Liên quan đến đề tài nghiên cứu chuỗi cung ứng, hiên nay đã có rất nhiều đề tài đi sâu vào lĩnh vực này, như: chuỗi cung ứng rau sạch, chuỗi cung ứng hàng dệt may, chuỗi cung ứng hạt điều, chuỗi cung ứng lúa gạo, chuỗi cung ứng sản phẩm tinh bột sắn, chuỗi cung ứng cá tra, chuỗi cung ứng tôm sú, chuỗi cung ứng ngao thương phẩm...
Đề tài: “Phân tích chuỗi cung ứng lúa gạo huyện Hải Hậu – Nam Định”
của tác giải Lê Thị Phượng (2010) đã đề cập một cách toàn diện về chuỗi cung ứng lúa gạo huyện Hải Hậu, Nam Định và đã đưa ra nhiều kết luận đáng quan tâm.
Chuỗi cung ứng lúa gạo huyện Hải Hậu, Nam Định đã hình thành với đầy đủ các thành viên: Nhà sản xuất (nông dân), tác nhân chế biến (bán buôn, xay sát), tác nhân bán buôn, tác nhân bán lẻ. Trong đó, tác nhân chế biến là tác nhân hoạt động có hiệu quả trong chuỗi bởi khối lượng sản phẩm giao dịch của các tác nhân này cao nhằm giảm bớt chi phí, lợi nhuận thu được là lớn nhất trong chuỗi chiếm 39,2% tổng lợi nhuận toàn bộ chuỗi. Tác nhân sản xuất là người phải bỏ chi phí nhiều nhất, sự phân bổ giữa lợi nhuận và lao động chưa hợp lý vì thế giá trị thực công lao động của hộ nông dân quá thấp. Tác giả đã đưa ra các nhóm giải pháp về nguồn hàng, về liên kết, về thị trường tiêu thụ. Đó là cần mở rộng sản xuất; liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi với nhau, các tác nhân trong chuỗi với các tác nhân ngoài chuỗi nhằm tìm kiếm thị trường tiêu thụ; quảng bá nâng cao thương hiệu của sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng…
Về mặt hàng lợn thịt có đề tài nghiên cứu về chuỗi cung ứng của tác giả
Trần Văn Long, 2012: “Nghiên cứu chuỗi cung ứng sản phẩm thịt lợn trên địa
bàn huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An”. Tác giả đã đề cập toàn diện chuỗi cung ứng
thịt lợn huyện Anh Sơn và đưa ra nhiều kết luận đáng quan tâm.
Chuỗi cung ứng sản phẩm thịt lợn tại huyện Anh Sơn có tương đối đầy đủ các tác nhân từ người sản xuất, người thu gom, người giết mổ, người bán lẻ, người chế biến cho đến người tiêu dùng. Nhưng hiệu quả hoạt động của chuỗi còn thấp, chi phí sản xuất, kinh doanh cao, lợi nhuận thấp, phân phối lợi nhuận không đều giữa các tác nhân hộ chăn nuôi luôn là hộ chịu thiệt thòi nhất trong các tác nhân, dịch bệnh xảy ra nhiều làm cho nguồn cung ứng không ổn định. Hiệu quả đầu tư thấp, việc dự trữ, bảo quản khó khăn và ở trình độ phát triển thấp. Sự liên kết giữa các tác nhân chưa có sự chặt chẽ và mức trao đổi thông tin giữa các tác nhân còn thấp. Chưa có hợp đồng văn bản giữa các tác nhân nên chuỗi cung ứng còn nhiều điểm gãy khúc. Nguồn thông tin thông qua các tác nhân còn chậm và thiếu sự chính xác. Trong chuỗi các tác nhân thì người thu gom lại không nằm trong chuỗi cung ứng, thế nên một hộ có thể phải làm thay thế cho 2 đến 3 tác nhân. Có 4 kênh tiêu thụ khác nhau nhưng kênh thứ nhất toàn bộ khối lượng người thu gom mua đều vận chuyển ra ngoài huyện chứ không cung cấp cho người giết mổ mà người giết mổ phải tự đi mua...
Tuy nhiên trên địa bàn huyện Yên Khánh cũng như các địa bàn lân cận chưa có nghiên cứu nào về chuỗi cung ứng lợn thịt. Vậy nên đề tài sẽ góp phần bổ sung cơ sở lý luận cũng như thực tiễn giúp nâng cấp chuỗi cung ứng lợn thịt trên địa bàn huyện, góp phần phát triển kinh tế của huyện.
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Yên Khánh là huyện đồng bằng nằm ở phía đông nam của tỉnh Ninh Bình trên Quốc lộ 10 nối liền giữa Ninh Bình với vùng biển Kim Sơn và các tỉnh đồng bằng sông Hồng, có tọa độ địa lý: từ 20007’ đến 20016’ vĩ độ Bắc và từ 105057’
đến 106010’ kinh độ đông. Huyện Yên Khánh có 19 đơn vị hành chính cấp xã,
bao gồm 18 xã và một thị trấn với tổng diện tích tự nhiên 137,9km2, phía Bắc giáp thành phố Ninh Bình, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Yên mô, phía Nam giáp huyện Kim Sơn, phía Đông và Đông Bắc có sông Đáy bao bọc, là ranh giới tự nhiên với huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định (Ủy ban nhân dân huyện Yên Khánh, 2016).
Vị trí địa lý khá thuận lợi trên đây là điều kiện cơ bản để huyện Yên Khánh giao lưu kinh tế, văn hóa với các vùng lân cận. Mặt khác với quy mô diện tích vừa phải, đất đai bằng phẳng lại gần các khu vực trọng điểm phát triển kinh tế của Ninh Bình nên huyện Yên Khánh có điều kiện để phát huy tiềm năng đất đai và các nguồn lực khác nhằm phát triển KT – XH (Ủy ban nhân dân huyện Yên Khánh, 2016).
3.1.1.2. Địa hình
Yên Khánh là huyện đồng bằng thuần nhất, địa hình tương đối bằng phẳng, cao trình đất đai có xu hướng giảm dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam tạo thành lòng chảo và ô trũng ở một số khu vực ven đê. Khu vực thấp nhất thuộc các xã Khánh Thành, Khánh Công, Khánh Thủy... thường hay bị ngập úng vào mùa mưa lũ, độ cao trung bình 0,6-3m so với mực nước biển, đất đai chủ yếu là đất phù sa không được bồi đắp hàng năm (Ủy ban nhân dân huyện Yên Khánh, 2016).
3.1.1.3. Điều kiện thời tiết khí hậu
Yên Khánh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, gần biển nên mát mẻ. Tuy vậy, thời tiết vẫn chia thành 2 mùa rõ rệt. Mùa hạ nắng nóng, có ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam. Mùa đông, ảnh hưởng khá lớn của gió mùa Đông Bắc, có sương muối nhưng không nhiều như các huyện phía bắc của tỉnh (Ủy ban nhân dân huyện Yên Khánh, 2016).
a. Nhiệt độ
Trung bình năm từ 23,50C - 24,50C. Đặc biệt trong thời gian gần đây có những ngày mùa hè nhiệt độ cao nhất lên tới 390C, mùa đông nhiệt độ có thể những thời điểm xuống thấp đến 80C (Ủy ban nhân dân huyện Yên Khánh, 2016).
b. Độ ẩm
Do vị trí địa lý nằm gần biển nên độ ẩm không khí tương đối cao, bình quân cả năm từ 83-87%. Tháng có độ ẩm lớn nhất và nhỏ nhất chênh lệch không nhiều, tháng 2 có độ ẩm cao nhất là 90%, tháng 10 có độ ẩm thấp nhất là 81% (Ủy ban nhân dân huyện Yên Khánh, 2016).
c. Lượng mưa
Tổng lượng mưa trung bình năm đạt 1.890-1.950mm nhưng lượng mưa phân bố không đồng đều giữa các tháng trong năm. Trong 6 tháng mùa mưa, lượng mưa chiếm 75-80% lượng mưa cả năm nên dễ gây ngập úng ở các khu vực trũng. Mùa đông chủ yếu là mưa nhỏ và mưa phùn (Ủy ban nhân dân huyện Yên Khánh, 2016).
d. Thủy văn
Yên Khánh có mạng lưới sông ngòi khá dày, gồm các sông: sông đáy, sông Vạc, sông Tiên Hoàng.. Với tổng chiều dài gần 85km, phân bố rộng khắp trong huyện, các sông thường theo hướng Tây Bắc - đông Nam ra biển. Chế độ thủy triều cũng ảnh hưởng đến chế độ tưới tiêu của huyện Yên Khánh. Chế độ thủy triều ven biển Ninh Bình là chế độ nhật triều, ngoài ra còn có cả những trường hợp bán nhật triều và tạp triều. Thời gian triều lên ngắn, chỉ khoảng 8 giờ, thời gian thủy triều xuống tương đối dài 16 giờ. Vào những ngày triều cường, thời gian triều lên dài hơn khoảng 9 giờ, thời gian triều xuống khoảng 15 giờ. Nhìn chung, thủy triều tương đối yếu, trong ngày biên độ triều trung bình khoảng 150-180cm, lớn nhất 270cm, nhỏ nhất 2,5cm (Ủy ban nhân dân huyện Yên Khánh, 2016).
e. Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất:Đất huyện Yên Khánh thuộc nhóm đất phù sa có diện tích
12.127,91ha chiếm 88,02% diện tích tự nhiên, được hình thành do sự bồi đắp của phù sa sông đáy, sông Vạc và sông Tiên Hoàng, bao gồm các loại đất chính sau: Thành phần cơ giới chủ yếu là thịt nhẹ, thịt trung bình, thịt nặng và sét. Độ dày
tầng đất ≥ 1m, bề mặt ruộng đất bằng phẳng, độ dốc < 80, trong đó chủ yếu là đất phù sa trung tính ít chua với diện tích 9.745,71ha, đất phù sa có đốm gỉ 1.804,92ha và một phần nhỏ là đất phù sa chua 577,28ha (Ủy ban nhân dân huyện Yên Khánh, 2016).
Tài nguyên nước: Yên Khánh có tài nguyên nước mặt khá dồi dào, thuận
lợi cho việc cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, phát triển công nghiệp và phục vụ đời thống sông đáy, sông Vạc, sông Tiên Hoàng... với tổng chiều dài sông gần 85km, diện tích chiếm đất 494,86ha (Ủy ban nhân dân huyện Yên Khánh, 2016).
3.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội
3.1.2.1. Tình hình dân số và lao động
a. Dân số
Tốc độ tăng dân số bình quân của huyện tương đối thấp, giai đoạn 2012 – 2014 bình quân dân số huyện chỉ tăng 100,45%. Sự chênh lệnh giới tính giữa nam và nữ trên địa bàn huyện là không đáng kể (cơ cấu dân số năm 2014: nam 49,58%, nữ 50,42%).
Bảng 3.1. Tình hình dân số, lao động của huyện Yên Khánh (2012 – 2014)
ĐVT: Người Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Tốc độ phát triển (%) 2013/2012 2014/2013 BQ Tổng dân số 133.508 133.828 134.710 100,24 100,66 100,45 - Nam 66.119 66.352 66.793 100,35 100,66 100,51 - Nữ 67.389 67.476 67.917 100,13 100,65 100,39 Tổng lao động 85.307 82.570 86.076 96,79 104,25 100,45 - Nông nghiệp 52.958 45.340 44.260 85,62 97,61 91,42
- Phi nông nghiệp 32.349 37.230 41.816 115,09 112,32 113,69
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Yên Khánh (2016)
b. Lao động
Lao động là yếu tố rất cần thiết của bất kỳ quá trình sản xuất nào, đặc biệt là trong khu vực nông thôn. Quy mô, cơ cấu góp phần quyết định đến sự thành công của sự nghiệp phát triển kinh tế ở nông thôn. Chính vì vậy, để xem xét tình hình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương chúng ta phải xem xét tình hình lao
động ở nơi đó. Nhìn vào bảng 3.1 ta thấy lao động trong nông nghiệp có xu thế giảm đi sau mỗi năm, còn nhóm lao động phi nông nghiệp đều tăng lên, điều đó cho ta thấy cơ cấu kinh tế đang chuyển biến đúng hướng một cách tích cực, cần phát huy.
3.1.2.2. Giao thông và cơ sở hạ tầng
a. Giao thông
Huyện có hệ thống giao thông khá thuận lợi do có quốc lộ 10 (có chiều dài qua huyện 14km, rộng nền Bn =12m, rộng mặt đường Bm =11m, chất lượng tốt) chạy qua. Các tuyến đường nội tỉnh 480B, 480C, tuyến đường Thanh niên, tuyến Cầu đầm – Khánh Thành đều có chất lượng tốt, tuy chỉ có tuyến 481B đoạn từ ngã 3 Thông đến trạm bơm Cổ Quàng có chiều dài 20km đã bị xuống cấp nghiêm trọng do các xe vận tải lớn thường xuyên đi qua (Uỷ ban nhân dân huyện Yên Khánh, 2016).
Các tuyến đường xã, liên xã có tổng chiều dài 390km, chiều rộng nền trung bình là 5m, chiều rộng mặt đường 3,5m có chất lượng trung bình. Các tuyến đường thôn xóm có tổng chiều dài 260km chiều rộng mặt đường trung bình 2- 3m, chất lượng 80% tốt, 10% trung bình, 10% xấu (Uỷ ban nhân dân huyện Yên Khánh, 2016).
Ngoài tuyến đường bộ trên địa bàn huyện còn có hệ thống đường sông rất thuận lợi do có mạng lưới sông ngòi dày đặc. Bao gồm các sông do Trung ương và tỉnh quản lý là sông Đáy, sông Vạc, sông Mới có tổng chiều dài 63,5km. Sông do huyện quản lý là sông Tiên Hoàng có tổng chiều dài trên địa bàn huyện là 9km. Trên các sông chính hiện có 8 bến bãi, gồm: bến Cầu Tràng - Khánh Cư, bến Cầu Rào, bến cầu Khương Thượng - Thị trấn Yên Ninh rất thuận tiện cho việc xếp dỡ vận chuyển hàng hóa (Uỷ ban nhân dân huyện Yên Khánh, 2016).
b. Cơ sở hạ tầng
Yên Khánh là huyện có nền kinh tế ổn định và đang trên đà phát triển. Cơ sở hạ tầng đang được xây dựng bổ sung và hoàn thiện, đáp ứng ngày càng tốt hơn cho sản xuất và đời sống nhân dân.
Theo Chi cục Thống kê huyện Yên Khánh, đến năm 2015 đường ô tô đến
trung tâm xã của 19 xã đã rải đường nhựa. Trên toàn huyện không còn xã nào thiếu điện, đài phát thanh cũng đã được lắp đặt đầy đủ. Về số công trình thủy lợi, trên toàn huyện có 64 cống, 54 trạm bơm điện cố định, 41 máy bơm vô ống, bơm
tràn. Mặc dù đã được quan tâm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là để đáp ứng tốt những yêu cầu cho phát triển kinh tế - xã hội, nông nghiệp thì điều kiện cơ sở hạ tầng như hiện nay vẫn bộc lộ nhiều hạn chế (mức đầu tư còn thấp, chưa quan tâm đến việc nâng cấp các công trình thuỷ lợi để nâng cao tỷ lệ tưới tiêu cho cây trồng, chưa đẩy mạnh, tăng cường đầu tư cho hệ thống đường liên xã và giao thông nông thôn).
3.1.2.3. Kết quả phát triển các ngành kinh tế
Trong những năm qua, cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh và cả nước, huyện Yên Khánh đã có những bước phát triển đáng kể ở hầu hết các ngành từ nông nghiệp, thủy sản đến công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ. Đây là bước tạo đà cho công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa của cả nước. Đồng thời, phát triển và chuyển dịch kinh tế trên địa bàn huyện cũng tạo cơ sở cho sự phát triển các lĩnh vực xã hội như giáo dục, y tế, văn hóa… cải thiện đáng kể đời sống người dân trên địa bàn huyện cả về vật chất và tinh thần.
Cùng với xu hướng chung của cả nước, huyện cũng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tích cực đúng với chủ trương của Đảng và Nhà nước là giảm tỷ trọng nhóm ngành nông nghiệp - thủy sản, tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng và thương mại, du lịch, dịch vụ.
Bảng 3.2. Cơ cấu các ngành kinh tế qua 3 năm (2012-2014)
Nhóm ngành 2012 2013 2014 BQ (%) GTSX (tSX%)gàn CC (%) GTSX (tSX%)gàn CC (%) GTSX (tSX%)gàn CC (%) NN - TS 1.462,23 33,33 1.516,23 31,61 1.570,23 30,16 103,63 CN - XD 1.921,10 43,80 2.153,10 44,89 2.385,10 45,81 111,42 TM - DV 1.003,20 22,87 1.127,19 23,50 1.251,19 24,03 111,68 T11, 4.386,53 100,00 4.796,52 100,00 5.206,52 100,00 108,95
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Yên Khánh (2016)
Dựa vào bảng 3.2 ta thấy bình quân giá trị sản xuất ở cả ba lĩnh vực NN – TS, CN – XD, TM – DV đều tăng, nhưng tốc độ tăng của ngành CN – XD và TM – DV nhanh hơn so với NN – TS. Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân giai
đoạn 2012-2014 đạt 108,95%. Trong đó: tăng nhanh nhất là TM – DV đạt 111,68% còn NN – TS chỉ tăng bình quân 103,63%.
a. Nông nghiệp - thuỷ sản
* Về lĩnh vực trồng trọt
Là huyện nằm ở vùng đồng bằng nên hướng đi của huyện là phát triển các mô hình trang trại toàn diện, như trang trại tổng hợp. Theo số liệu thống kê của Chi cục Thống kê huyện Yên Khánh thì tới đầu năm 2015, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt từ 21.000 – 22.000 ha, trong đó, diện tích cây lúa vẫn giữ vai trò chủ đạo với diện tích gieo trồng lớn nhất 15.730 ha, năng suất bình quân đạt 125tạ/ha. Cây công nghiệp ngắn ngày trên địa bàn huyện có diện tích khoảng 5.100ha, tăng gấp đôi so với năm 2005. Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi được quan tâm chỉ đạo. Số vụ trong năm tăng. Đất ruộng 1 vụ giảm. Trên địa bàn huyện, đã xây dựng nhiều mô hình chuyển đổi đạt hiệu quả kinh tế cao.
* Về lĩnh vực chăn nuôi
Ngành chăn nuôi có nhịp độ tăng trưởng khá và phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Theo số liệu của Chi cục Thống kê huyện Yên Khánh, bình quân giai đoạn 2013 - 2015, đàn lợn tăng 102,43%, đàn trâu tăng 100,04%, đàn bò tăng 104,68% , đàn gia cầm tăng 103,95%.
Bảng 3.3. Số lượng đàn gia súc, gia cầm giai đoạn 2013-2015