Lợn thịt từ hộ chăn nuôi đi vào thị trường tiêu thụ không chỉ qua một kênh mà đi qua nhiều kênh với nhiều thành viên trung gian, các thành viên này cùng tham gia vào chuỗi cung ứng lợn thịt trên địa bàn huyện Yên Khánh.
Sơ đồ 4.1. Chuỗi cung ứng lợn thịt trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
Nguồn: Phân tích, tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)
Hiện tại, chuỗi cung ứng lợn thịt trên địa bàn huyện Yên Khánh có 6 kênh và được chia làm hai nhóm là kênh tiêu thụ trong huyện và kênh tiêu thụ ngoài huyện.
Kênh tiêu thụ trong huyện bao gồm:
Kênh 1: Hộ chăn nuôi - Người giết mổ nhỏ lẻ - Hộ chế biến - Người tiêu dùng. Kênh 2: Hộ chăn nuôi - Người giết mổ nhỏ lẻ - Người bán lẻ - Người tiêu dùng. Kênh 3: Hộ chăn nuôi - Cơ sở giết mổ - Người bán lẻ - Người tiêu dùng.
Kênh 4: Hộ chăn nuôi - Thương lái trong huyện - Cơ sở giết mổ - Người bán lẻ - Người tiêu dùng.
Kênh tiêu thụ ngoài huyện bao gồm:
Kênh 5: Hộ chăn nuôi - Thương lái trong huyện - Thương lái ngoài huyện. Kênh 6: Hộ chăn nuôi - Thương lái ngoài huyện.
Người chế biến Giết mổ nhỏ lẻ Bán lẻ Ngư ời ti êu d ùn g Thương lái trong huyện Cơ sở giết mổ H ộ ch ăn n uô i l ợn th ịt Cơ sở giết mổ
Tác nhân đầu tiên trong chuỗi cung ứng lợn thịt đó là hộ chăn nuôi lợn. Ở Yên Khánh hầu hết các hộ chăn nuôi theo QMN với hình thức tận dụng nhằm mục đích tiết kiệm tiền và cung cấp phân bón cho trồng trọt. Các hộ chăn nuôi hầu hết đều bán cho thương lái, cơ sở giết mổ và hộ giết mổ địa phương. Thương lái ở đây có hai hướng chủ yếu: một là thương lái tiêu thụ trong huyện, hai là thương lái tiêu thụ ngoài huyện. Họ tự bỏ tiền ra và tự chịu tất cả rủi ro trong qua trình mua lợn thịt. Thương lái trong huyện là người dân ở trong huyện thu mua lợn và hưởng chênh lệch giữa giá mua và bán lợn thịt. Thương lái ngoài huyện là người dân ở thành phố Ninh Bình, Tam Điệp, Nam Định... thu gom lợn và hưởng hoa hồng trên từng đầu con lợn thịt. Các cơ sở giết mổ và hộ giết mổ nhỏ lẻ mua lợn thịt từ hộ chăn nuôi vừa và nhỏ hoặc thu gom từ thương lái trong huyện sau đó giết mổ và bán thịt lợn cho người bán lẻ hoặc người tiêu dùng. Hộ chế biến thường mua thịt lợn từ các hộ giết mổ hoặc người bán lẻ với số lượng nhỏ sau đó làm giò, chả bán thành phẩm cho người tiêu dùng. Người bán lẻ là người mua thịt lợn móc hàm từ các cơ sở giết mổ hoặc trực tiếp giết mổ lợn thịt để bán lẻ cho người tiêu dùng.
Sản phẩm thịt lợn từ chăn nuôi đến tiêu thụ tại thị trường trải qua rất nhiều khâu bao gồm sản xuất, thu gom, giết mổ, bán lẻ và được phân phối qua các kênh khác nhau, mỗi kênh tiêu thụ thịt lợn có các tác nhân tham gia khác nhau. Người chăn nuôi lợn thịt chúng tôi phân loại theo tiêu chí quy mô khác nhau là quy mô lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ, các hộ nuôi theo quy mô khác nhau thì lượng lợn thịt được tiêu thụ qua các kênh cũng khác nhau.
Bảng 4.4. Tác nhân mua lợn thịt tại hộ chăn nuôi (Tính BQ/hộ) ĐVT: Kg/hộ Người mua QML QMV QMN BQ CC (%) Giết mổ nhỏ lẻ 0,00 754,60 507,10 505,08 11,50 Cơ sở giết mổ 561,00 526,40 297,73 417,83 9,51 TL trong huyện 8.203,50 1.560,40 288,47 2.031,62 46,23 TL ngoài huyện 6.554,00 1.041,90 0,00 1.439,63 32,76 Tổng 153.185,50 3.883,30 1.093,30 4.394,16 100,00
Dựa vào bảng 4.4 ta thấy, đội ngũ thương lái, thu gom trên địa bàn huyện hoạt động rất mạnh, sản lượng thịt tiêu thụ qua thương lái trong và ngoài huyện chiếm tới 78,99% tổng sản lượng của các hộ được điều tra, trong đó thương lái trong huyện chiếm 46,23% và thương lái ngoài huyện chiếm 32,76%. Tỷ lệ tiêu thụ qua các thương lái trong huyện lớn hơn nhiều so với thương lái ngoài huyện là do nhóm này có lợi thế về địa bàn hoạt động và các mối quan hệ với hộ chăn nuôi. Đối với hoạt động của nhóm thương lái ngoài huyện, nhóm này chịu cạnh tranh trực tiếp từ thương lái trong huyện; một phần thương lái thu mua trực tiếp từ hộ chăn nuôi trong huyện, phần còn lại nhóm này phải thu mua từ các thương lái khác.
Ở kênh 1 và 2, các hộ giết mổ nhỏ lẻ tuy cũng hoạt động mạnh trên địa bàn huyện nhưng do số lượng mua ít nên sản lượng lợn thịt tiêu thụ qua kênh này ít, chỉ chiếm 11,50% tổng sản lượng của các hộ được điểu tra. Các hộ này kiêm cả công việc thu gom giết mổ và bán lẻ. Đây là kênh ngắn nhất và chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng thịt lợn trong huyện.
Sản lượng tiêu thụ lợn thịt qua kênh 3 thấp hơn đáng kể so với các kênh khác, chỉ chiếm 9,51% tổng sản lượng của các hộ được điều tra, các cơ sở này chủ yếu giết mổ lợn từ các thương lái mang đến chứ không tự làm công việc thu gom.
Mặc dù các hộ chăn nuôi luôn muốn bán trực tiếp cho các công ty hoặc cơ sở giết mổ nhưng do giới hạn về số lượng lợn xuất chuồng, phương tiện vận chuyển và các mối quan hệ tìm kiếm bạn hàng hạn chế nên họ vẫn chưa thể đa dạng được đối tác cho sản phẩm đầu ra của mình. Tuy nhiên, với các hộ QML, khách hàng đầu ra đa dạng hơn do lợi thế về quy mô, vốn và kỹ năng cũng như mối quan hệ tìm kiếm bạn hàng của các hộ QML.
Trong chuỗi cung ứng, đầu ra của tác nhân này chính là đầu vào của tác nhân kế tiếp, cho đến khi sản phẩm đến tác nhân cuối cùng. Trong khuôn khổ nghiên cứu, đề tài chưa có điều kiện để nghiên cứu sâu trực tiếp về các tác nhân thương lái ngoài huyện mà chỉ nghiên cứu gián tiếp thông qua các tác nhân tham gia trong chuỗi ở thị trường trong huyện.