Kinh nghiệm nâng cao chất lượng ĐL của các công ty bảo hiểm trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đại lý bảo hiểm nhân thọ của công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ alia việt nam tại hà nội (Trang 47 - 49)

Phần 1 Mở đầu

2.2. Kinh nghiệm thực tiễn về nâng cao chất lượng đại lý BHNT

2.2.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng ĐL của các công ty bảo hiểm trên thế giới

thế giới

2.2.1.1. Kinh nghiệm nâng cao chất luợng ĐL bảo hiểm của một số công ty ở các nước Châu Âu.

hiểm nhân thọ : ‘‘Các nước thuộc Liên minh Châu Âu (EU) có lịch sử rất lâu đời về phát triển bảo hiểm. Những đơn bảo hiểm đầu tiên được tìm thấy ở Châu Âu, và những nghiệp vụ bảo hiểm đầu tiên cũng được ra đời ở đây’’. Tính đến nay, qua nhiều bước phát triển thăng trầm, bảo hiểm đã khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế nhiều nước EU. Hàng năm, doanh thu từ phí bảo hiểm của các nước chiếm khoảng 8% GDP (tương đương 670 USD). Để có được sự phát triển mạnh mẽ và vững chắc đó, vai trị của hệ thống pháp luật cùng các hoạt động quản lý Nhà nước đóng một vai trị rất quan trọng.

Theo cuốn Understanding the insurance industry, 31/10/202014 : ‘‘Do các yếu tố lịch sử và truyền thống pháp lý khác nhau, ở Châu Âu tồn tại song song hệ thống pháp luật chung (Common Law) và hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa (Continental Law)’’. Tuy nhiên, dù theo hệ thống pháp luật nào, các nước Châu Âu đều chú trọng xây dựng Luật bảo hiểm từ rất sớm. Đến nay, với mục tiêu xây dựng một thị trường bảo hiểm chung, về cơ bản, các nước EU đã thống nhất các quy định pháp luật về quản lý, giám sát, cấp giấy phép cho các công ty bảo hiểm, luật quy định chặt chẽ về những điều được phép làm và không được phép làm dành cho Đại lý / Tư vấn bảo hiểm… thông qua việc ban hành các chỉ thị về bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ mà tất cả các nước thành viên đều phải tuân thủ. Nhìn chung, hoạt động bảo hiểm ở hầu hết các nước EU đều chịu sự điều chỉnh của Luật về doanh nghiệp bảo hiểm (hay Luật về quản lý, giám sát bảo hiểm) và Luật về hợp đồng bảo hiểm.

Như ở các nước EU, tiêu biểu là một số doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ lớn như Prudential, Generali…cũng tuân thủ theo quy định chung đó là: một Đại lý nhất thiết phải có giấy phép và chứng chỉ mới được kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm. Giấy phép này có giá trị trong tồn bộ EU và được cấp cho từng loại nghiệp vụ bảo hiểm cụ thể. Đại lý sau khi được nhận vào công ty bắt buộc phải qua một lớp đào tạo nghiệp vụ cơ bản hoặc nâng cao và phải thi đỗ các vòng: lý thuyết, nghiệp vụ …để được cấp chứng chỉ.

2.2.1.2. Công ty bảo hiểm Meiji và Dai-i-chi Nhật Bản

Ở Nhật Bản, từ năm 2001 các công ty BHNT đã tiến hành tự do hóa hệ thống tuyển đầu vào ĐLBH, theo đó các doanh nghiệp bảo hiểm tự chịu trách nhiệm đối với cơng tác tuyển và đào tạo Đại lý, có tổ chức thi và cấp chứng chỉ cho ĐLBH. Và để tập trung cho việc tuyển chọn đồng thời giảm thiểu tình trạng cạnh tranh khơng lành mạnh, cạnh tranh quá mức nhất là với vấn đề hoa hồng

bảo hiểm, nhiều DNBH đã học tập đường lối, chính sách của công ty Meiji - Nhật Bản xây dựng và phát triển hệ thống hoa hồng và hệ thống Điểm đại lý (được sử dụng làm hệ số để đại lý xác định mức hoa hồng thực tế), các Đại lý còn được chấm điểm dựa trên nhiều tiêu chí như doanh thu, tỷ lệ tăng trưởng, chất lượng hoạt động…Nhờ có chính sách minh bạch này đã giữ chân được vô số Đại lý cũ, bên cạnh đó tuyển dụng được thêm nhiều Đại lý mới giúp cho Meiji nói riêng và ngành bảo hiểm Nhật Bản nói chung khơng bị rơi vào tình trạng thiếu hụt nhân lực ngành Bảo hiểm.

Đối với công ty bảo hiểm Daiichi Life – Nhật Bản, việc giám sát, quản lý chặt chẽ Đại lý cũng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần giảm thiểu rủi ro và đánh giá năng lực và chất lượng Đại lý

Dựa vào Luật Kinh doanh bảo hiểm, ở Daiichi quy định: một đại lý bảo hiểm chỉ được phép phối hợp với một Doanh nghiệp bảo hiểm để bán sản phẩm bảo hiểm và chỉ được phép bắt tay thêm với Doanh nghiệp bảo hiểm khác nếu có sự đồng ý của Doanh Nghiệp mình đang làm đại lý bảo hiểm. Khi ký kết hợp đồng đại lý, công ty Daiichi đã đưa nội dung nêu trên vào hợp đồng một cách rõ ràng và trong trường hợp thấy các đại lý không xin phép hay thông báo về việc đầu quân cho doanh nghiệp bảo hiểm thứ hai nghiễm nhiên công ty sẽ tùy mức độ vi phạm để kỉ luật Đại lý, nặng nhất là cắt hết tiền hoa hồng và buộc thơi việc. Do có chế độ đãi ngộ tốt, hoa hồng cao nên dù cho quy định chặt chẽ và khắt khe phần lớn ĐL của công ty Daiichi hoạt động vẫn rất tốt, hiếm có trường hợp ĐLBH gian lận hay có hành vi trục lợi bảo hiểm. Nhờ đó, cơng ty đã tăng thêm doanh số kinh doanh không nhỏ với đội ngũ ĐL được đánh giá là hoạt động với phong cách chuyên nghiệp. (Theo Nguyễn Hoài Thu, 2010).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đại lý bảo hiểm nhân thọ của công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ alia việt nam tại hà nội (Trang 47 - 49)