Đánh giá chất lượng củ qua các chỉ tiêu phân tích của các dòng khoai tây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng, phát triển của một số dòng khoai tây triển vọng và ảnh hưởng của mật độ, mức phân bón đến dòng khoai tây KT6 (Trang 60 - 62)

tây triển vọng

Chất lượng của các dòng khoai tây triển vọng không những được đánh giá qua chất lượng thử nếm mà còn được chúng tôi đánh giá qua các chỉ tiêu như hàm lượng chất khô, hàm lượng đường khử, hàm lượng tinh bột được ghi lại ở bảng 4.11.

Chất khô là sản phẩm của quá trình quang hợp. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng chất khô trong củ khoai tây. Giống khác nhau hàm lượng chất khô khác nhau. Hàm lượng chất khô còn phụ thuộc vào độ già củ, kỹ thuật canh tác, điều kiện khí hậu, mùa vụ trồng, đất trồng và sâu bệnh hại.

Bảng 4.11. Chất lượng củ qua các chỉ tiêu phân tích của các dòng khoai tây triển vọng, vụ Đông năm 2018

Dòng, giống Hàm lượng tinh bột (% KL tươi) Hàm lượng chất khô (% KL tươi) Hàm lượng đường khử (%) 1-39 15,36 19,20 0,67 1-87 14,55 18,90 0,51 1-128 13,80 18,07 0,46 1-187 14,76 21,09 0,55 2-12 14,64 18,08 0,45 4-35 15,30 19,12 0,61 6-77 13,56 18,31 0,57 10-79 13,44 19,20 0,42 10-83 15,85 20,58 0,78 10-167 (KT6) 16,61 19,68 0,47 Solara (Đ/c) 16,38 19,01 0,64

Qua số liệu phân tích hàm lượng chất khô của các dòng/giống nghiên cứu (bảng 4.11) cho thấy, tất cả các dòng/giống có hàm lượng chất khô cao trên 18%,

phù hợp với thị trường ăn tươi. Dòng 1-87 (21,09%), 10-83 (20,58%), KT6 (19,68%), 1-39 (19,20%) và 4-35 (19,20%) cao hơn so với giống đối chứng Solara (19,01%). Các dòng còn lại có hàm lượng chất khô thấp hơn so với đối chứng Solara.

Tinh bột là dạng sản phẩm tích lũy chính và phổ biến đa số các cây trồng trong đó có cây khoai tây. Vì 60-80% chất khô là tinh bột nên có mối tương quan chặt chẽ giữa hàm lượng chất khô và hàm lượng tinh bột (Trần Thị Mai, 2001). Dòng KT6 (16,61%) có hàm lượng tinh bột cao nhất, thấp nhất là dòng 10-79 (13,44%). Tất cả các dòng còn lại có hàm lượng tinh bột thấp hơn đối chứng Solara (16,38%)

Hàm lượng đường khử thấp nhất ở dòng 10-79 (0,42 %), tiếp theo là 2-12 (0,45%), 1-128 (0,46%) và KT6 (0,47%). Hàm lượng đường khử cao nhất ở dòng 10-83 (0,78%). Các dòng còn lại có hàm lượng đường khử từ 0,51-0,67%. Như vậy, tất cả các dòng khoai tây triển vọng đều có hàm lượng đường khử cao hơn tiêu chuẩn khoai chế biến (<0,35%).

Kết quả nghiên cứu ở thí nghiệm 1 cho thấy, các dòng khoai tây triển vọng đều có khả năng sinh trưởng tốt với thời gian sinh trưởng ngắn, chống chịu tốt với các loại sâu bệnh hại chính, hàm lượng chất khô cao >18%. Trong đó, dòng khoai tây KT6 có những ưu điểm vượt trội về năng suất, tỷ lệ củ thương phẩm nhiều, chất lượng tốt cũng như các đặc điểm hình thái củ, phù hợp với thị trường ăn tươi và đáp ứng được yêu cầu của sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng, phát triển của một số dòng khoai tây triển vọng và ảnh hưởng của mật độ, mức phân bón đến dòng khoai tây KT6 (Trang 60 - 62)