Mức độ nhiễm một số sâu bệnh hại chính của các dòng khoai tây triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng, phát triển của một số dòng khoai tây triển vọng và ảnh hưởng của mật độ, mức phân bón đến dòng khoai tây KT6 (Trang 50 - 52)

triển vọng

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có tới 250 loài sâu bệnh hại khoai tây, tuỳ theo vùng sinh thái, có những loại sâu hại khác nhau và mức độ gây hại khác nhau (Trương Văn Hộ, 2010). Như chúng ta đã biết, một trong những nguyên nhân làm thoái hoá giống là do sâu bệnh. Sâu bệnh hại khoai tây phát sinh theo quy luật nhất định. Trong những điều kiện thuận lợi, sâu bệnh hại dễ phát sinh, phát triển làm giảm chất lượng giống, năng suất khoai tây giảm rõ rệt.

Khoai tây là một trong các đối tượng của nhiều loại nấm, vi khuẩn, virus gây bệnh. Một trong các bệnh hại phổ biến và nghiêm trọng đó là: Rệp, bệnh virus, bệnh héo xanh, bệnh mốc sương, lở cổ rễ,... Ngoài ra còn có bọ trĩ và sâu xám. Đây là các đối tượng được kiểm soát nghiêm ngặt và có ý nghĩa quyết định đối với ngành sản xuất khoai tây giống.

Theo dõi các chỉ tiêu sâu bệnh hại trên để có các biện pháp phòng trừ thích hợp theo nguyên tắc 4 đúng (đúng cách, đúng lúc, đúng bệnh và đúng nồng độ) nhằm đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất là rất cần thiết. Trong thí nghiệm này chúng tôi đã tiến hành theo dõi các loại sâu bệnh chính: bệnh mốc sương, bệnh virus, bệnh héo xanh, rệp, nhện và bọ trĩ ở các giai đoạn 30, 45, 60,75 ngày sau trồng.

Qua quá trình theo dõi và đánh giá cho thấy, giai đoạn từ khi trồng đến giai đoạn 60 ngày, các dòng/giống không bị ảnh hưởng bởi sâu bệnh gây hại. Đến giai đoạn sau 60 ngày sau trồng một số giống bắt đầu bị nhiễm sâu bệnh hại. Kết quả theo dõi được trình bày ở bảng 4.5 cho thấy:

theo sương muối và mưa phùn kéo dài, đặc biệt trời nhiều mây mù, độ ẩm không khí cao, ruộng khoai ẩm ướt thì dễ phát sinh bệnh mốc sương. Khi bệnh phát triển mạnh nếu không phòng trừ kịp thời sẽ lan rất nhanh và gây thiệt hại lớn đến năng suất. Bộ giống tham gia thí nghiệm trong vụ Đông 2018 là các dòng triển vọng đã được kiểm tra mang gen kháng bệnh mốc sương bằng chỉ thị phân tử, kết hợp với việc kiểm tra, theo dõi diễn biễn dự báo thời tiết hàng ngày cũng như chủ động phòng trừ dịch bệnh. Vì vậy, các dòng khoai tây nghiên cứu bị nhiễm bệnh mốc sương từ không bị bệnh (điểm 1) đến bị hại nhẹ (điểm 3).

Bảng 4.5. Mức độ nhiễm một số sâu bệnh hại chính của các dòng khoai tây triển vọng, vụ Đông năm 2018

Dòng, giống Virus (%) Mốc sương (1-9) Héo xanh (%) Rệp gốc (0-9) Nhện (0-9) Bọ trĩ (0-9) 1-39 1,48 3 0,0 1 1 1 1-87 2,22 3 0,0 1 1 1 1-128 0,74 1 0,0 1 1 1 1-187 1,48 3 0,0 1 1 1 2-12 0,00 1 0,0 1 1 1 4-35 0,00 3 0,0 1 1 1 6-77 0,00 3 0,0 1 1 1 10-79 0,00 3 0,0 1 1 1 10-83 5,93 3 0,0 1 1 1 10-167 (KT6) 0,00 3 0,0 1 1 1 Solara (Đ/c) 2,22 3 0,0 1 1 1

Ghi chú: Mốc sương: Điểm 1. Không bệnh, điểm 3. Nhẹ, dưới 20% diện tích thân lá bị bệnh; Rệp gốc, nhện, bọ trĩ: điểm 1. Bị hại nhẹ

Bệnh héo xanh là bệnh rất nguy hại của khoai tây, bệnh làm cho cây chết đột ngột và thối củ, lây lan nhanh. Bệnh héo xanh thường phát sinh khi đất ẩm ướt, ẩm độ không khí cao và ở giai đoạn khi cây khoai tây bắt đầu hình thành củ. Khi bị bệnh cây lá vẫn còn xanh, có thể héo từng cành hoặc toàn cây. Nguyên nhân có thể do củ giống bị nhiễm khuẩn từ khi thu hoạch, do nguồn nước tưới hay do đất trồng,… Qua theo dõi tất cả các dòng/giống nghiên cứu đều không bị nhiễm bệnh héo xanh.

làm giảm năng suất và chất lượng củ. Triệu chứng của bệnh virus là cây còi cọc, lá dị dạng, củ dị tật. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh, có thể củ giống đã bị nhiễm bệnh từ trước, môi giới truyền bệnh như côn trùng, gió,... Trong các dòng/giống tham gia thí nghiệm thì có 1-39, 1-87, 1-128, 1-187, 10-83 và Solara (đ/c) bị nhiễm virus với tỷ lệ lần lượt là 1,48%, 2,22%, 0,74%, 1,48%, 5,93%, 2,22%. Các dòng còn lại không bị nhiễm.

Trong thời gian sinh trưởng ngoài đồng, rệp tập trung ở kẽ lá, nách lá, cạnh gân lá, thường là ở mặt dưới lá và tiếp tục gây hại. Ở nước ta, rệp sáp có thể hoạt động quanh năm. Rệp tiếp tục gây hại củ ngay cả khi đem trồng, nó theo mầm lên cây hút nhựa và tồn tại ở củ cho đến khi thu hoạch cho vào kho. Qua theo dõi đánh giá các dòng/giống đều bị rệp gây hại nhẹ.

Nhện rất nhỏ, mắt thường khó nhìn thấy. Nhện thường xuất hiện và gây hại khi thời tiết ấm. Chúng tụ tập ở mặt dưới lá non, ở ngọn cây, chúng chích hút dịch cây làm cho khoai tây có mầm tím tái, lá và ngọn cây bị quăn lại. Bị hại nặng, ngọn cây như bị cháy. Mức độ nhiễm nhện của các dòng/giống tham gia thí nghiệm đều bị hại nhẹ, không ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây.

Cũng như nhện, bọ trĩ xuất hiện và gây hại khoai tây khi thời tiết ấm. Bọ trĩ cũng rất nhỏ, cơ thể màu vàng, dài khoảng 1 – 2 mm. Chúng nằm ở mặt dưới lá non, chích hút dịch lá ở các đường gân lá, làm cho lá bị khô và chết. Nhiều khi nhện và bọ trĩ cùng xuất hiện và hại khoai tây làm cho khoai bị hại rất nhanh, nhất là cây non. Tuy nhiên, thời tiết vụ Đông tương đối thuận lợi, bọ trĩ chỉ xuất hiện giai đoạn trước 30 ngày sau trồng nhưng với mật độ rất thấp và gây hại từ không đến mức nhẹ, không làm ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của giống cũng như năng suất về sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng, phát triển của một số dòng khoai tây triển vọng và ảnh hưởng của mật độ, mức phân bón đến dòng khoai tây KT6 (Trang 50 - 52)