Sức sinh sản củaRươ iở các mật độ nuôi khác nhau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn và mật độ đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của rươi (tylorrhynchus heterochaetus quatrefages, 1865) nuôi trong bể (Trang 55)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.3.4.Sức sinh sản củaRươ iở các mật độ nuôi khác nhau

4.3. Nuôi vỗ thành thục Rươiở các mật độ nuôi khác nhau

4.3.4.Sức sinh sản củaRươ iở các mật độ nuôi khác nhau

Bảng 4.5. Sức sinh sản của Rươi ở các mật độ nuôi khác nhau

Mật độ (con/m2) Sức sinh sản tuyệt đối

(trứng/cá thể cái)

Sức sinh sản tương đối (trứng/g cá thể cái) 500 118.884,3 ± 1.308 d 203.583,7 ± 5.445,5 b

600 94.981,5 ± 5.017 c 197.491,0 ± 2.508,9b

700 84.325,8 ± 1.441 b 171.071,7 ± 7.623,5 a

800 87.296,7 ± 2.664,6a 169.497,7 ± 1.903,2 a

Ghi chú: Các giá trị thể hiện trên bảng là giá trị trung bình và độ lệch chuẩn. Các giá trị trên cùng một cột có ký tự giống nhau thì khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Kết quả trong Bảng 4.8 cho thấy sức sinh sản tuyệt đối của Rươi nuôi ở các mật độ khác nhau thì khác nhau (p<0,05). Ở mật độ 500 con/m2 sức sinh sản tuyệt đối đạt cao nhất (118.884,3 trứng/cá thể cái), tiếp theo mật độ 600 con/m2 (94.981,5 trứng/cá thể cái), mật độ nuôi 700 con/m2 (84.325,8 trứng/cá thể cái) và thấp nhất ở mật độ 800 con/m2 (87.296,7 trứng/cá thể cái).

Tương tự như vậy, sức sinh sản tương đối của Rươi cát ở mật độ 500 con/m2 cũng đạt cao nhất và cao hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với các nghiệm thức mật độ ni cịn lại. Lợi ích của mật độ ni thấp được thể hiện những cá thể đạt được có kích cỡ lớn hơn do vậy số lượng trứng/cá thể cái nhiều hơn so với những cá thể có kích cỡ nhỏ (Bridges và cs., 1996). Như vậy, mật độ nuôi vỗ thành thục của Rươi thấp 500 con/m2 cho kết quả sức sinh sản cao hơn so với các mật độ nuôi cao.

Kết quả đánh giá sức sinh sản của loài Rươi này tương đối cao. Điều này có thể khẳng định Rươi đã thích nghi và thành thục tốt khi chuyển từ điều kiện sống tự nhiên sang điều kiện nuôi nhốt trong bể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn và mật độ đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của rươi (tylorrhynchus heterochaetus quatrefages, 1865) nuôi trong bể (Trang 55)