Kết quả của từng kênh trong chuỗi cung ứng lợn thịt trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị cung ứng lợn thịt trên địa bàn huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 90 - 93)

huyện Yên Khánh

Giá cả sản phẩm lợn thịt thay đổi qua từng tác nhân, bắt đầu từ tác nhân chăn nuôi và kết thúc tại tác nhân tiêu dùng. Kênh tiêu thụ nào càng dài thì chênh lệch giá giữa các tác nhân càng lớn.

Qua bảng 4.22 ta thấy được sự khác biệt giữa các kênh tiêu thụ. Nhìn chung các kênh tiêu thụ đều có lợi cho các tác nhân tham gia. Nhưng sự phân chia lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi chưa công bằng.

Do giới hạn đề tài không nghiên cứu tác nhân chế biến nên tác giả sẽ không đề cập đến kênh thứ nhất.

Ta thấy ở kênh thứ hai có 2 tác nhân là hộ chăn nuôi và hộ giết mổ nhỏ lẻ kiêm bán lẻ. Bình quân giá bán cho 100 kg thịt hơi của hộ chăn nuôi là 3902 nghìn đồng thì chi phí bỏ ra mất 3860,5 nghìn đồng, lợi nhuận mà hộ chăn nuôi thu được chỉ còn 41,49. Để nuôi được 100kg lợn hơi người chăn nuôi phải mất khoảng thời gian quá dài từ 4 tới 5 tháng, vậy nên mức lợi nhuận này đối với hộ chăn nuôi là quá thấp. Trong khi đó tác nhân còn lại là hộ giết mổ nhỏ lẻ thì lại ngược lại, họ không mất thời gian dài để chăn nuôi lợn thịt, họ chỉ việc đi thu mua lợn hơi từ hộ chăn nuôi sau đó giết mổ và bán ra thị trường, do hộ này thực hiện hoàn toàn các khâu từ thu gom, giết mổ đến bán lẻ nên phần lợi nhuận họ thu được là tối đa đạt 1106,22 nghìn đồng/100kg lợn hơi. Qua kênh 2 ta thấy được phần chênh lệch lợi ích giữa 2 tác nhân là quá lớn.

Ở kênh thứ 3, dòng sản phẩm chảy từ hộ chăn nuôi qua cơ sở giết mổ rồi đến người bán lẻ tại chợ. Tại kênh này bình quân 100kg lợn hơi cơ sở giết mổ bỏ ra một khoản chi phí là 4684,25 nghìn đồng để thu về khoản lợi nhuận là 295,75 nghìn đồng; hộ bán lẻ không trực tiếp giết mổ mà thu mua lại lợn móc hàm của cơ sở giết mổ nên lợi nhuận bị giảm so với kênh 2 chỉ còn 352,48 nghìn đồng.

Bảng 4.22. Kết quả từng kênh trong chuỗi cung ứng lợn thịt tại huyện Yên Khánh

ĐVT: 1000đ

Diễn giải Hộ chăn nuôi Thương lái nhỏ Thương lái lớn Cơ sở giết mổ Hộ giết mổ nhỏ lẻ Hộ bán lẻ

Kênh 2 Giá bán/100kg 3902,00 5344,87 Chi phí/100kg 3860,50 4238,65 Thu nhập/100kg 41,49 1106,22 Kênh 3 Giá bán/100kg 3902,00 4980,00 5418,43 Chi phí/100kg 3860,50 4684,25 5065,95 Thu nhập/100kg 41,49 295,75 352,48 Kênh 4 Giá bán/100kg 3902,00 4380,00 4980,00 5418,43 Chi phí/100kg 3860,50 4012,50 4684,25 5065,95 Thu nhập/100kg 41,49 367,50 295,75 352,48 Kênh 5 Giá bán/100kg 3902,00 4400,00 Chi phí/100kg 3860,50 4154,91 Thu nhập/100kg 41,49 245,09

Nguồn: Tổng hợp, tính toán từ số liệu điều tra (2016)

Kênh thứ 4 là sự phân chia lợi ích cho 4 tác nhân hộ chăn nuôi, thương lái nhỏ, cơ sở giết mổ và hộ bán lẻ. Bình quân 100kg lợn hơi, thương lái nhỏ thu được khoản lợi nhuận là 367,5 nghìn đồng.

Kênh thứ 5 là kênh tiêu thụ thịt lợn đi ngoài huyện, trong đó thương lái lớn sẽ thu mua lợn của hộ giết mổ để xuất đi cho thương lái khác Hà Nội hoặc đi Trung Quốc. Bình quân 100kg lợn hơi thì thương lái lớn sẽ thu được khoản lợi nhuận là 245,09 nghìn đồng.

Tóm lại qua các kênh trong chuỗi cung ứng lợn thịt tại huyện Yên Khánh tỉnh Ninh Bình thì sự mất công bằng trong phân phối thu nhập giữa các tác nhân là quá lớn. Ở bất kỳ kênh nào thì người chăn nuôi vẫn là người chịu thiệt thòi nhất. Chính vì vậy chúng ta cần có những giải pháp nhằm tác động để phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm thịt lợn trên địa bàn huyện và tạo ra sự phân chia lợi ích hợp lý hơn giữa các tác nhân trong chuỗi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị cung ứng lợn thịt trên địa bàn huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)