Nhóm yếu tố đầu vào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị cung ứng lợn thịt trên địa bàn huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 96 - 98)

4.3.1.1. Giống

Ở Yên Khánh hiện nay thịnh hành nhất là giống lợn hướng nạc. Lợn giống sản xuất trong huyện không đủ đáp ứng nhu cầu giống cho chăn nuôi. Nguồn lợn giống chủ yếu huyện tự cung tự cấp vì trong huyện có rất nhiều hộ chăn nuôi 3- 4 lợn nái nhằm phục vụ giống cho chăn nuôi lợn cho hộ là chính và một phần bán cho người thân quen. Có những hộ nuôi tới 10 đến 12 con lợn nái nhằm cung cấp giống cho các hộ khác trong huyện. Hơn thế nữa xu hướng của người dân trong huyện đó là mua giống trong huyện sẽ yên tâm về chất lượng hơn và đã quen với điều kiện sống sẽ không sợ bị bỏ ăn hay ỉa chảy sau khi mua về. Mặt khác huyện có trại giống gồm 8 con đực giống tốt cung cấp đầy đủ lượng tinh để bán cho các hộ chăn nuôi lợn nái trên địa bàn huyện.

4.3.1.2. Thức ăn

Thức ăn và cơ cấu sử dụng thức ăn sẽ ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả trong chăn lợn thịt của các các hộ. Loại thức ăn sử dụng và cơ cấu sử dụng thức ăn ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm như tỷ lệ nạc, mỡ, ngoại hình lợn, cân

nặng, tốc độ tăng trưởng của lợn,.... ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm. Kết quả điều tra cho thấy hộ sản xuất chủ yếu chăn nuôi bán công nghiệp chiếm 41,67%, chăn nuôi truyền thống chiếm 36,67%, chăn nuôi công nghiệp chiếm 21,66%. Các hộ sử dụng thức ăn hỗn hợp chiếm 36%, thức ăn tinh chiếm 39%, tận dụng rau và chất sơ chiếm 21%. Phần lớn các hộ chăn nuôi vẫn chưa biết phối hợp khẩu phần ăn đảm bảo dinh dưỡng cho lợn, thường là theo kinh nghiệm của mình.

4.3.1.3. Dịch bệnh và phòng trừ dịch bệnh

Vấn đề dịch bệnh trong chăn nuôi ngày càng nghiêm trọng và gây thiệt hại lớn. Dịch bệnh là một vấn đề lớn ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình chăn nuôi. Nó ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả kinh tế của các hộ chăn nuôi lợn thịt. Đặc biệt là những thiệt hại về kinh tế – xã hội do dịch bệnh gây ra đối với các hộ chăn nuôi, sẽ là rất khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm và công tác phục hồi chăn nuôi khi hết dịch.

Hiện nay, cùng với xu thế CNH – HĐH của đất nước, kinh tế huyện Yên Khánh đã có những chuyển biến mạnh mẽ. Trên địa bàn huyện đã có hàng loạt các công ty được xây dựng mới và hoàn thành đi vào sản xuất, do đó môi trường bị ô nhiễm rất lớn, cùng với khí hậu thất thường. Đặc biệt là trong những tháng giao mùa như tháng 2, tháng 3 là nguy cơ bùng phát dịch bệnh nguy hiểm đối với chăn nuôi lợn thịt như dịch lở mồm long móng, dịch tiêu chảy, dịch lợn tai xanh. Trong đó, dịch bệnh tai xanh đã và đang gây ra những thiệt hại đáng kể cho người chăn nuôi. Lợn tai xanh là một trong những bệnh rất nguy hiểm, có tỷ lệ chết cao và lây lan nhanh, trong khi đó việc phát hiện bệnh là không đơn giản. Vì thế, hộ nên chủ động trong chăn nuôi và phòng tránh dịch bệnh. Tuy nhiên, một vấn đề nổi lên hiện nay là ý thức của người chăn nuôi cũng như tư thương về việc ngăn chặn dịch bệnh còn hạn chế vì lý do lợi nhuận. Người chăn nuôi thì cố gắng giảm bớt chi phí, còn tư thương vì siêu lợi nhuận đã nhập những giống lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ, không được kiểm dịch về an toàn dịch bệnh, bán lại cho người chăn nuôi để kiếm lợi. Chính vì thế, dịch bệnh các bùng phát mạnh mẽ và ngày càng lây lan ra diện rộng, gây thiệt hại không nhỏ cho người chăn nuôi. Nguyên nhân là do cách thức chăn nuôi quy mô chăn nuôi, mức đầu tư về phòng bệnh, về chuồng trại cũng như trình độ và kinh nghiệm chăn nuôi khác nhau dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh và rủi ro khác nhau.

4.3.1.4. Quy mô chăn nuôi

Quy mô chăn nuôi có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi của hộ nông dân. Qua điều tra tình hình chăn nuôi ở Yên Khánh có ba mức độ quy mô lớn vừa và nhỏ, đặc biệt là quy mô nhỏ dưới 30 con có tới 38182 hộ chiếm tỷ lệ 98%. Chăn nuôi theo quy mô nhỏ thường là các hộ tận dụng nguồn thức ăn sẵn có, hệ thống chuồng nuôi không được chú trọng đầu tư trang thiết bị, chăn nuôi dựa vào kinh nghiệm là chính. Cách thức chăn nuôi này tốn thời gian, tốn chi phi nguyên liệu đầu vào mà lợn lại tăng trọng chậm. Ngược lại chăn nuôi ở quy mô lớn họ tập trung đầu tư trang thiết bị cho chăn nuôi như xây dựng hệ thống chuồng lợn khép kín, có hệ thống chuồng gióng sắt, máng ăn đạt tiêu chuẩn vệ sinh, sử dụng thức ăn hỗn hợp chất lượng cao đem lại giá trị cao, lợn tăng trọng nhanh. Mặc dù chi phí cao hơn nhưng mức tăng của chi phí lại nhỏ hơn mức tăng giá trị sản xuất do vậy thu nhập cao hơn, hiệu quả kinh tế đảm bảo hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị cung ứng lợn thịt trên địa bàn huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)