Ảnh hưởng các loại thức ăn khác nhau đến sự sinh trưởng và tỷ lệ sống của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn và mật độ đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của rươi (tylorrhynchus heterochaetus quatrefages, 1865) nuôi trong bể (Trang 55 - 57)

sống của ấu trùng Rươi

Ở giai đoạn đầu ấu trùng Trocophora trôi nổi sự sinh trưởng về chiều dài không có sự khác biệt lớn giữa các nghiệm thức sử dụng các loại thức ăn khác nhau. Nhưng giai đoạn ấu trùng từ 5 đốt trở lên, lúc này ấu trùng bắt đầu xuống đáy và chủ động bắt mồi thì ảnh hưởng thức ăn khác nhau đến khả năng phát

triển của ấu trùng xảy ra rõ rệt hơn. Giai đoạn ấu trùng 20 ngày tuổi, ở NT1 (thức ăn tảo tươi) đạt kích cỡ là (0,60 ± 0,04mm) cao hơn NT2 (thức ăn tổng hợp) (0,58 ± 0,05mm) và cả 2 nghiệm thức này đều thấp hơn NT3 (kết hợp tảo và thức ăn tổng hợp) (0,65 ± 0,05mm). Kết quả tương tự ở giai đoạn 40 ngày tuổi, thì NT3 cho kết quả sự sinh trưởng về chiều dài ấu trùng là cao hơn 2 nghiệm thức còn lại. Tương tự như vậy, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của nghiệm thức 3 (kết hợp tảo và tổng hợp Fippak) đạt cao nhất và khác nhau có ý nghĩa so với 2 nghiệm thức còn lại (p<0,05).

Bảng 4.6. Sinh trưởng về chiều dài và phát triển về số đốt cơ thể của ấu trùng Rươi Các thông số tăng trưởng Ngày ương (ngày) Thức ăn

Tảo tươi Thức ăn TH Thức ăn TH + tảo tươi

1 0,26 ± 0,03 10 0,34 ± 0,00 0,36 ± 0,00 0,38 ± 0,00 20 0,60 ± 0,04 a 0,58 ± 0,05 a 0,65 ± 0,05 b 40 9,86 ± 0,14 b 10,04 ± 0,12 a 11,52 ± 0,64 c 20 0,016 ± 0,002 a 0,017 ± 0,001 a 0,019 ± 0,003b 40 0,010 ± 0,002 b 0,019 ± 0,002 a 0,026 ± 0,002 c 20 3,542 ± 2,618 b 3,691 ± 2,782 a 4,437 ± 2,973 c 40 3,464 ± 1,5402 b 3,598 ± 1,417 a 3,672 ± 1,682 c Tỷ lệ sống (%) 40 10,32 – 10,86 9,64 – 9,87 11,68 – 11,94

Ghi chú: Các giá trị thể hiện trên bảng là giá trị TB±SD. Các giá trị trên cùng một hàng có ký tự khác nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Việc sử dụng thức ăn thích hợp sẽ giúp cho ấu trùng sống khỏe mạnh và phát triển tốt hơn. Trong thí nghiệm này sử dụng đồng thời tảo tươi kết hợp với thức ăn tổng hợp không những cho kết quả sự sinh trưởng về chiều dài mà còn mang lại tỷ lệ sống của Rươi cao hơn các nghiệm thức còn lại. Tỷ lệ sống của ấu trùng Rươi dao động từ 9,64 đến 11,94%. Trong đó, sử dụng thức ăn ở nghiệm thức 3 cho kết quả cao nhất (11,68 – 11,94%), kế tiếp là nghiệm thức 1 (10,32 – 10,86%), và nhỏ nhất là nghiệm thức 2 (9,64 – 9,87%).

Qua kết quả phân tích trên có thể nhận ra rằng, ở nghiệm thức 3 sử dụng đồng thời tảo tươi kết hợp với thức ăn tổng hợp sẽ phù hợp với giai đoạn đầu của Rươi, thích hợp với giai đoạn từ 1 - 20 ngày ương (ấu trùng trocophora), giai đoạn ấu trùng con quay – bơi lơ lửng và hấp thụ dễ dàng thức ăn trôi nổi như tảo tươi. Đến giai đoạn sau thì ấu trùng bám thành bể hay xuống đáy, lúc này việc bổ sung thêm thức ăn tổng hợp giúp ấu trùng chủ động bắt mồi hơn.

Như vậy, việc sử dụng thức ăn tảo tươi kết hợp với thức ăn tổng hợp đạt sinh trưởng và tỷ lệ sống đạt cao hơn so với việc cho ăn thức ăn đơn thuần tảo tươi và tổng hợp trong ương nuôi ấu trùng Rươi.

Hình 4.4. Tăng trưởng kích thước theo loại thức ăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn và mật độ đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của rươi (tylorrhynchus heterochaetus quatrefages, 1865) nuôi trong bể (Trang 55 - 57)