Sinh trưởng về khối lượng (g/con) củaRươ iở mật độ nuôi khác nhau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn và mật độ đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của rươi (tylorrhynchus heterochaetus quatrefages, 1865) nuôi trong bể (Trang 52 - 54)

ở mật độ nuôi khác nhau

Ngày nuôi Mật độ (con/m

2) 500 600 700 800 Ban đầu 0,366 ± 0,107 15 0,522 ± 0,017 c 0,481 ± 0,014 b 0,496 ± 0,004 b 0,428 ± 0,011 a 30 0,668 ± 0,012c 0,635 ± 0,004 bc 0,628 ± 0,011 b 0,5359 ± 0,011a 45 0,733 ± 0,010 b 0,702 ± 0,011 ab 0,651 ± 0,008 a 0,669 ± 0,026 a 60 0,809 ± 0,006 c 0,771 ± 0,005 b 0,755 ± 0,005 b 0,700 ± 0,011a 75 0,895 ± 0,006c 0,897 ± 0,012 c 0,837 ± 0,016 b 0,715 ± 0,004 a 90 0,907 ± 0,010 c 0,920 ± 0,013 c 0,868 ± 0,002 b 0,780 ± 0,007 a

Ghi chú: Các giá trị thể hiện trên bảng là giá trị trung bình và độ lệch chuẩn. Các giá trị trên cùng một hàng có ký tự giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Kết quả thí nghiệm cho thấy, tốc độ sinh trưởng của Rươi nuôi ở mật độ 700 con/m2 và 800 con/m2 đạt khối lượng lần lượt 0,868 g/con và 0,780 g/con khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Trong khi đó ở mật độ 500 con/m2 và 600 con/m2 thì có khối lượng tăng trưởng tương đối cao, đạt lần lượt là 0,907

g/con và 0,920g/con khác nhau không có ý nghĩa giữa các nghiệm thức (p>0,05) và cao hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với nghiệm thức còn lại (Bảng 5.4). Số liệu thu được cho thấy, mật độ nuôi càng tăng thì sự sinh trưởng của Rươi nuôi càng giảm. Nhận định này tương đối phù hợp với các nghiên cứu về mật độ nuôi Rươi của các tác giả Miller và Jumars (1986); Zajac (1986); Rice và cs. (1986) tốc độ tăng trưởng giảm đi một nửa khi nuôi ở mật độ cao nhất điều này liên quan đến khả năng cạnh tranh thức ăn và không gian sống trong quần đàn. 4.3.2. Tỷ lệ sống của Rươi nuôi vỗ

Sau 90 ngày nuôi vỗ, tỷ lệ sống của Rươi nuôi ở nghiệm thức mật độ 600 con/m2 đạt 71,86% khác nhau không có ý nghĩa (p>0,05) so với các nghiệm thức nuôi ở mật độ 500 con/m2 (71,73%) và 700 con/m2 (69,06%). Tuy nhiên, tỷ lệ sống ở nghiệm thức nuôi ở mật độ 600 con/m2 cao hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với nghiệm thức nuôi ở mật độ 800 con/m2 (52,3. Kết quả thí nghiệm cho thấy, Rươi nuôi ở mật độ thấp đạt tỷ lệ sống cao hơn so với mật độ cao. Kết luận này phù hợp với nghiên cứu của các tác giả Miller và Jumars (1986); Zajac (1986) trên Rươi.

Hình 4.3. Tỷ lệ sống của Rươi nuôi vỗ thành thục ở các mật độ khác nhau 4.3.3. Tỷ lệ thành thục 4.3.3. Tỷ lệ thành thục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn và mật độ đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của rươi (tylorrhynchus heterochaetus quatrefages, 1865) nuôi trong bể (Trang 52 - 54)