Các chỉ tiêu theo dõi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng, phát triển của một số dòng khoai tây triển vọng và ảnh hưởng của mật độ, mức phân bón đến dòng khoai tây KT6 (Trang 39 - 42)

Các chỉ tiêu theo dõi được thực hiện theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-59:2011/BNNPTNT về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống khoai tây do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

* Đặc điểm hình thái:

- Dạng cây (Đứng, nửa đứng, bò), màu sắc thân, màu sắc lá: Đánh giá sau mọc 45 ngày, quan sát toàn bộ số cây/ô

- Dạng củ (Tròn, Oval ngắn, Oval, Oval dài, Dài, rất dài): Sau khi thu hoạch quan sát và đánh giá

- Màu sắc vỏ củ (Kem nhạt, Vàng, Đỏ, Đỏ một phần, Xanh, Xanh một phần, Nâu đỏ, màu khác): Sau khi thu hoạch quan sát vỏ củ và đánh giá.

- Màu sắc thịt củ (Trắng, Kem, Vàng nhạt, Vàng trung bình, Vàng đậm, Đỏ, Đỏ một phần, Xanh, Xanh một phần, màu khác): Sau khi thu hoạch cắt đôi củ và quan sát thịt củ.

- Độ sâu mắt củ: Sau khi thu hoạch quan sát mắt củ đánh giá và cho điểm: Điểm 1: Rất nông, Điểm 3: Nông, Điểm 5: TB, Điểm 7: Sâu , Điểm 9: Rất sâu

* Tình hình sinh trưởng phát triển:

- Ngày mọc (ngày): Khi có 70% số khóm/ô mọc khỏi mặt đất, quan sát toàn bộ số khóm /ô

- Số khóm mọc/ô (%): Đếm số khóm mọc sau trồng 30 ngày

- Thời gian sinh trưởng: Tính từ khi trồng đến khi thu hoạch có 70% thân lá chuyển màu vàng tự nhiên.

- Chiều cao cây (cm): Đo từ cổ rễ đến điểm sinh trưởng của ngọn cao nhất tại các thời điểm 30, 45, 60 NST.

- Diện tích tán lá che phủ đất (%): Đo bằng thước có lưới ô vuông, mỗi ô 1 dm2, đánh giá 60 NST

- Sức sinh trưởng của cây, độ đồng đều giữa các khóm: Đánh giá vào thời kỳ sau mọc 45 ngày, quan sát toàn bộ số cây/ô, cho điểm như sau:

Điểm 3: Kém Điểm 5: Trung bình Điểm 7: Tốt - Số thân trung bình/khóm: Là tổng số thân theo dõi/tổng số khóm theo dõi.

* Theo dõi và phân tích một số chỉ tiêu sinh lý:

- Chỉ số diệp lục lá (SPAD): Đo 3 lần vào giai đoạn 30, 45, 60 NST

- Hàm lượng chất khô và tinh bột, đường khử: Sau thu hoach 7-10 ngày, mỗi giống phân tích một lần trong quá trình khảo nghiệm theo phương pháp quy định tại tiêu chuẩn hiện hành.

+ Xác định hàm lượng chất khô (theo phương pháp sấy Mader, 1998): Sấy mẫu ở nhiệt độ 85oC đến khối lượng không đổi.

+ Xác định hàm lượng đường khử (theo phương pháp Bertrand): Trong môi trường kiềm các đường khử (glucose, fructose,...) dễ dàng khử đồng (II) oxit thành đồng (I) oxit, sau đó định lượng đường khử bằng thuốc thử Fehling, xác định hàm lượng tinh bột dựa vào hàm lượng đường khử sau khi thủy phân tinh bột bằng HCl.

* Mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính

- Bệnh mốc sương (Phytophthora infestans): Đánh giá vào các thời kỳ sau mọc 45, 60, 75 ngày, quan sát diện tích vết bệnh trên thân lá, đánh giá cho điểm:

Điểm 1: Không bệnh

Điểm 3: Nhẹ, dưới 20% diện tích thân lá nhiễm bệnh

Điểm 5: Trung bình, 20 – 50% diện tích thân lá nhiễm bệnh Điểm 7: Nặng, trên 50 – 75% diện tích thân lá nhiễm bệnh Điểm 9: Rất nặng, trên 75 – 100% diện tích thân lá nhiễm bệnh

- Bệnh virus: Đánh giá vào thời kỳ sau mọc 15, 30, 45, 60 ngày đếm số cây có triệu chứng bệnh/ô. Tính tỷ lệ % cây bị bệnh.

- Bệnh héo xanh vi khuẩn (Pseudomonas Solanasearum, Ralstoiria

Solanasearum, Erwinia ssp, Corynebacterium spedonicum): Đánh giá từ trồng

đến thu hoạch đếm số cây có triệu chứng bệnh/ô. Tính tỷ lệ % cây bị bệnh.

- Rệp (Rhopalosiphum rufiabdominalis), Nhện (Polyphagonemus latus) và Bọ trĩ (Frankinella spp): Đánh giá sau mọc 15, 30 và 45 ngày, quan sát mức độ bị hại đánh giá và cho điểm:

Điểm 0: Không bị hại Điểm 1: Bị hại nhẹ

Điểm 3: Một số cây có lá bị hại héo

Điểm 5: Tất cả các cây có lá bị héo, cây sinh trưởng chậm Điểm 7: Trên 50% số cây bị chết

Điểm 9: Tất cả các cây bị chết

* Khả năng thích ứng với điều kiện ngoại cảnh bất thuận: Khi cây gặp

Điểm 1: Không bị hại

Điểm 2: Hại nhẹ, hồi phục nhanh Điểm 3: Hại trung bình, hồi phục chậm Điểm 4: Hại nặng hồi phục kém

Điểm 5: Chết hoàn toàn

* Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

- Số khóm thu/ô (khóm): Đếm số khóm thực tế tại mỗi ô thí nghiệm khi thu hoạch.

- Số củ và khối lượng củ/ô: Phân loại và đếm số củ theo đường kính - Tỷ lệ cỡ củ: Khi thu hoạch phân loại củ theo đường kính:

Củ to: Đường kính lơn hơn 5cm

Củ trung bình: Đường kính từ 3 – 5cm Củ nhỏ: Đường kính nhỏ hơn 3cm

- Số củ/khóm: Đếm toàn bộ số củ khi thu hoạch/số khóm thu hoạch - Khối lượng củ/khóm: Cân toàn bộ số củ thu được/số khóm thu hoạch. - Khối lượng củ không đạt (kg/ô): Cân tổng số củ bị bệnh, củ dị dạng tại mỗi lần nhắc

- Năng suất lý thuyết = (Khối lượng củ/khóm x mật độ cây/m2)/ 100. - Năng suất thực thu: thu toàn bộ củ trong ô cân và quy ra tấn/ha.

* Đánh giá các chỉ tiêu chất lượng

- Chất lượng thử nếm sau luộc (1-5): Sau thu hoạch 7-10 ngày luộc và thành lập hội đồng đánh giá.

Điểm 1: Rất ngon Điểm : Ngon Điểm 3: Trung bình Điểm 4: Không ngon Điểm 5: Rất dở

- Độ bở sau luộc (1-5)

Điểm 1: Bở Điểm 3: Ít bở Điểm 5: Không bở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng, phát triển của một số dòng khoai tây triển vọng và ảnh hưởng của mật độ, mức phân bón đến dòng khoai tây KT6 (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)