4.2.2.1. Hộ chăn nuôi
* Đặc điểm của hộ chăn nuôi lợn thịt
cầu thị trường trong nước và ngoài nước. Qua bảng 4.5, có thể nhận định rằng, tuổi của chủ hộ có ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ. Những hộ trẻ tuổi dễ dàng trong việc tiếp thu những kiến thức khoa học, họ chấp nhận rủi ro có thể xảy ra để áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào trong chăn nuôi, do đó những hộ trẻ tuổi thường chăn nuôi theo quy mô lớn và vừa. Ngược lại, những chủ hộ người trung niên và cao tuổi thường không thay đổi tập quán chăn nuôi trước đây, họ vẫn chủ yếu chăn nuôi theo phương thức bán công nghiệp và những hộ này thường chăn nuôi với quy mô vừa và nhỏ, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và những kiến thức chủ quan của mình là chính.
Bảng 4.5. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra
Chỉ tiêu ĐVT QML QMV QMN BQ chung
Tổng số hộ điều tra Hộ 10 20 30 -
Chủ hộ
- Tuổi bình quân của chủ hộ Năm 45,00 49,50 51,43 49,72
- Trình độ học vấn
+ Cấp 2 % 40,00 70,00 84,00 -
+ Cấp 3 % 60,00 30,00 16,00 -
Một số chỉ tiêu bình quân
- BQ lao động nông nghiệp/hộ Lao động 2,40 2,50 3,23 2,85
- BQ đất nông nghiệp/hộ m2 870,00 705,00 630,00 695,00
- BQ diện tích chuồng/hộ m2 338,00 102,25 22,83 101,83
- Số lượng nuôi bq/lứa Con 147,00 39,70 13,00 44,23
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)
Các chủ hộ chăn nuôi theo QML có tuổi trung bình thấp hơn các chủ hộ chăn nuôi theo QMV và QMN, trình độ văn hóa của các chủ hộ QML cũng cao hơn so với hộ quy mô vừa và nhỏ. Điều này cũng dễ hiểu, vì các hộ QML hầu hết là ở tuổi trung niên, họ có tuổi trẻ và trình độ học vấn cao hơn. Cụ thể, ở nhóm hộ QML các chủ hộ đều là người có trình độ học vấn cao, số người học cấp 3 chiếm 60%, số người học cấp 2 chiếm 40% trong tổng số hộ đã điều tra. Đối với hộ QMV, tỉ lệ người học cấp 3 chiếm 30,00%, người học cấp 2 chiếm tới 70,00%. Còn đối với nhóm hộ QMN, tỷ lệ người có trình độ cấp 3 là rất ít chỉ
chiếm 16% trong tổng số hộ điều tra. Không có hộ nào có trình độ cấp 1. Đây có thể là hai yếu tố quyết định sự khác nhau về mức đầu tư cũng như quy mô chăn nuôi của các hộ.
Các hộ QML có số lợn nuôi trên một lứa nhiều hơn nhiều so với các hộ quy mô vừa và nhỏ, với số lợn nuôi bình quân trên 1 lứa của hộ QML là 147 con, diện tích chuồng trại bình quân chung là 338m2. Trong khi đó các chỉ tiêu này ở các nhóm hộ quy mô vừa và nhỏ thấp hơn nhiều. Ở hộ QMV thì số lợn nuôi bình quân trên 1 lứa của hộ là 39 con, và của hộ QMN là 13 con. Diện tích chuồng trại của hộ QMV là 102,25m2 và của hộ QMN là 22,83m2. Diện tích đất nông nghiệp trên một hộ giữa các nhóm hộ chăn nuôi với nhau theo quy mô không chênh lệch nhau nhiều, bình quân chung là 695 m2/hộ. Số lao động thực tế bình quân chung cho các nhóm hộ là 2,85 lao động nông nghiệp/hộ. Trong đó, hộ QML thấp nhất là 2,4 lao động, tiếp đến hộ QMV là 2,5 lao động và cuối cùng là hộ QMN có số lượng lao động cao nhất là 3,23. Đối với chăn nuôi lợn thịt việc sử dụng lao động không đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao, có thể tận dụng lao động ngoài giờ, lao động ngoài độ tuổi của gia đình tham gia chăn nuôi.
Qua điều tra các hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện chúng tôi nhận thấy rằng, trên địa bàn huyện tồn tại nhiều hình thức chăn nuôi với quy mô khác nhau. Với những quy mô khác nhau thì phương thức chăn nuôi của các hộ cũng khác nhau.
Bảng 4.6. Cơ cấu hộ điều tra theo phương thức chăn nuôi
Phương thức chăn nuôi chăn nuôi chăn nuôi QML QMV QMN Tổng CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) TT 0 0,00 0 0,00 22 73,33 22 36,67 BCN 3 30,00 14 70,00 8 26,67 25 41,67 CN 7 70,00 6 30,00 0 0,00 13 21,66 Tổng 10 100,00 20 100,00 30 100,00 60 100,00
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)
Qua bảng 4.6 ta thấy, có tới 73,33% số hộ chăn nuôi theo QMN được điều tra chăn nuôi theo phương thức TT. Hệ thống chuồng nuôi không được chú trọng đầu tư trang thiết bị, chăn nuôi dựa vào kinh nghiệm là chính. Có 70% hộ chăn
nuôi theo QML, 30% hộ chăn nuôi theo QMV được điều tra chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, những hộ chăn nuôi này thì giống lợn nuôi chủ yếu của họ là giống lợn hướng nạc, hầu hết họ sử dụng quy trình chăn nuôi khép kín từ khâu sản xuất con giống cho tới khi ra sản phẩm lợn thịt xuất chuồng đi mổ thịt. Họ tập trung đầu tư trang thiết bị cho chăn nuôi như xây dựng hệ thống chuồng lợn khép kín, có hệ thống chuồng gióng sắt, máng ăn đạt tiêu chuẩn vệ sinh, xây dựng hệ thống BIOGAS nhằm xử lý chất thải… Do đó, những hộ này thường có hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với hộ QMN chăn nuôi phương thức TT.
* Hoạt động sản xuất của người nuôi lợn
Giống lợn: Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và chăn nuôi lợn thịt nói
riêng, giống là yếu tố quan trọng quyết định đến kết quả và hiệu quả của quá trình sản xuất. Con giống tốt sẽ cho trọng lượng tối đa, tỷ lệ nạc cao. Do đó công tác chọn giống ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả chăn nuôi lợn thịt của các hộ chăn nuôi.
Theo kết quả điều tra 60 hộ trên địa bàn huyện Yên Khánh thì các hộ đều nuôi giống lợn hướng nạc vì lợn cho tỷ lệ nạc cao, tăng trưởng nhanh, và dễ tiêu thụ.
Bảng 4.7. Nguồn cung cấp giống lợn trong chăn nuôi lợn thịt
Chỉ tiêu Tổng Nhóm hộ chăn nuôi QML QMV QMN SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) Tổng số hộ điều tra 60 100,00 10 100,00 20 100,00 30 100,00 Từ lợn nái gia đình 13 21,67 6 60,00 4 20,00 3 10,00 Từ trong thôn, xã 34 56,67 0 0,00 9 45,00 25 83,34 Từ tỉnh khác 5 8,33 1 10,00 3 15,00 1 3,33 Từ công ty 8 13,33 3 30,00 4 20,00 1 3,33
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)
Quy mô chăn nuôi khác nhau nên công tác chọn giống của các hộ chăn nuôi cũng khác nhau. Qua bảng ta thấy bình quân chung nguồn cung cấp giống lợn từ trong thôn xóm là chủ yếu, chiếm tỷ trọng cao là 56,67%, từ lợn nái gia đình là 21,67%, từ tỉnh khác và công ty giống chiếm một tỷ lệ nhỏ hơn lần lượt là 8,33% và 13,33%. Đối với các hộ QML thì nguồn cung cấp giống lợn chủ yếu là từ lợn nái gia đình (60%) và từ công ty (30%), từ tỉnh khác là 10%, nhóm hộ này không
mua lợn từ trong thôn xã. Với hộ QMV, nguồn cung cấp giống chủ yếu từ thôn xóm chiếm tới 45%. Với nhóm hộ QMN thì nguồn cung cấp giống lợn chủ yếu là từ trong thôn, xã và chỉ có một số ít hộ nuôi nái để lấy giống.
Những hộ QML và hộ QMV tự sản xuất con giống để giảm giá thành đầu vào cho sản phẩm và mua giống từ công ty và tỉnh khác đảm bảo chất lượng con giống. Những hộ QMN do điều kiện kinh tế có hạn nên thường mua giống từ trong thôn, xã. Việc chọn con giống dựa vào kinh nghiệm và hàng xóm không có sự kiểm định chất lượng ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả chăn nuôi. Bên cạnh đó, sự hiểu biết về nguồn giống đang là vấn đề đặt ra đối với người chăn nuôi. Phần lớn không biết nguồn gốc giống mình đã mua, đặc biệt là những hộ QMN. Việc phát triển nguồn lợn giống tại địa phương tạo điều kiện ổn định để hộ chăn nuôi lợn nái và lợn thịt phát triển. Đó là việc làm thiết thực để thúc đẩy chăn nuôi trong các hộ đạt kết quả và hiệu quả cao.
Thức ăn chăn nuôi: Chất lượng thịt phụ thuộc nhiều vào thức ăn chăn nuôi.
Quy mô chăn nuôi khác nhau sẽ quyết định với tỷ trọng thức ăn khác nhau. Trong thức ăn chăn nuôi lợn thịt điều này càng được thể hiện rõ. Thức ăn phải cung cấp đầy đủ năng lượng protein để duy trì cơ thể giúp cho lợn sinh trưởng và phát triển ở mức tốt nhất. Các hộ chăn nuôi do hạn chế về mặt kỹ thuật và nguồn lực cho chăn nuôi mà ảnh hưởng đến khẩu phần ăn cả về số lượng và chất lượng (Bảng 4.8).
Nhìn vào bảng 4.8 ta thấy, các hộ QML 100% sử dụng các loại cám hỗn hợp dạng viên làm thức ăn cho lợn thịt. Các hộ trong nhóm này hầu hết đều có kiến thức và kỹ thuật về quy trình chăn nuôi lợn thịt rất tốt, họ thường sử dụng các loại cám có chất lượng tốt từ các công ty lớn như CP, Cargill. Tuy nhiên giá của thức ăn hỗn hợp dạng viên cũng cao hơn nhiều so với các loại thức ăn tinh và các loại rau, chất xơ. Nên có 20% số hộ trong nhóm QML vẫn sử dụng thêm ngô và 10% số hộ dùng thêm rau và chất sơ để cho lợn ăn kèm cùng các loại thức ăn hỗn hợp. Các loại thức ăn hỗn hợp của các công ty lớn thường có chất lượng tốt, lợn tăng trọng nhanh.
Các hộ QMV cũng sử dụng thức ăn hỗn hợp làm thức ăn chính, có tới 90% số hộ được điều tra sử dụng loại thức ăn hỗn hơp này, tuy nhiên một số hộ sử dụng loại thức ăn hỗn hợp có giá thấp hơn. Một vài hộ có quy mô 30-35 con vẫn thường xuyên kết hợp sử dụng các loại rau xanh, chất xơ và các loại thức ăn tinh như ngô, cám gạo làm thức ăn bổ sung.
Bảng 4.8. Nguồn thức ăn sử dụng trong chăn nuôi lợn thịt
ĐVT: %
Chỉ tiêu QML QMV QMN
1. Nguồn thức ăn sử dụng
Mua hoàn toàn 80 30 0
Kết hợp 20 70 100 2. Tỷ lệ các hộ sử dụng thức ăn Thức ăn tinh 20 35 100 Thức ăn hỗn hợp 100 90 40 Thức ăn đậm đặc 0 80 80 Rau và chất xơ 10 35 100
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)
Các hộ QMN có cách chăn nuôi theo phương pháp truyền thống, ngoài việc sử dụng thức ăn hỗn hợp và thức ăn đậm đặc ra thì 100% số hộ điều tra vẫn sử dụng chủ yếu các loại thức ăn sẵn có, tận dụng các thức ăn thừa trong gia đình. Nhóm hộ này sử dụng các loại thức ăn giá rẻ nên con lợn có mức tăng trưởng chậm.
Ta thấy rằng ở các hộ QML thường có kỹ thuật tốt, sử dụng chủ yếu là thức ăn hỗn hợp để có được mức tăng trọng nhanh nhất cho vật nuôt, giảm thời gian chăn nuôi trên 1 lứa. Trong khi đó ở các hộ QMN đặc biệt là các hộ chăn nuôi từ 1 đến 5 con lợn lại sử dụng chủ yếu các loại thức ăn tinh như cám gạo, ngô nghiền, các loại rau có thể tự kiếm được và cả thức ăn thừa trong gia đình để tiết kiệm chi phí. Trong những năm gần đây dân trí được nâng cao, người nông dân có nhiều điều kiện hơn để tiếp cận với các kỹ thuật mới. Vì vậy ở hộ QMN cũng đã có nhiều hộ chuyển sang dùng thức ăn hỗn hợp để giảm hao phí công lao động, tăng hiệu quả trong chăn nuôi lợn.
Công tác thú y: Với trình độ học vấn được nâng cao và những thảm họa do
dịch bệnh mang lại gần đây khiến người dân ý thức hơn với công tác phòng bệnh trong chăn nuôi. Công tác thú y cũng được các cấp chính quyền quan tâm hỗ trợ mở trạm thú y của xã, huyện để tiện cho hộ chăn nuôi đến hỏi tư vấn và gọi chữa bệnh khi đàn lợn có dấu hiệu ốm. Ở lợn, nhóm bệnh nguy cơ mắc cao nhất còn gọi là nhóm “bệnh đỏ” gồm các bệnh dịch tả lợn, tụ huyết trùng, đóng dấu và phó thương hàn, bênh tai xanh. Nhóm bệnh này được người chăn nuôi tiêm phòng tỉ lệ cao nhất. Thời gian tiêm phòng hiệu quả nhất là lúc lợn mới sinh được 5-10
ngày tuổi, tiêm nhắc lại lúc 1-1,5 tháng.
Bảng 4.9. Tình hình sử dụng thuốc thú y của các hộ điều tra
ĐVT:%
Chỉ tiêu Theo quy mô
QML QMV QMN Tỉ lệ sử dụng Vắc xin phòng bệnh - Thường xuyên 100,00 60,00 53,33 - Ít 0,00 30,00 33,34 - Không 0,00 10,00 13,33 Tỉ lệ hộ có sử dụng Vắc xin - Dịch tả 100,00 45,00 50,00 - Tụ huyết trùng 100,00 75,00 70,00 - Bệnh tai xanh 100,00 65,00 66,67 - Bệnh khác 80,00 25,00 23,33 Ứng xử khi lợn bị bệnh - Tự chữa 0,00 60,00 60,00
- Mời nhân viên thú y 20,00 15,00 13,33
- Kết hợp cả hai 80,00 25,00 26,67
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)
Theo kết quả điều tra được tỉ lệ các hộ thường xuyên dùng vắc xin phòng các bệnh đã cao hơn, số hộ phòng bệnh thường xuyên đối với hộ QML có 100%, hộ QMV là 60% và hộ QMN là 53,33%. Nguyên nhân là do ý thức phòng chống bệnh của người chăn nuôi còn thấp. Qua kết quả điều tra ta thấy, 2 bệnh mà các hộ nông dân phòng nhiều nhất là dịch tai xanh và tụ huyết trùng, vì đây là 2 loại bệnh rất nguy hiểm và sự lan bệnh rất nhanh. Qua đó ta thấy được các hộ có quy mô càng lớn thì mức độ phòng bệnh càng cao. Nguyên nhân vì hộ bỏ nhiều vốn vào để đầu tư nên không ngại thêm một ít chi phí để phòng được sự thiệt hại lớn có thể xảy ra.
Nguồn vốn chăn nuôi của các hộ điều tra: Vốn đầu tư là rất quan trọng
trong bất kỳ ngành nghề nào. Vì vậy, trong chăn nuôi quy mô sản xuất lớn hay nhỏ phụ thuộc vào lượng vốn đầu tư của chủ hộ. Qua điều tra, ta có thể thấy chăn
nuôi theo quy mô nào cần lượng vốn khác nhau. Các hộ chăn nuôi vay vốn chủ yếu từ ngân hàng và vay các cá nhân, trong đó vay ngân hàng là chủ yếu. Vay tổ chức xã hội chỉ có ở hộ QMN và một số ít hộ QMV. Tình hình đầu tư vốn của các hộ chăn nuôi được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.10. Tình hình đầu tư vốn bình quân cho mỗi hộ chăn nuôi lợn thịt
Chỉ tiêu ĐVT Nhóm hộ chăn nuôi BQ
QML QMV QMN Vay vốn - Có Hộ 10 18 27 - - Không Hộ 0 2 3 - Đi vay Tr.đ/hộ 327,00 101,25 19,40 97,95 - Nguồn chính thống Tr.đ/hộ 200,00 70,00 8,00 60,67 - Nguồn không chính thống Tr.đ/hộ 127,00 31,25 11,40 37,28
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)
Về nguồn vốn đầu tư, hầu hết các hộ chăn nuôi đều thiếu vốn sản xuất, vốn vay được từ 2 nguồn là nguồn chính thống (chủ yếu nhất vẫn là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) và nguồn không chính thống (người thân, người quen). Quy mô chăn nuôi càng lớn thì số vốn vay càng lớn có thể lên đến hàng trăm triệu đồng. Vốn vay chủ yếu dùng vào đầu tư xây dựng chuồng trại chăn nuôi và mua lợn giống. Bình quân mỗi hộ chăn nuôi vay 97,95 triệu đồng.
Số vốn vay được của ngân hàng tỷ lệ thuận với quy mô chăn nuôi. Đối với nhóm hộ QML và hộ QMV, nguồn vốn vay chủ yếu từ ngân hàng. Mỗi hộ chăn nuôi hiện nay khi không thế chấp chỉ được vay từ 5 – 10 triệu đồng/hộ, với lượng vốn này có thể nói nó còn rất nhỏ so với nhu cầu đầu tư của hộ hiện nay. Hiện nay mỗi hộ chăn nuôi theo QML vay bình quân 200 triệu đồng và hộ QMV vay bình quân 70 triệu đồng bằng hình thức thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng