Ảnh hưởng của mật độ trồng, mức phân bón đến động thái tăng trưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng, phát triển của một số dòng khoai tây triển vọng và ảnh hưởng của mật độ, mức phân bón đến dòng khoai tây KT6 (Trang 63 - 65)

trưởng chiều cao cây của dòng khoai tây triển vọng KT6.

Sự tăng trưởng về chiều cao cây là kết quả của hai quá trình giãn tế bào và phân chia đỉnh sinh trưởng. Chiều cao cây có ảnh hưởng tốt, có tương quan cùng chiều với năng suất và chiều cao cây là một đặc trưng hình thái – sinh lý, chiều cao cây chi phối số lá, mức độ che phủ và diện tích lá.

phát triển của cây trồng, là một trong những đặc điểm của giống, giống khác nhau có tốc độ sinh trưởng chiều cao cây khác nhau, các giai đoạn sinh trưởng khác nhau tốc độ tăng trưởng chiều cao cây cũng khác nhau. Ngoài ra, sự tăng trưởng chiều cao cây còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, chế độ chăm sóc. Tuy nhiên, điều kiện thí nghiệm là khác nhau nhưng sự sai khác về chiều cao cây giữa các mật độ trồng và mức phân bón không khác biệt mấy là do đặc tính di truyền của giống.

Chúng tối tiến hành theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao cây qua ba giai đoạn sinh trưởng 30, 45, 60 ngày sau trồng ở các công thức mật độ phân bón khác nhau. Kết quả được ghi lại tại bảng 4.13 và đồ thị 4.5 cho thấy:

Các công thức mật độ phân bón khác nhau có động thái tăng trưởng chiều cao cây khác nhau. Tuy nhiên, động thái tăng trưởng chiều cao vẫn tăng theo quy luật tăng nhanh từ 30 ngày sau trồng đến 45 ngày sau trồng và động thái này vẫn duy trì ở thời gian từ 45 ngày sau trồng đến 60 ngày sau trồng nhưng tốc độ đã giảm dần so với giai đoạn trước. Đó là thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng, khối lượng thân lá tăng trưởng rất nhanh để tạo tiền đề cho năng suất. Sau trồng 60 ngày cây chuyển sang thời kỳ sinh trưởng sinh thực, thân lá hầu như đã phát triển hoàn chỉnh, cây tập trung tích luỹ chất dinh dưỡng để nuôi củ.

Bảng 4.13. Ảnh hưởng của mật độ trồng, mức phân bón đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của dòng KT6, vụ Đông năm 2018

Mức

phân Mật độ

Chiều cao cây (cm)

30 NST 45 NST 60 NST P1 M1 22,00bcd* 42,50abc 54,94abc M2 18,39ef 39,28bcd 50,78cd M3 17,44f 37,22d 47,11d P2 M1 23,11ab 43,33ab 55,89ab M2 22,22bc 42,22abc 54,22abc M3 19,44def 38,55cd 51,33cd P3 M1 24,89a 45,50a 58,17a M2 20,67cd 43,33ab 55,67ab M3 19,61de 41,95abc 53,39bc CV% 5,6 6,2 4,9 LSD 0.05 (phân bón) 3,80 1,24 3,96 LSD 0.05( mật độ) 1,20 2,66 2,71 LSD 0.05 (phân bón*mật độ) 2,07 4,60 4,70

0 10 20 30 40 50 60 70 30 NST 45 NST 60 NST

Động thái tăng trưởng chiều cao cây

P1M1 P1M2 P1M3 P2M1 P2M2 P2M3 P3M1 P3M2 P3M3 cm

Hình 4.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng, mức phân bón đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của dòng KT6, vụ Đông năm 2018

Kết quả nghiên cứu cho thấy, công thức P3M1 có chiều cao cây đạt cao nhất ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau, còn thấp nhất là công thức P1M3. Với cùng một mức phân bón, khi tăng mật độ thì chiều cao cây giảm và ngược lại với cùng một mật độ, tăng mức phân bón thì chiều cao cây tăng lên. Dòng KT6 có chiều cao cây biến động từ 47,11 đến 58,17 cm ở giai đoạn sau trồng 60 ngày. Điều này cho thấy các công thức mật độ phân bón khác nhau có ảnh hưởng đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của dòng KT6. Các kết quả thu được có độ tin cậy 95%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng, phát triển của một số dòng khoai tây triển vọng và ảnh hưởng của mật độ, mức phân bón đến dòng khoai tây KT6 (Trang 63 - 65)