Một số yếu tố môi trường trong hệ thống bể nuôi vỗ thành thục Rươi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn và mật độ đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của rươi (tylorrhynchus heterochaetus quatrefages, 1865) nuôi trong bể (Trang 49)

VỖ THÀNH THỤC RƯƠI

Số liệu thu được cho thấy, các yếu tố môi trường gồm nhiệt độ, oxy hòa tan, độ mặn, pH nuôi nằm trong ngưỡng cho phép theo tiêu chuẩn môi trường Việt Nam đối với các loài hải sản nuôi (Bảng 4.1). Hàm lượng NH3-N và H2S không có sự khác biệt đáng kể giữa các nghiệm thức thí nghiệm và đều nằm trong khoảng cho phép.

Bảng 4.1. Biến động một số yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm

Các yếu tố môi trường NT1 NT2 NT3

Nhiệt độ (oC) 25,5 – 27,5 25,5 – 27,5 25,5 – 27,5 Độ mặn (‰) 0-5 0-5 0-5 pH 7,8 – 8,4 7,8 – 8,3 7,8 – 8,4 NH3-N (mg/L)* 0,01 ± 0,01 0,01 ± 0,01 0,02 ± 0,01 DO (mg/L) 5 – 7 5- 7 5 – 7 H2S(mg/L)* 0,006±0,001 0,006±0,001 0,005±0,001

Ghi chú: Số liệu trên bảng là giá trị TB±SD.

Trong tự nhiên Rươi là loài rộng muối có thể sinh trưởng ở độ mặn 0-5‰ nhưng khoảng độ mặn thích hợp dao động từ 2 – 3‰ (Tosuji and Sato, 2006). 4.2. KẾT QUẢ NUÔI VỖ THÀNH THỤC RƯƠI BẰNG LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU

4.2.1. Sinh trưởng của Rươi nuôi thành thục

Kết quả ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng về khối lượng của Rươi nuôi thí nghiệm cho thấy, trong thời gian nuôi vỗ thành thục Rươi tiếp tục tăng trưởng về khối lượng thể hiện trong Bảng 4.2.

Bảng 4.2. Sinh trưởng về khối lượng (g/con) của Rươi nuôi thành thục.

Ngày nuôi Tảo đáy, mùn bã hữu cơ NT1 Thức ăn tổng hợp NT2 T.A kết hợp NT3

Ban đầu 0,42 ± 0,206 15 0,437 ± 0,013 bc 0,396 ± 0,027 a 0,502 ± 0,018 b 30 0,527 ± 0,015c 0,493 ± 0,036 a 0,566± 0,052 b 45 0,652 ± 0,012 c 0,522 ± 0,017 a 0,617 ± 0,047b 60 0,725 ± 0,007 c 0,561 ± 0,005a 0,653± 0,026 b 75 0,804 ± 0,005 b 0,593 ± 0,027 a 0,728± 0,035 b 90 0,843 ± 0,023 bc 0,633 ± 0,042 a 0,862± 0,047b

Ghi chú: Các giá trị thể hiện trên bảng là giá trị trung bình và độ lệch chuẩn. Các giá trị trên cùng một hàng có ký tự giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Kết quả sau 90 ngày nuôi vỗ thành thục Rươi bố mẹ cho thấy, việc sử dụng thức ăn khác nhau thì tốc độ tăng trưởng của Rươi nuôi không giống nhau (p<0,05). Thức ăn kết hợp và thức ăn tảo đáy, mùn bã hữu cơ cho tốc độ tăng trưởng tốt hơn so với thức ăn tổng hợp. Tốc độ sinh trưởng trung bình về khối lượng của Rươi nuôi khi cho ăn bằng thức ăn tổng hợp kết hợp mùn bã hữu cơ đạt kết quả cao nhất 0,862g/con và thấp nhất ở nghiệm thức sử dụng thức ăn tổng hợp 0,633 g/ con. Điều này cho thấy chỉ riêng thức ăn tổng hợp không phù hợp cho sự sinh trưởng của Rươi.

4.2.2. Tỷ lệ sống của Rươi nuôi vỗ

Tỷ lệ sống là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá sự tác động của thức ăn lên Rươi. Việc sử dụng loại thức ăn thích hợp sẽ giúp cho Rươi khỏe mạnh và phát triển tốt hơn.

NT1: Sử dụng thức ăn tảo đáy, mùn bã hữu cơ, NT2: Thức ăn tổng hợp, NT3: Thức ăn kết hợp 2 loại thức ăn trên. Thí nghiệm thực hiện cùng mật độ: 100c/m2.

Sau 90 ngày nuôi vỗ thành thục, tỷ lệ sống của Rươi ở các nghiệm thức 1, 2 và 3 đạt lần lượt là 66,63%; 64,03% và 64,33% khác nhau không có ý nghĩa (p>0,05) giữa các nghiệm thức. Nghiệm thức 2 (Rươi được cho ăn thức ăn tổng hợp) có tỷ lệ sống (64,03%) thấp hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức 1, 3. Sử dụng thức ăn tổng hợp (NT2) cho tỷ lệ sống của Rươi thấp nhất có thể là do đây là nguồn thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao nhưng chưa đáp ứng đủ về nhu cầu của Rươi, mặc dù khi xác định thành phần thức ăn trong hệ tiêu hóa của Rươi có sự tồn tại các mảnh mùn bã hữu cơ.

4.2.3. Tỷ lệ thành thục của Rươi

Trong quá trình nuôi vỗ tuỳ theo từng giai đoạn nuôi mà có chế độ cho ăn khác nhau. Trong nuôi vỗ thành thục thức ăn là nguồn nguyên liệu hết sức cần thiết cho sự phát triển của tuyến sinh dục. Trong điều kiện nuôi nhốt Rươi là loài ăn tạp chúng có thể ăn tất cả những loại thức ăn do con người cung cấp. Do vậy, chế độ dinh dưỡng tốt có thể làm cho Rươi thành thục và sinh sản sớm.

Hình 4.2. Tỷ lệ Rươithành thục ở các giai đoạn

Kết quả sau 90 ngày nuôi vỗ, tỷ lệ Rươi cái thành thục ở các giai đoạn khác nhau sử dụng thức ăn khác nhau có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05. Tỷ lệ này đạt cao nhất ở nghiệm thứcsử dụng thức ăn tổng hợp kết hợp với mùn bã

hữu cơ, ở các giai đoạn phát triển I, II, III và IV (tương ứng 7,8%; 6,87%; 6,27 và 5,93%) và thấp nhất là nghiệm thức sử dụng thức ăn tổng hợp (tương ứng 5,4%; 4,47%;3,47và 2,73%). Kết quả này cũng tương đối phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nesto và cs. (2012) khi sử dụng thức ăn tổng hợp làm thức ăn cho loài Rươi H. diversicolor sau khi kết thúc thí nghiệm số lượng cá thể thành thục ở giai đoạn II và III thấp và không thấy xuất hiện cá thể thành thục giai đoạn IV. Bên cạnh đó, nhận định của các tác giả Dales (1950); Grémare và cs. (1988); Prevedelli và cs. (1998), (1999) cũng cho rằng các loại thức ăn khác nhau đều ảnh hưởng tới sự thành thục của Rươi. Tương tự, tỷ lệ thành thục của cá thể đực ở các giai đoạn khác nhau có sự khác biệt (p<0,05), nghiệm thức sử dụng thức ăn tổng hợp với mùn bã hữu cơ đạt cao nhất ở các giai đoạn I, II, III và IV (tương ứng 2,26%; 3,67; 2,40 và 1,80%) và thấp nhất là thức ăn tổng hợp.

Như vậy, sau thời gian 90 ngày nuôi vỗ thành thục Rươi bằng các loại thức ăn khác nhau thấy rằng, sử dụng thức ăn tổng hợp kết hợp với mùn bã hữu cơ được kết quả cao nhất cả về sinh trưởng, tỷ lệ sống và tỷ lệ thành thục của Rươi.

4.3. NUÔI VỖ THÀNH THỤC RƯƠI Ở CÁC MẬT ĐỘ NUÔI KHÁC NHAU 4.3.1. Sinh trưởng của Rươi nuôi thành thục

Bảng 4.3. Sinh trưởng về khối lượng (g/con) của Rươi ở mật độ nuôi khác nhau

Ngày nuôi Mật độ (con/m

2) 500 600 700 800 Ban đầu 0,366 ± 0,107 15 0,522 ± 0,017 c 0,481 ± 0,014 b 0,496 ± 0,004 b 0,428 ± 0,011 a 30 0,668 ± 0,012c 0,635 ± 0,004 bc 0,628 ± 0,011 b 0,5359 ± 0,011a 45 0,733 ± 0,010 b 0,702 ± 0,011 ab 0,651 ± 0,008 a 0,669 ± 0,026 a 60 0,809 ± 0,006 c 0,771 ± 0,005 b 0,755 ± 0,005 b 0,700 ± 0,011a 75 0,895 ± 0,006c 0,897 ± 0,012 c 0,837 ± 0,016 b 0,715 ± 0,004 a 90 0,907 ± 0,010 c 0,920 ± 0,013 c 0,868 ± 0,002 b 0,780 ± 0,007 a

Ghi chú: Các giá trị thể hiện trên bảng là giá trị trung bình và độ lệch chuẩn. Các giá trị trên cùng một hàng có ký tự giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Kết quả thí nghiệm cho thấy, tốc độ sinh trưởng của Rươi nuôi ở mật độ 700 con/m2 và 800 con/m2 đạt khối lượng lần lượt 0,868 g/con và 0,780 g/con khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Trong khi đó ở mật độ 500 con/m2 và 600 con/m2 thì có khối lượng tăng trưởng tương đối cao, đạt lần lượt là 0,907

g/con và 0,920g/con khác nhau không có ý nghĩa giữa các nghiệm thức (p>0,05) và cao hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với nghiệm thức còn lại (Bảng 5.4). Số liệu thu được cho thấy, mật độ nuôi càng tăng thì sự sinh trưởng của Rươi nuôi càng giảm. Nhận định này tương đối phù hợp với các nghiên cứu về mật độ nuôi Rươi của các tác giả Miller và Jumars (1986); Zajac (1986); Rice và cs. (1986) tốc độ tăng trưởng giảm đi một nửa khi nuôi ở mật độ cao nhất điều này liên quan đến khả năng cạnh tranh thức ăn và không gian sống trong quần đàn. 4.3.2. Tỷ lệ sống của Rươi nuôi vỗ

Sau 90 ngày nuôi vỗ, tỷ lệ sống của Rươi nuôi ở nghiệm thức mật độ 600 con/m2 đạt 71,86% khác nhau không có ý nghĩa (p>0,05) so với các nghiệm thức nuôi ở mật độ 500 con/m2 (71,73%) và 700 con/m2 (69,06%). Tuy nhiên, tỷ lệ sống ở nghiệm thức nuôi ở mật độ 600 con/m2 cao hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với nghiệm thức nuôi ở mật độ 800 con/m2 (52,3. Kết quả thí nghiệm cho thấy, Rươi nuôi ở mật độ thấp đạt tỷ lệ sống cao hơn so với mật độ cao. Kết luận này phù hợp với nghiên cứu của các tác giả Miller và Jumars (1986); Zajac (1986) trên Rươi.

Hình 4.3. Tỷ lệ sống của Rươi nuôi vỗ thành thục ở các mật độ khác nhau 4.3.3. Tỷ lệ thành thục

Bảng 4.4. Tỷ lệthành thục (%)của Rươiở các mật độ nuôi khác nhau Giới tính Giai đoạn Mật độ (con/m2) 500 600 700 800 I II 6,36 ± 0,55b 7,17± 0,35c 6,28 ± 0,40b 6,12 ± 0,42b 7,68 ± 0,29c 7,05 ± 0,67c 5,96 ± 0,47a 5,80 ± 0,10a III 5,82 ± 0,51a 7,17 ± 0,35c 6,26 ± 0,55b 6,47 ± 0,38b IV 3,83 ± 0,35b 4,89 ± 0,20d 3,96± 0,77c 3,77 ± 0,51a I II 2,40± 0,60a 3,20 ± 0,35b 3,85± 0,65b 4,33 ± 0,70c 3,69± 0,50b 3,01 ± 0,43ab 4,12± 0,20c 2,88 ± 0,45a III 1,80 ± 0,20a 2,83 ± 0,45d 2,12 ± 0,30b 2,50 ± 0,50c IV 1,74 ± 0,45a 2,69 ± 0,50 c 0,59 ± 0,07a 1,57± 0,07d Tổng 32,32 ± 2,14 38,16 ± 1,65 34,36 ± 2,49 33,07 ± 1,79 KXĐ 67,33 ± 4,37 61,82 ± 6,55 65,34 ± 6,95 66,93 ± 3,05

Ghi chú:KXĐ: không xác định giới tính; Các giá trị thể hiện trên bảng là giá trị trung bình và độ lệch chuẩn. Các giá trị trên cùng một hàng có ký tự giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Sau 90 ngày nuôi vỗ, tỷ lệ thành thục của Rươi ở các giai đoạn khác nhaucó sự khác biệt giữa các mật độ nuôi (p<0,05). Ở mật độ nuôi 600con/m2 tỷ lệ Rươi cái thành thục giai đoạn IV cao nhất (4,89%) và thấp nhất ở mật độ nuôi 800 con/m2 (3,77%) với sự khác nhau có ý nghĩa (p<0,05). Không có sự khác biệt giữa các nhóm mật độ nuôi vỗ 500 con/m2 và 700 con/m2 (p>0,05). Tương tự như cá thể cái, tỷ lệ thành thục giai đoạn IV của cá thể đực đạt cao nhất ở mật độ nuôi 600 con/m2 (2,69%), tiếp theo là mật độ 500 con/m2 (1,74%) và mật độ800 con/m2 (1,57%) và thấp nhất ở mật độ 700 con/m2 (0,59%). Khi tính tổng số lượng Rươi thành thục ở tất cả các nghiệm thức là không có sự khác nhau, tuy nhiên nghiệm thức nuôi ở mật độ 600con/m2 cao hơn các nghiệm thức còn lại. Do vậy, ảnh hưởng của mật độ nuôi tới sự thành thục có thể liên quan đến sự khác nhau về đặc điểm sinh lý của từng loài. Trong điều kiện thí nghiệm nước cho chảy vào ra, sục khí liên tục (24/24h) và các yếu tố môi trường đều nằm trong ngưỡng thích hợp, chế độ cho ăn hợp lý, thời gian thí nghiệm tiến hành trong mùa vụ sinh sản chính do vậy kết quả thí nghiệm đạt được cho thấy mật độ nuôi không ảnh hưởng tới sự thành thục của Rươi.

4.3.4. Sức sinh sản củaRươi ở các mật độ nuôi khác nhau

Bảng 4.5. Sức sinh sản của Rươi ở các mật độ nuôi khác nhau

Mật độ (con/m2) Sức sinh sản tuyệt đối

(trứng/cá thể cái)

Sức sinh sản tương đối (trứng/g cá thể cái) 500 118.884,3 ± 1.308 d 203.583,7 ± 5.445,5 b

600 94.981,5 ± 5.017 c 197.491,0 ± 2.508,9b

700 84.325,8 ± 1.441 b 171.071,7 ± 7.623,5 a

800 87.296,7 ± 2.664,6a 169.497,7 ± 1.903,2 a

Ghi chú: Các giá trị thể hiện trên bảng là giá trị trung bình và độ lệch chuẩn. Các giá trị trên cùng một cột có ký tự giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Kết quả trong Bảng 4.8 cho thấy sức sinh sản tuyệt đối của Rươi nuôi ở các mật độ khác nhau thì khác nhau (p<0,05). Ở mật độ 500 con/m2 sức sinh sản tuyệt đối đạt cao nhất (118.884,3 trứng/cá thể cái), tiếp theo mật độ 600 con/m2 (94.981,5 trứng/cá thể cái), mật độ nuôi 700 con/m2 (84.325,8 trứng/cá thể cái) và thấp nhất ở mật độ 800 con/m2 (87.296,7 trứng/cá thể cái).

Tương tự như vậy, sức sinh sản tương đối của Rươi cát ở mật độ 500 con/m2 cũng đạt cao nhất và cao hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với các nghiệm thức mật độ nuôi còn lại. Lợi ích của mật độ nuôi thấp được thể hiện những cá thể đạt được có kích cỡ lớn hơn do vậy số lượng trứng/cá thể cái nhiều hơn so với những cá thể có kích cỡ nhỏ (Bridges và cs., 1996). Như vậy, mật độ nuôi vỗ thành thục của Rươi thấp 500 con/m2 cho kết quả sức sinh sản cao hơn so với các mật độ nuôi cao.

Kết quả đánh giá sức sinh sản của loài Rươi này tương đối cao. Điều này có thể khẳng định Rươi đã thích nghi và thành thục tốt khi chuyển từ điều kiện sống tự nhiên sang điều kiện nuôi nhốt trong bể.

4.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN VÀ MẬT ĐỘ ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA RƯƠI ĐỘ ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA RƯƠI

4.4.1. Ảnh hưởng các loại thức ăn khác nhau đến sự sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng Rươi sống của ấu trùng Rươi

Ở giai đoạn đầu ấu trùng Trocophora trôi nổi sự sinh trưởng về chiều dài không có sự khác biệt lớn giữa các nghiệm thức sử dụng các loại thức ăn khác nhau. Nhưng giai đoạn ấu trùng từ 5 đốt trở lên, lúc này ấu trùng bắt đầu xuống đáy và chủ động bắt mồi thì ảnh hưởng thức ăn khác nhau đến khả năng phát

triển của ấu trùng xảy ra rõ rệt hơn. Giai đoạn ấu trùng 20 ngày tuổi, ở NT1 (thức ăn tảo tươi) đạt kích cỡ là (0,60 ± 0,04mm) cao hơn NT2 (thức ăn tổng hợp) (0,58 ± 0,05mm) và cả 2 nghiệm thức này đều thấp hơn NT3 (kết hợp tảo và thức ăn tổng hợp) (0,65 ± 0,05mm). Kết quả tương tự ở giai đoạn 40 ngày tuổi, thì NT3 cho kết quả sự sinh trưởng về chiều dài ấu trùng là cao hơn 2 nghiệm thức còn lại. Tương tự như vậy, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của nghiệm thức 3 (kết hợp tảo và tổng hợp Fippak) đạt cao nhất và khác nhau có ý nghĩa so với 2 nghiệm thức còn lại (p<0,05).

Bảng 4.6. Sinh trưởng về chiều dài và phát triển về số đốt cơ thể của ấu trùng Rươi Các thông số tăng trưởng Ngày ương (ngày) Thức ăn

Tảo tươi Thức ăn TH Thức ăn TH + tảo tươi

1 0,26 ± 0,03 10 0,34 ± 0,00 0,36 ± 0,00 0,38 ± 0,00 20 0,60 ± 0,04 a 0,58 ± 0,05 a 0,65 ± 0,05 b 40 9,86 ± 0,14 b 10,04 ± 0,12 a 11,52 ± 0,64 c 20 0,016 ± 0,002 a 0,017 ± 0,001 a 0,019 ± 0,003b 40 0,010 ± 0,002 b 0,019 ± 0,002 a 0,026 ± 0,002 c 20 3,542 ± 2,618 b 3,691 ± 2,782 a 4,437 ± 2,973 c 40 3,464 ± 1,5402 b 3,598 ± 1,417 a 3,672 ± 1,682 c Tỷ lệ sống (%) 40 10,32 – 10,86 9,64 – 9,87 11,68 – 11,94

Ghi chú: Các giá trị thể hiện trên bảng là giá trị TB±SD. Các giá trị trên cùng một hàng có ký tự khác nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Việc sử dụng thức ăn thích hợp sẽ giúp cho ấu trùng sống khỏe mạnh và phát triển tốt hơn. Trong thí nghiệm này sử dụng đồng thời tảo tươi kết hợp với thức ăn tổng hợp không những cho kết quả sự sinh trưởng về chiều dài mà còn mang lại tỷ lệ sống của Rươi cao hơn các nghiệm thức còn lại. Tỷ lệ sống của ấu trùng Rươi dao động từ 9,64 đến 11,94%. Trong đó, sử dụng thức ăn ở nghiệm thức 3 cho kết quả cao nhất (11,68 – 11,94%), kế tiếp là nghiệm thức 1 (10,32 – 10,86%), và nhỏ nhất là nghiệm thức 2 (9,64 – 9,87%).

Qua kết quả phân tích trên có thể nhận ra rằng, ở nghiệm thức 3 sử dụng đồng thời tảo tươi kết hợp với thức ăn tổng hợp sẽ phù hợp với giai đoạn đầu của Rươi, thích hợp với giai đoạn từ 1 - 20 ngày ương (ấu trùng trocophora), giai đoạn ấu trùng con quay – bơi lơ lửng và hấp thụ dễ dàng thức ăn trôi nổi như tảo tươi. Đến giai đoạn sau thì ấu trùng bám thành bể hay xuống đáy, lúc này việc bổ sung thêm thức ăn tổng hợp giúp ấu trùng chủ động bắt mồi hơn.

Như vậy, việc sử dụng thức ăn tảo tươi kết hợp với thức ăn tổng hợp đạt sinh trưởng và tỷ lệ sống đạt cao hơn so với việc cho ăn thức ăn đơn thuần tảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn và mật độ đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của rươi (tylorrhynchus heterochaetus quatrefages, 1865) nuôi trong bể (Trang 49)