệ sống của ấu trùng

Tìm ra loại thức ăn thích hợp nhất cho sự phát triển của Rươi

Thí nghiệm 4. Ảnh hưởng của mật độ lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của Rươi (giai đoạn rươi xuống đáy). Trình bày trong trình 3.6, thực hiện từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2017

+Ấu trùng được ương ở 4 mật độ khác nhau: 50 con/l; 100 con/l; 200 con/l; 300 con/l. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần.

Hình3.6. Sơ đồ bố trí thí nghiệm về ảnh hưởng mật độ lên sinh trưởng và tỷ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn và mật độ đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của rươi (tylorrhynchus heterochaetus quatrefages, 1865) nuôi trong bể (Trang 33)