Ảnh hưởng của mật độ trồng, mức phân bón đến thời gian sinh trưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng, phát triển của một số dòng khoai tây triển vọng và ảnh hưởng của mật độ, mức phân bón đến dòng khoai tây KT6 (Trang 62 - 63)

của dòng khoai tây triển vọng KT6

Bảng 4.12. Ảnh hưởng của mật độ trồng, mức phân bón đến thời gian sinh trưởng của dòng KT6, vụ Đông năm 2018

Mức phân Mật độ Thời gian từ trồng đến mọc (ngày) Tỷ lệ mọc % Thời gian từ trồng đến hình thành tia củ (ngày) Tổng thời gian sinh trưởng (ngày) P1 M1 9 100 20 80 M2 9 100 20 80 M3 9 100 19 78 P2 M1 9 100 22 83 M2 9 100 20 80 M3 9 100 19 78 P3 M1 9 100 23 85 M2 9 100 22 82 M3 9 100 19 80

Thời gian từ trồng đến mọc do chất lượng củ giống, nếu củ giống trẻ sinh lý thì mầm khỏe, cây sẽ mọc nhanh, phát triển tốt. Còn nếu củ giống quá trẻ sinh lý hoặc già sinh lý thì cây mọc chậm không đều. Ngoài ra thời gian từ trồng đến mọc còn phụ thuộc vào ẩm độ đất nếu không cung cấp đủ ẩm thì thời gian từ trồng đến mọc cũng bị kéo dài. Các yếu tố này cũng tác động trực tiếp đến tỷ lệ mọc. Tỷ lệ mọc trên đồng ruộng là các chỉ tiêu quan trọng, quyết định đến tổng thời gian sinh trưởng của khoai tây đồng thời đảm bảo sự đồng đều cũng như mật độ trên đồng ruộng.

Trong thí nghiệm này, dòng khoai tây KT6 được trồng từ củ giống đảm bảo chất lượng nên khi trồng ở các công thức mật độ, phân bón khác nhau cho kết quả thời gian từ trồng đến mọc không có sự khác nhau (chỉ tiêu này là 9 ngày ở tất cả các mật độ, phân bón), tỷ lệ mọc giữa các công thức là như nhau đều đạt 100% (bảng 4.12).

Thời gian từ trồng đến hình thành tia củ bị ảnh hưởng bởi các công thức mật độ, phân bón khác nhau. Trong đó, thời gian hình hành tia củ chậm nhất ở công thức P3M1 là 23 ngày, sớm nhất ở các công thức P1M3, P2M3, P3M3 là 19 ngày, các công thức còn lại có thời gian hình thành tia củ dao động từ 20-22 ngày sau trồng.

Tổng thời gian sinh trưởng của dòng KT6 dao động trong khoảng 78-85 ngày và bị ảnh hưởng bởi các công thức mật độ, phân bón khác nhau. Qua theo dõi đánh giá ghi lại tại bảng 4.12 có thể thấy, công thức P3M1 có tổng thời gian sinh trưởng kéo dài nhất (85 ngày), các công thức P1M3, P2M3 có tổng thời gian sinh trưởng ngắn nhất (78 ngày), các công thức còn lại có tổng thời gian sinh trưởng dao động trong khoảng 80-83 ngày.

Như vậy có thể thấy, khi tăng mật độ và giảm lượng phân bón thì rút ngắn thời gian sinh trưởng của dòng khoai tây KT6 và ngược lại. Điều này phù hợp với các kết quả nghiên cứu của Đường Hồng Dật (2005), Akassa et al. (2014).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng, phát triển của một số dòng khoai tây triển vọng và ảnh hưởng của mật độ, mức phân bón đến dòng khoai tây KT6 (Trang 62 - 63)