thuận lợi và khó khăn rất đặc trưng như người chăn nuôi thường gặp các vấn đề về dịch bệnh, rủi ro về giá (gồm giá lợn giống, giá thức ăn chăn nuôi, giá bán lợn hơi…), thương lái có khó khăn về vận chuyển, về vốn, người giết mổ, bán lẻ gặp khó khăn khi hàng bán ế, nợ đọng nhiều. Qua quá trình tìm hiểu chúng tôi có thể nói những hộ chăn nuôi vẫn là tác nhân gặp nhiều khó khăn nhất. Một chu kỳ sản xuất chăn nuôi thường kéo dài khoảng bốn đến năm tháng. Trong khoảng thời gian đó có nhiều biến động về thị trường nhập lợn giống giá cao, giá thức ăn chăn nuôi cao mà chỉ cần xuất lợn vào thời điểm giá bán thấp là coi như không có lãi, đó là còn chưa kể tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. Người chăn nuôi với quy mô càng lớn thì nguy cơ rủi ro càng cao. Những lúc đầu tư nhiều vào nuôi đến lúc gặp rủi ro lợn bị bệnh dịch chết hết thì người chăn nuôi coi như mất trăng toàn bộ lứa nuôi đó.
* Thuận lợi
Người nuôi lợn: Trong quá trình chăn nuôi, người nuôi lợn có được những
thuận lợi như: có sẵn thức ăn cho lợn do tận dụng được các nguồn thức ăn trong gia đình và có sẵn nguồn cám trên thị trường, lợn là loài vật dễ nuôi, dễ ăn, dễ bán sản phẩm, lợi nhuận cao, giúp cho hộ tăng thu nhập và một số thuận lợi khác như đầu ra được ổn định, có thể giúp hộ tận dụng lao động nhàn rỗi, dễ mua con giống, có thể sử dụng phế phẩm là phân lợn để bón cho cây trồng,...
Thương lái: Phần lớn các thương lái nhận thấy thuận lợi lớn nhất là nguồn
cung cấp lợn từ người nuôi ổn định, dễ mua bán, điểm mua bán thuận lợi, thương lái nắm bắt được thông tin thị trường, giá sản phẩm dao động nhẹ được các cơ quan quản lý hỗ trợ về thú y, và ngành chăn nuôi lợn của địa phương đang phát triển tạo điều kiện kinh doanh của thương lái ổn định và tiếp tục được duy trì.
Người giết mổ: Các lò giết mổ có được thuận lợi trong hoạt động giết mổ
do nguồn cung cấp lợn ổn định và liên tục, sản phẩm thịt lợn được người tiêu dùng quan tâm, nhu cầu tiêu dùng cao nên rất dễ tiêu thụ, thuận lợi trong vận chuyển lợn.
Người bán lẻ: Người bán lẻ, bán buôn thịt có được thuận lợi do đầu ra ổn
định, dễ tiêu thụ, việc mua bán được chính quyền điạ phương quan tâm, mặt bằng kinh doanh ổn định, nguồn thịt từ người giết mổ mổ cung cấp thường xuyên, giá thịt lợn ổn định, sản phẩm an toàn hơn các sản phẩm thịt khác.
* Khó khăn
Người nuôi lợn: Bên cạnh những thuận lợi có được, người nuôi lợn cũng
gặp một số khó khăn như thiếu con giống có chất lượng, con giống giá còn cao, dịch bệnh (dịch tả, tai xanh) khó điều trị và thời tiết xấu thì nguy cơ dịch bệnh càng tăng, thiếu thức ăn xanh (rau xanh) cho lợn vào mùa khô, ngoài ra, giá cả đầu ra không ổn định, bị người mua ép giá, thiếu kỹ thuật nuôi đặc biệt là kỹ thuật nuôi lợn vỗ béo cũng là những khó khăn hiện tại của những hộ nuôi lợn.
Thương lái: Dịch bệnh trên lợn gây khó khăn trong hoạt động sản xuất của
người nuôi lợn và cho cả các tác nhân khác, trong đó có thương lái, việc liên kết với các thương lái chưa chặt chẽ, thương lái thiếu vốn.
Người giết mổ: Do điều kiện kinh tế trong thời gian qua gặp nhiều khó
khăn, chính sách đảm bảo an toàn thực phẩm của Nhà nước, địa phương cao, chất lượng lợn chưa được ổn định, cũng xảy ra tình trạng tiêu thụ chậm mặc dù không thường xuyên.
Người bán lẻ: Mặc dù sản phẩm thịt lợn dễ tiêu thụ nhưng người bán lẻ
cũng gặp khó khăn do dịch bệnh, sản phẩm thay thế vào mùa mưa nhiều (cá) nên khó tiêu thụ, giá thịt lợn cao so với thu nhập của người dân nên chỉ phục vụ cho những đối tượng có thu nhập cao.
4.4.2. Giải pháp nâng cấp chuỗi cung ứng lợn thịt tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình tỉnh Ninh Bình
4.4.2.1. Giải pháp về giống lợn
Hiện nay, ở huyện Yên Khánh, thị trường cung cấp giống rất phong phú với các giống lợn khác nhau như lợn thịt hướng nạc, lợn lai kinh tế, có nguồn gốc xuất xứ khác nhau từ các trang trại chăn nuôi trong vùng, từ các thương dân bán buôn trong và ngoài huyện, giống từ công ty giống Trung Ương, từ trung tâm giống của huyện. Như vậy, việc lựa chọn xác định giống lợn nuôi rất khó khăn với người chăn nuôi. Để khắc phục vấn đề này, cần phải có giải pháp sau:
Đối với các trung tâm giống, viện nghiên cứu: cần đưa ra các giống có chất lượng tốt, có cơ sở khoa học, tạo điều kiện cho việc hỗ trợ mua bán của các tổ chức cá nhân. Phải đảm bảo luôn có đủ giống cung cấp cho thị trường huyện, có các chiến lược quảng cáo giới thiệu về giống lợn để người nông dễ dàng nắm bắt thông tin, hỗ trợ người dân trong khâu vận chuyển, hướng dẫn chi tiết về kỹ thuật chăm sóc và tiêm phòng đối với từng loại giống.
Đối với cấp huyện, xã cần tạo điều kiện tốt cho các hộ lựa chọn giống tốt có hiệu quả kinh tế cao. Thông qua các buổi hội thảo trạm khuyến nông huyện kết hợp với trạm thú y huyện mở các lớp tập huấn về công tác chọn và tạo giống, phù hợp với điều kiện kinh tế, hướng dẫn chăn nuôi.
Đối với hộ nông dân: phải nhạy bén, năng động, học hỏi, thông tin cho nhau, mua giống tốt rõ nguồn gốc trên thị trường, tạo điều kiện khuyến khích chăn nuôi phát triển.
Xây dựng các cơ sở sản xuất giống đảm bảo cung ứng đầy đủ giống tốt cho sản xuất.
Các xã có chăn nuôi lợn thịt phát triển cần khuyến khích đầu tư xây dựng các trại lợn giống nhằm đáp ứng nhu cầu giống tại chỗ.
4.4.2.2. Giải pháp về thú y và phòng trừ dịch bệnh, vệ sinh thực phẩm
a. Đối với Chính quyền huyện, xã
- Đầu tư xây dựng và nâng cấp nguồn lực của hệ thống thú y. Đào tạo nâng cao năng lực chuẩn đoán, điều trị bệnh ở lợn cho đội ngũ thý y viên, đặc biệt mạng lưới thú y cơ sở, triển khai thực hiện tốt Pháp lệnh thú y.
- Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh theo Quyết định số 62/2000/QĐ-BNN ngày 11 tháng 7 năm 2002 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tăng cường kiểm soát, giám sát và kiểm dịch thú y. Phát triển mạng lưới thú y viên tại cơ sở.
- Khuyến khích các hoạt động bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm các hộ chăn nuôi. Nâng cao chất lượng công tác thanh kiểm tra chất lượng thuốc, vắc xin lưu thông trên thị trường, đảm bảo có đủ thuốc, vắc xin tiêm phòng, đảm bảo công tác tiêm phòng được thường xuyên và tỷ lệ tiêm phòng cao ở các chủ hộ chăn nuôi lợn.
- Các xã cần tiếp tục chính sách hỗ trợ tiêm phòng miễn phí một số bệnh nguy hiểm cho đàn lợn trong các trang trại ở các thôn chăn nuôi lợn xuất khẩu.
- Khống chế và tiến tới đẩy lùi hoàn toàn một số bệnh nguy hiểm của lợn như lở mồm long móng, dịch tả, tụ huyết trùng, đóng dấu.
- Mở rộng mạng lới dịch vụ cung ứng vắc xin, trong đó có vắc xin lở mồm long móng để các chủ trang trại chăn nuôi lợn chủ động tiêm phòng, phòng chống dịch.
- Tăng cường công tác bồi dưỡng nâng cao hiểu biết cho hộ chăn nuôi để họ có thể tự chữa trị các bệnh thông thường cho lợn. Tổ chức phổ biến kiến thức phòng trị bệnh ở các hộ chăn nuôi một cách thường xuyên kịp thời đề hộ sơ cứu trước khi cán bộ khuyến nông đến.
- Khi lợn có dấu hiệu mắc các dịch bệnh lớn thì cán bộ phải đến tận nơi xem xét và đánh giá tình hình rồi đưa ra những biện pháp để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
- Xây dựng các cơ sở giết mổ, chế biết thịt lợn xuất khẩu. Trước mắt rà soát lại các cơ sở chế biến, giết mổ thịt lợn hiện có tại huyện để có chính sách hỗ trợ đầu tư nhằm đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y và vệ sinh an toàn thực phẩm. Tập trung xây dựng cơ sở giết mổ tập trung đạt tiêu chuẩn HACCP và ISO.
b. Đối với các hộ nông dân
- Vệ sinh chuồng trại nửa tháng một lần phun thuốc sát trùng.
- Chủ động tìm hiểu về các loại bệnh, công tác thú y thông qua sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng, từ các cán bộ khuyến nông, các cuộc hội thảo. Đây là cách tốt nhất để phòng chống dịch bệnh trong các hộ chăn nuôi.
- Tiêm phòng các loại bệnh thường gặp theo độ tuổi. Đây là yếu tố không kém phần quan trọng trong chăn nuôi lợn. Nếu việc sử dụng không đúng thuốc, đúng lúc thì sẽ ảnh hưởng đến việc sinh trưởng, phát triển đồng thời giảm năng suất trong chăn nuôi lợn.
- Áp dụng hình thức phòng bệnh bằng vệ sinh: hàng ngày hót phân, tắm lợn sạch sẽ dội sạch phân, nước tiểu xuống đường mương, vét sạch nước đọng trong máng, vét thức ăn thừa trong máng cho cá ăn.
4.4.2.3. Nâng cao năng lực cho các tác nhân tham gia chuỗi cung ứng
Tăng cường kiến thức khoa học kỹ thuật, kinh doanh và thương mại, về ô nhiễm môi trường. Hướng dẫn những kỹ năng chủ yếu cần thiết trong chăn nuôi, tiếp cận thị trường và đàm phán trong liên kết cho tất cả các tác nhân tham gia chuỗi cung ứng, đặc biệt là hộ chăn nuôi. Qua điều tra đánh giá thực trạng chuỗi cung ứng sản phẩm lợn thịt cho thấy, hộ chăn nuôi và hộ bán lẻ cần có kiến thức và kỹ năng trong giao dịch, tiếp cận và ra quyết định. Các tác nhân khác họ cũng rất cần kiến thức về thị trường và kỹ năng ra quyết định. Vì vậy, việc nâng cao năng lực cho các tác nhân tham gia chuỗi cung ứng là rất cần thiết. Một số biện
pháp cụ thể là: Xác định nhu cầu bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng của từng tác nhân; Thiết kế các lớp tập huấn kiến thức và kỹ năng trong chăn nuôi lợn, chế biến, tiêu thụ và bảo vệ môi trường; Tăng cường phổ biến tiến bộ KHKT, chính sách cho các tác nhận thông qua hệ thống quản lý nhà nước và phương tiện thông tin đại chúng.
4.4.2.4. Liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi cung ứng lợn thịt
Mục tiêu cơ bản mang tính chất quyết định đến sự phát triển của chăn nuôi lợn thịt đó là tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy tiêu thụ lợn thịt và giá bán lợn thịt là vấn đề được người chăn nuôi quan tâm nhiều nhất. Thực tế cho thấy người chăn nuôi không nắm được thông tin về giá lợn thịt mà mình bán ra. Vì giá đầu ra trong chăn nuôi không tuân theo quy luật nhất định, nên rất khó để xác định trước được kết quả thu được từ hoạt động chăn nuôi. Vậy nên, để tạo ra được sự thuận lợi hơn trong quá trình tiêu thụ sản phẩm thì người chăn nuôi và các tác nhân khác phải có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Để đảm bảo được lợi ích kinh tế cho các bên tham gia thì yêu cầu phải có hợp đồng giao dịch giữa các tác nhân để tạo ra sự ràng buộc, thỏa thuận hợp lý để tạo được sự tin tưởng và trách nhiệm với nhau.
Các tác nhân thương lái cần tạo ra mối quan hệ chủ động với người chăn nuôi bằng cách ký hợp đồng cam kết mua – bán, thỏa thuận trước với hộ về giống lợn nuôi, thời gian nuôi và giá cả sẽ mua – bán.
4.4.2.5. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
Hiện nay việc tiêu thụ sản phẩm còn phụ thuộc nhiều vào việc thu gom, giết mổ, chưa có tổ chức hay hiệp hội nào đứng ra tìm thị trường tiêu thụ lợn thịt. Cần tạo ra được một hiệp hội nhóm những người thu gom thu mua từ các hộ chăn nuôi, tạo sự liện kết chặt chẽ người chăn nuôi và người thu gom. Thu gom không những cung cấp đầy đủ lượng lợn thịt cho các hộ giết mổ trong huyện mà cần phải tích cực mở rộng việc tiêu thụ ra ngoài huyện. Các hộ giết mổ cần mở rộng quy mô, tham gia ký kết hợp đồng rõ ràng với người bán lẻ, giảm bớt các tình trạng hộ vừa giết mổ nhỏ lẻ vừa bán lẻ. Như vậy sự liên kết chặt chẽ từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sẽ tăng lợi nhuận cho toàn chuỗi cung ứng và tăng lợi nhuận cho các tác nhân trong chuỗi.
Tăng cường hơn nữa các hoạt động tập huấn chuyển giao KHKT cho người chăn nuôi lợn về công nghệ chăn nuôi tiên tiến, nhằm nâng cao năng suất chất
lượng sản phẩm và hạ giá thành chăn nuôi. Bên cạnh đó cần tăng cường hơn nữa về các hoạt động tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm cho tất cả các tác nhân.
4.4.2.6. Phân phối lợi ích các tác nhân tham gia
Quy hoạch và khuyến khích các hộ nông dân sản xuất theo các quy mô hợp lý và phương thức chăn nuôi đồng bộ. Nhằm giúp trách được sự chăn nuôi nhỏ lẻ manh mún, như vậy sẽ tạo điều kiện cho việc ký kết hợp đồng đầu vào cung như đầu ra của người cung cấp đầu vào và người thu mua với hộ chăn nuôi. Tạo điều kiện đầu vào cho các hộ chăn nuôi co thể vay vốn và các thuận lợi khác nhằm mở rộng được quy mô chăn nuôi và chăn nuôi đúng đảm bảo VSATTP. Các tác nhân khác đảm bảo cho hộ chăn nuôi yên tâm chăn nuôi và mở rộng quy mô. Cần nâng cao nghĩa vụ và quyền lợi của các bên tham gia.
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN
1) Về cơ sở lý luận và thực tiễn: Chuỗi cung ứng lợn thịt có tính chất đặc thù, có nhiều tác nhân trung gian, đặc biệt trong vấn đề tiêu thụ lợn thịt. Chuỗi cung ứng lợn thịt trên địa bàn huyện Yên Khánh đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, góp phần ổn định thị trường thực phẩm và trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập cho nông hộ, ổn định về xã hội tại địa phương, giảm sức ép lao động đổ về các khu đô thị lớn. Để ngành chăn nuôi lợn thịt phát triển ổn định, cần phải quan tâm đến phát triển cả theo chiều rộng và theo chiều sâu, phải quan tâm đầy đủ đến cả các yếu tố tác động trực tiếp và gián tiếp lên chuỗi.
2) Về thực trạng chuỗi cung ứng lợn thịt tại huyện Yên Khánh: i) Kết quả nghiên cứu cho thấy để sản phẩm thịt lợn đến tay người tiêu dùng phải qua nhiều trung gian, đó là thương lái, giết mổ, bán buôn, bán lẻ, cơ sở chế biến, trong đó số lượng hộ chăn nuôi và hộ bán lẻ thịt lợn chiếm số lượng lớn nhất; ii) Chuỗi cung ứng lợn thịt tại huyện Yên Khánh hướng đến việc thỏa mản nhu cầu sản phẩm thịt lợn cho thị trường xuất khẩu, ngoài huyện, trong huyện. Hình thành 4 kênh tiêu thụ lợn thịt chính với tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm cao, dòng tiêu thụ trong huyện chiếm 67,24%, tiêu thụ ngoài huyện chiếm 32,76%; iii) So sánh 4 kênh tiêu thụ lợn thịt cho thấy sự mất công bằng trong phân phối thu nhập giữa các tác nhân là quá lớn. Ở bất kỳ kênh nào thì người chăn nuôi vẫn là người chịu thiệt thòi nhất. Chính vì vậy chúng ta cần có những giải pháp nhằm tác động để phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm thịt lợn trên địa bàn huyện và tạo ra sự phân chia lợi ích hợp lý hơn giữa các tác nhân trong chuỗi; iv) Các mối liên kết dọc, liên kết ngang giữa các tác nhân trong chuỗi cung ứng lợn thịt còn tương đối lỏng lẻo.