Các biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng, phát triển của một số dòng khoai tây triển vọng và ảnh hưởng của mật độ, mức phân bón đến dòng khoai tây KT6 (Trang 38 - 39)

* Thời vụ trồng: Các thí nghiệm trồng vào ngày 4/ 11/2018, thu hoạch ngày 29/01/2019

* Làm đất: Đất trồng được cày bừa kỹ, san phẳng mặt ruộng, làm sạch cỏ dại và đảm bảo độ ẩm đất lúc trồng là 75-80%.

* Mật độ và khoảng cách trồng:

- Thí nghiệm trồng luống đôi, tim rãnh cách nhau 120 cm, đặt củ giống 2 hàng so le, lấp đất sâu 3-5 cm.

- Thí nghiệm 1 mật độ 5 củ/m2, khoảng cách hàng x cây là 40 cm x 32 cm. - Thí nghiệm 2, mật độ trồng được bố trí theo các công thức thí nghiệm, khoảng cách hàng 40 cm, khoảng cách cây lần lượt theo các mật độ là 40 cm, 32 cm và 27cm.

* Lượng phân bón: theo các công thức thí nghiệm,

- Sử dụng phân đạm urê (46% N), lân lâm thao (16% P2O5) và kali clorua (60% K2O)

- Cách bón:

+ Bón lót: 100% phân chuồng, phân lân + 1/2 phân đạm + 1/2 phân kali. + Bón thúc 1 lần: 1/2 phân đạm + 1/2 phân kali

Không để phân bón tiếp xúc trực tiếp với củ giống và gốc cây. *Vun xới: Tiến hành vun gốc vào hai thời kỳ

+ Lần 1: Sau mọc 10-15 ngày xới nhẹ vun kín gốc kết hợp bón thúc lần 1. + Lần 2: Sau lần 1 từ 10-15 ngày, vét sâu rãnh, vun cao tạo vồng.

* Tưới nước:

Giữ ẩm đất khoảng 75-80% độ ẩm đồng ruộng. Khi đất bị thiếu nước nên tưới rãnh, cho nước ngập khoảng 1/2 rãnh khi thấy ngấm đều thì tháo cạn. Ngừng tưới nước trước khi thu hoạch 2 tuần.

* Phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên theo dõi, kiểm tra sâu bệnh hại, sử dụng thuốc phun phòng trừ sâu bệnh theo hướng dẫn của ngành bảo vệ thực vật.

* Thu hoạch:

+ Thu hoạch khi củ đạt độ chín sinh lý, biểu hiện là thân lá chuyển màu vàng tự nhiên, vỏ củ nhẵn bóng và rắn chắc.

+ Thu hoạch vào ngày nắng ráo, đất không quá ẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng, phát triển của một số dòng khoai tây triển vọng và ảnh hưởng của mật độ, mức phân bón đến dòng khoai tây KT6 (Trang 38 - 39)