Sơ lược về tình hình kinh tế xã hội thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đại lý bảo hiểm nhân thọ của công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ alia việt nam tại hà nội (Trang 53 - 57)

Phần 3 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Sơ lược về tình hình kinh tế xã hội thành phố Hà Nội

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Nằm chếch về phía Tây Bắc của trung tâm vùng Đồng bằng châu thổ Sơng Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hịa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng n phía Đơng, Hịa Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Hà Nội cách thành phố cảng Hải Phòng 120 km. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.324,92 km², nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn.

3.1.1.2. Đất đai - Dân số - Lao động

- Đất đai: là thành phố đứng đầu Việt Nam về diện tích với 3328,9 km2.

Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội hiện nay gồm 10 quận, 1 thị xã và 18 huyện ngoại thành. Hiện nay, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm kinh tế - xã hội đặc biệt quan trọng của Việt Nam.

- Dân số và lao động

Dân số toàn thành phố đến tháng 12 năm 2011 là 6763,1 nghìn người tăng 2,2% so với năm 2010, trong đó dân số thành thị là 2905,4 ngàn người chiếm 43,5% tổng số dân của Hà Nội và tăng 3,2% so với năm 2010; dân số nơng thơn là 3857,7 nghìn người tăng 1,5%. Trong năm 2011 Thành phố dự kiến thực hiện mức giảm tỷ suất sinh so với năm 2010 là 0,5%.

Dân số toàn thành phố đến tháng 12 năm 2012 là 6924,7 nghìn người tăng 2,2% so với năm 2011, trong đó dân số thành thị là 2943,5 ngàn người chiếm 42,5% tổng số dân và tăng 2,2% so với năm 2011; dân số nông thôn là 3981,2 nghìn người tăng 2,1%.

Theo kết quả sơ bộ của điều tra Lao động việc làm năm 2011, số người từ 15 tuổi trở lên tham gia hoạt động kinh tế là 3626,4 nghìn người chiếm 70% so

2010: 3626,1 nghìn người); trong đó lực lượng lao động nữ chiếm 51,3%. Đơn vị tính: Nghìn người 6763.1 6924.7 2905.4 2963.5 3857.7 3981.2 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 2011 2012 Người Năm Dân số và lao động

Nông thôn Thành thị Thành phố

Nguồn: Cục thống kê TP Hà Nội (2012)

Biểu đồ 3.1: Mô tả dân số và lao động thành phố Hà Nội

- Tỷ lệ thất nghiệp

Năm 2012 là 4,8%, trong đó, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 7,8%. Số lao động được giải quyết việc làm toàn Thành phố là 133 nghìn người, bằng 95% kế hoạch. Năm 2011 là 4,3%. So với năm 2010 tỷ lệ thất nghiệp tăng 2,1% (năm 2010 tỷ lệ thất nghiệp là 2,2%). Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 6,7% cao hơn nhiều so với năm 2010 (năm 2010 tỷ lệ này là 3,1%). Năm 2011, toàn Thành phố đã giải quyết việc làm cho 138.800 người, đạt 101,3% kế hoạch.

(Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2012)

3.1.1.3. Tình hình phát triển kinh tế của thành phố

Kinh tế Hà Nội năm 2012 duy trì tăng trưởng, nhưng thấp hơn kế hoạch và mức tăng trưởng của cùng kỳ năm trước: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 8,1%; vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tăng 13,2%; tổng mức bán hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng 18,8%; kim ngạch xuất khẩu tăng 5,3%. Chỉ số sản xuất công nghiệp cộng dồn cả năm 2012 tăng 5,1% so cùng kỳ.

Năm 2011, năm đầu tiên thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm 2011- 2015, kinh tế Hà Nội vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tổng sản phẩm nội địa (GRDP) tăng 10,1%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 12,2%, tổng

mức bán lẻ tăng 23,7%, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tăng 27,1%, tổng vốn đầu tư xã hội tăng 13,5%; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Cả năm 2011, tổng sản phẩm nội địa (GRDP) tăng 10,1% so với năm 2010, trong đó ngành cơng nghiệp và xây dựng tăng 10,2% (đóng góp 4,3% vào mức tăng chung), các ngành dịch vụ tăng 10,8% (đóng góp 5,5% vào mức tăng chung), ngành nơng, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 4,4% (đóng góp 0,3% vào mức tăng chung).

Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn dự kiến năm 2011 tăng 12,2% so năm 2010. Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước Trung ương tăng 6,8% so năm trước. Giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước địa phương tăng 4,1% so với năm 2010. Giá trị sản xuất cơng nghiệp ngồi Nhà nước tăng 11,1% so năm 2010. Giá trị sản xuất cơng nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngồi tăng 16% so năm 2010.

Năm 2011, các sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp Hà Nội tiếp tục tăng cao so với năm 2010, sản lượng xuất kho tiêu thụ cả năm tăng như: bia tăng 8,6%, thuốc lá bao tăng 22,7%, quần áo may sẵn tăng 10,3%, sứ vệ sinh tăng 23%, xe máy tăng 33,4%, quạt điện dân dụng tăng 45%... Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2011 dự kiến đạt 193587 tỷ đồng tăng 13,5% so với năm 2010, trong đó, vốn đầu tư xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng 20,6%, tăng 29,5% so với cùng kỳ năm 2010.

Tổng mức và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội năm 2011 dự kiến tăng 22,1% so với năm 2010, trong đó tổng mức bán lẻ tăng 23,7%. Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội năm 2011 dự kiến tăng 27,1% so với năm 2010, trong đó xuất khẩu địa phương tăng 24,3%. Kim ngạch nhập khẩu tăng 16,6% so với năm 2010, trong đó nhập khẩu địa phương tăng 15,7%.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hà Nội năm 2011 là 10%/năm, năm 2010 gần 11%/năm và năm 2009 hơn 6%/năm. trông khi đó tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước năm 2011, 2010, 2009 lần lượt là: 6%/năm, 7%/năm, dưới 6%/năm.

(Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2012)

3.1.1.4. Giáo dục – y tế - Giáo dục

Năm học 2011-2012, thành phố Hà Nội có 2.434 trường (tăng 71 trường so với năm học trước, chủ yếu là các trường ngồi cơng lập); trong đó, 546

trường đạt chuẩn quốc gia, đạt 24,8% và tăng 60 trường so với năm học trước; với 46.251 lớp, 1.573.611 học sinh và 82.855 giáo viên các cấp học, ngành học.

Năm 2012 thành phố đã triển khai xây mới 22 trường cơng lập, trong đó có 11 trường mầm non, 6 trường tiểu học, 4 trường trung học cơ sở, 1 trường trung học phổ thông. Chất lượng giáo dục đào tạo tiếp tục được nâng cao. Tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 98,5%, tăng 0,4% so với năm 2011 (năm 2011 là 98,1%); tỷ lệ tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 99,1%. Năm 2011 Hà Nội hiện có 2.363 trường, có với 39.442 lớp, 1.355.216 học sinh và 72.924 giáo viên các cấp học, ngành học. Thành phố hiện có 50 trường Đại học, 27 trường Cao đẳng và 52 trường Trung học chuyên nghiệp.( Báo cáo tình hình kinh tế -

xã hội năm 2010, 2011, 2012)

- Y tế

Theo con số của Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2011 thì năm 2010, thành phố Hà Nội có 650 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc sở Y tế thành phố, trong đó có 40 bệnh viện, 29 phịng khám khu vực và 575 trạm y tế. Số giường bệnh trực thuộc sở Y tế Hà Nội là 11.536 giường, chiếm khoảng một phần hai mươi số giường bệnh tồn quốc; tính trung bình ở Hà Nội 569 người/giường bệnh so với 310 người/giường bệnh ở Thành phố Hồ Chí Minh. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều bệnh viện 1 giường bệnh có đến 2-3 bệnh nhân nằm điều trị là thường xuyên gặp. Cũng theo thống kê năm 2010, thành phố Hà Nội có 2.974 bác sĩ, 2.584 y sĩ và 3.970 y tá, so với Thành phố Hồ Chí Minh 6.073 bác sĩ, 1.875 y sĩ và 10.474 y tá. Do sự phát triển không đồng đều, những bệnh viện lớn của Hà Nội, cũng là của cả miền Bắc, chỉ tập trung trong khu vực nội ô thành phố. Các bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai, Nhi Thụy Điển và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đều trong tình trạng quá tải. Cùng với hệ thống y tế của nhà nước, Hà Nội cũng có một hệ thống bệnh viện, phịng khám tư nhân đang dần phát triển. Năm 2007, tồn thành phố có 8 bệnh viện tư nhân với khoảng 300 giường bệnh. Theo đề án đang được triển khai, đến năm 2010, Hà Nội sẽ có thêm 8 đến 10 bệnh viện

tư nhân. Khi đó, tổng số giường bệnh tư nhân sẽ lên tới khoảng 2.500 giường. Điều kiện chăm sóc y tế giữa nội ô và các huyện ngoại thành Hà Nội có sự

chênh lệch lớn. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính năm 2008, mức chênh lệch này càng tăng, thể hiện qua các chỉ số y tế cơ bản. Nếu như tại địa phận Hà Nội cũ, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng là 9,7%, thì ở Hà Tây, con số lên tới 17%. Tương

tự, tuổi thọ trung bình tại khu vực Hà Nội cũ khá cao, 79 tuổi, nhưng sau khi mở rộng, con số này bị giảm xuống còn 75,6 tuổi. Tại khơng ít khu vực thuộc các huyện ngoại thành, cư dân vẫn phải sống trong điều kiện vệ sinh yếu kém, thiếu nước sạch để sinh hoạt, phải sử dụng nước ao, nước giếng. (Trích Báo cáo tình

hình kinh tế - xã hội năm 2010, 2011, 2012 )

Nhìn chung với dân số đơng, mật độ cao, Hà Nội là thành phố có điều kiện dân số lý tưởng cho việc phát triển ngành kinh tế, đặc biệt là bảo hiểm nhân thọ. Hơn nữa, dân số Hà Nội thuộc loại dân số trẻ, với gần 80% ở độ tuổi dưới 40 tuổi, đang trong độ tuổi lao động có hiệu quả nhất, vì vậy nhu cầu tiết kiệm và đầu tư là rất lớn. Khả năng tài chính và nhận thức của người dân Hà Nội được đánh giá hơn hẳn các nơi khác, đây có thể coi là điều kiện thuận lợi nhất cho các cán bộ khai thác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đại lý bảo hiểm nhân thọ của công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ alia việt nam tại hà nội (Trang 53 - 57)