Ảnh hưởng của mật độ trồng, mức phân bón đến năng suất và các yếu tố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng, phát triển của một số dòng khoai tây triển vọng và ảnh hưởng của mật độ, mức phân bón đến dòng khoai tây KT6 (Trang 67 - 70)

tố cấu thành năng suất của dòng giống khoai tây triển vọng KT6

Trong sản xuất nông nghiệp nói chung, mục đích quan trọng nhất của người sản xuất là thu được năng suất cao, sản phẩm chất lượng tốt và mang lại

hiệu quả kinh tế cao. Năng suất luôn là chỉ tiêu quan trọng và đầu tiên trong sản xuất. Năng suất là yếu tố tổng hợp phản ánh khả năng sinh trưởng và phát triển của dòng khoai tây KT6.

Năng suất được cấu thành bởi hai yếu tố: số củ/khóm và khối lượng củ/khóm. Các yếu tố này có quan hệ mật thiết tới sự hình thành năng suất, một trong hai yếu tố đó thay đổi thì năng suất cũng sẽ thay đổi theo. Các công thức mật độ, phân bón khác nhau dẫn đến các yếu tố cấu thành này cũng khác nhau nên năng suất thu được cũng không giống nhau.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân bón đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất được thể hiện ở bảng 4.16 cho thấy:

Số củ trung bình trên khóm tại các công thức nghiên cứu dao động trong khoảng 5,69 - 7,42 củ, cao nhất ở công thức P3M1, thấp nhất ở công thức P2M3 Tại các công thức mật độ phân bón khác nhau cho số củ trung bình trên khóm khác nhau không có ý nghĩa với mức độ tin cậy 95%. Tuy nhiên, mật độ khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến chỉ tiêu số củ/khóm, mật độ 6 củ/m2 cho số củ trên khóm thấp nhất và sai khác có ý nghĩa thống kê với các mật độ còn lại ở mức độ tin cậy 95%.

Bảng 4.16. Ảnh hưởng của mật độ trồng, mức phân bón đến năng suất và các YTCT năng suất của dòng KT6, vụ Đông năm 2018

Mức phân Mật độ Số củ /khóm (củ) Khối lượng củ/khóm (g) NSLT (tấn/ha) NSTT (tấn/ha) P1 M1 6,87ab* 540,00abc 21,60 20,26c M2 6,22bc 492,22bcd 24,61 21,75bc M3 5,69c 433,33d 26,00 22,36bc P2 M1 6,62abc 585,56a 23,42 21,50bc M2 6,47abc 526,67abc 26,33 25,32a M3 5,71c 463,33cd 27,80 25,42a P3 M1 7,42a 615,56a 24,62 22,69b M2 6,84ab 570,00ab 28,50 26,07a M3 6,29bc 467,78cd 28,07 25,75a CV% 9,4 9,7 8,7 LSD 0.05 (phân bón) 1,14 67,94 3,19 LSD 0.05( mật độ) 0,62 51,87 1,38 LSD 0.05 (phân bón*mật độ) 1,08 89,84 2,39

0 5 10 15 20 25 30 P1M1 P1M2 P1M3 P2M1 P2M2 P2M3 P3M1 P3M2 P3M3

Năng suất thực thu

tấn/ha

Hình 4.6. Ảnh hưởng của mật độ trồng, mức phân bón đến năng suất thực thu của dòng KT6, vụ Đông năm 2018

Quy luật đó cũng lặp lại ở chỉ tiêu khối lượng củ/khóm, khoảng biến động của chỉ tiêu này là 433,33 – 615,56 g, trong đó cũng cao nhất ở công thức P3M1 và thấp nhất ở công thức P1M3. Mức phân bón khác nhau cho khối lượng củ/khóm khác nhau không có ý nghĩa thống kê α = 0,05. Ảnh hưởng tương tác của mật độ trồng và mức phân bón đến khối lượng củ/khóm không có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%. Như vậy, sự sai khác khối lượng củ/khóm ở các công thức nghiên cứu là do mật độ trồng khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến chỉ tiêu khối lượng củ/khóm, cụ thể với mật độ M1 (4 củ/m2) sẽ cho khối lượng củ/khóm cao nhất, tiếp đến là mật độ M2 (5 củ/m2), thấp nhất là M3 (6 củ/m2). Kết quả này trùng với nghiên cứu của Berga et al. (1994); Endale and Gebremedhin (2001); Lê Sỹ Lợi (2008).

Năng suất lý thuyết là tiềm năng năng suất của giống trong điều kiện nhất định, biết được tiềm năng năng suất để xây dựng quy trình kỹ thuật hợp lý và khai thác tốt tiềm năng năng suất của giống đó. Năng suất lý thuyết là kết quả tổng hợp của hai yếu tố cấu thành năng suất khối lượng củ/khóm và mật độ trồng. Mật độ trồng thay đổi thì năng suất lý thuyết cũng thay đổi. Với cùng một mức phân bón thì mật độ M3 (6 củ/m2) cho năng suất lý thuyết cao hơn mật độ M2 (5 củ/m2) và M1 (4 củ/m2). Năng suất lý thuyết đạt cao nhất ở công thức

P3M2 (28,50), thấp nhất ở công thức P1M1 (21,60 tấn/ha). Các công thức còn lại có năng suất lý thuyết biến động từ 23,42 – 28,07 tấn/ha.

Qua kết quả thí nghiệm ở bảng 4.16 và đồ thị 4.5 cho thấy: Năng suất thực thu của các công thức mật độ phân bón dao động trong khoảng 20,26 – 26,07 tấn/ha. Ảnh hưởng tương tác của mật độ trồng và mức phân bón đến năng suất thực thu có ý nghĩa thống kê α = 0,05. Trong đó công thức mật độ phân bón cho năng suất thực thu cao nhất là P3M2 (26,07 tấn/ha), tiếp theo là các công thức P3M3 (25,86 tấn/ha), P2M3 (25,42 tấn/ha), P2M2 (25,32 tấn/ha). Sự khác biệt về năng suất giữa các công thức này không có ý nghĩa và sai khác rất có ý nghĩa thông kê với các công thức mật độ phân bón còn lại ở mức độ tin cậy 95%.

Như vậy khi trồng dòng khoai tây KT6 ở hai mật độ (5 củ/m2, 6 củ/m2) kết hợp với 2 mức phân bón (150N: 150K2O: 150P2O5, 180N: 180K2O: 180P2O5) đều cho năng suất thực thu cao nhất. Tuy nhiên, khi trồng với mật độ 5củ/ m2 và bón mức phân 150N: 150K2O: 150P2O5 sẽ đỡ tốn giống, tiết kiệm chi phí đầu tư mà vẫn đảm bảo năng suất và đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng, phát triển của một số dòng khoai tây triển vọng và ảnh hưởng của mật độ, mức phân bón đến dòng khoai tây KT6 (Trang 67 - 70)