Một số yếu tố môi trường trong hệ thống bể ương nuôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn và mật độ đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của rươi (tylorrhynchus heterochaetus quatrefages, 1865) nuôi trong bể (Trang 59 - 62)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.5. Một số yếu tố môi trường trong hệ thống bể ương nuôi

4.5.1. Yếu tố môi trường

Bảng 4.8. Một số yếu tố môi trường trong hệ thống bể ương nuôi

Các chỉ tiêu NT1 NT2 Nhiệt độ (oC) 26,4 – 27,5 26,5 – 27,8 PH 7,8 ± 0,5 7,8 ± 0,5 DO (mg/L) 4,5 – 5,0 4,5 – 5,0 NO2-(mg/L) 0,30 ± 0,01 0,30 ± 0,01 H2S <0,01 <0,01

Trong suốt q trình thí nghiệm, các yếu tố mơi trường trong bể ương tương đối ổn định. Nhiệt độ nước buổi sáng và chiều giữa các nghiệm thức đều có sự chênh lệch, khoảng biến thiên theo ngày nằm trong khoảng từ 26,4 – 27,50C đây cũng là khoảng dao động thích hợp. Độ pH biến động trong ngày nằm trong khoảng từ 7,8 ± 0,5. Theo Boyd (1998), khoảng pH thích hợp cho sự phát triển của động vật thủy sản là 6,5 – 9,0 và khoảng biến động trong ngày phải nhỏ hơn 0,5. Hàm lượng NO2- và H2S đều không vượt qua ngưỡng cho phép.

Nhìn chung, các yếu tố mơi trường trong bể ương nuôi tương đối ổn định, nằm trong giới hạn thích hợp cho sự phát triển của Rươi.

4.5.2. Yếu tố độ mặn

Sau thời gian 20 ngày ương nuôi, ở mức độ mặn 10‰ và 15‰ tốc độ sinh trưởng đặc trưng về chiều dài đạt lần lượt (SGRL= 10,326 ± 1,545%/ngày và 10,243 ± 1,327%/ngày), khác nhau khơng có ý nghĩa (p>0,05). Trong khi đó, ở mức 0‰ và 5‰ thì tốc độ sinh trưởng đặc trưng về chiều dài thấp hơn (lần lượt SGRL= 9,978%/ngày và SGRL = 10,214 %/ngày) khác nhau khơng có ý nghĩa giữa các nghiệm thức (p>0,05) và thấp hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với các nghiệm thức độ mặn 10‰ và 15‰. Bên cạnh sự sinh trưởng về chiều dài của ấu trùng khi ương ở các mức độ mặn khác nhau thì sự phát triển số đốt của ấu trùng Rươi cũng theo xu hướng tương tự về chiều dài, ở mức độ mặn 10‰ sự phát triển về số đốt đạt cao nhất (41,08 ± 1,27 đốt), tiếp theo 5‰ (41,05 đốt) và ít phát triển nhất là 0 ‰ là 37,27 ± 4,67 đốt (bảng 4.9).

Bảng 4.9. Sinh trưởng về chiều dài và số đốt của Rươi ương nuôi ở các mức độ mặn khác nhau

Ghi chú: Các giá trị thể hiện trên bảng là giá trị trung bình và độ lệch chuẩn. Các giá trị trên cùng một hàng có ký tự giống nhau thì khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Cũng ở thí nghiệm này, giai đoạn từ 20 đến 40 ngày tuổi thì ở mức độ mặn 10‰ và 15‰ cho tốc độ tăng trưởng đặc trưng về chiều dài và số lượng đốt của cơ thể Rươi đạt cao nhất, đặc biệt số đốt ở mức độ mặn 10‰ và 15‰ khác nhau khơng có ý nghĩa (p>0,05), nhưng ở độ mặn cao hơn thì sự khác nhau có ý nghĩa (p<0,05) so với mức độ mặn 0‰ và 5‰. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự phát triển về số đốt trong nghiên cứu này thấp hơn so với nghiên cứu của tác giả Prevedelli và Zunarelli (1997) đối với loài Perinereis rullieri. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của Prevedelli và Zunarelli (1997) cho rằng, ở mức độ mặn thấp thì tốc độ sinh trưởng chậm hơn so với độ mặn cao loài Perinereis rullieri và Pechnik (2000) loài Capitella sp. Tuy nhiên, ảnh hưởng của độ mặn cũng được quan sát trên các loài khác ở độ mặn thấp như loài N.diversicolor đạt tốc độ sinh trưởng nhanh hơn so với loài N. succinea (Neuhoff, 1979).

Bên cạnh những ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và sự phát triển về số đốt của Rươi thì khi ương ấu trùng ở các mức độ mặn khác nhau đều ảnh hưởng rõ rệt tới tỷ lệ sống.Qua bảng 4.9 cho thấy, ở các mức độ mặn khác nhau thì tỷ lệ

Chỉ tiêu Ngày ương (ngày) Độ mặn (‰) 0 5 10 15 1 0,26 ± 0,03 20 0,57 ± 0,03 a 0,60 ± 0,04 a 0,67 ± 0,04 c 0,66 ± 0,04 b 40 9,86 ± 0,97 a 10,93 ± 0,28ab 11,92 ± 0,35 b 11,42 ± 1,57 b 20 0,015 ± 0,003 a 0,015 ± 0,003 a 0,017 ± 0,003 b 0,016± 0,004 b 40 0,221 ± 0,026a 0,242 ± 0,127ab 0,268 ± 0,013b 0,254 ± 0,027b 20 4,456 ± 2 ,770 a 4,643 ± 2,868 a 5,657 ± 2,8747 b 5,324 ± 2,437 b 40 9,978 ± 1,475 a 10,214 ± 3,609 ab 10,326 ± 1,545 b 10,243 ± 1,327 ab 1 3 3 3 3 20 5,21 ± 0,45 a 5,22 ± 0,42 a 5,59 ± 0,57 b 5,42 ± 0,21 ab 40 37,27 ± 4,67 a 41,05 ± 1,18 b 41,08 ± 1,27 b 41,04 ± 1,22 b Tỷ lệ sống (%) 40 5,43-6,42 8,58-9,51 11,62-11,86 10,57-10,72

sống của Rươi cũng khác nhau (p<0,05). Tỷ lệ sống ở độ mặn 10‰ và 15‰ đạt lần lượt 11,62% và 10,57% khác nhau khơng có ý nghĩa (p>0,05) nhưng cao hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với các nghiệm thức cịn lại. Như vậy, khi ni ấu trùng Rươi ở mức độ mặn thấp không những cho tôc độ sinh trưởng thấp mà còn tỷ lệ sống cũng thấp hơn so với mức độ mặn cao hơn.Tương tự như nhận định của Prevedelli và Zunarelli Vandini (1997) khi thí nghiệm về các mức độ mặn khác nhau đối với loài Perinereis rullieri. Qua các kết quả thu được cho thấy độ mặn thích hợp cho q trình ương ni ấu trùng Rươi dao động 10-15‰.

Hình 4.6.Ảnh hưởng độ mặn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống Rươi

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

ĐM 0%o ĐM 5%o ĐM10%o ĐM 15%o

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn và mật độ đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của rươi (tylorrhynchus heterochaetus quatrefages, 1865) nuôi trong bể (Trang 59 - 62)