Ảnh hưởng của mật độ trồng, mức phân bón đến chất lượng củ của dòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng, phát triển của một số dòng khoai tây triển vọng và ảnh hưởng của mật độ, mức phân bón đến dòng khoai tây KT6 (Trang 72 - 74)

dòng khoai tây triển vọng KT6

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng, mức phân bón đến các chỉ tiêu chất lượng của dòng khoai tây triển vọng KT6 trong vụ Đông 2018 được trình bày tại bảng 4.18 cho thấy:

Hàm lượng chất khô củ của dòng khoai tây KT6 tại các công thức mật độ phân bón dao động từ 18,35 đến 20,16. Hàm lượng chất khô cao nhất ở công thức P2M2 và thấp nhất ở công thức P1M3. Các công thức còn lại có hàm lượng chất khô từ 18,41 đến 20,02.

Hàm lượng tinh bột là yếu tố lớn nhất làm thay đổi hàm lượng chất khô của củ. Vì vậy tại các công thức mật độ phân bón có hàm lượng chất khô cao thì hàm lượng tinh bột cao. Dòng KT6 có hàm lượng tinh bột tại các công thức thí nghiệm đạt từ 14,36 (P1M3) đến 16,12 (P2M2).

Bảng 4.18. Ảnh hưởng của mật độ trồng, mức phân bón đến chất lượng củ qua các chỉ tiêu phân tích của dòng KT6, vụ Đông năm 2018

Mức phân Mật độ Hàm lượng Chất khô (% KL tươi) Hàm lượng Tinh bột (% KL tươi) P1 M1 19,66 15,75 M2 19,61 15,71 M3 18,35 14,36 P2 M1 19,83 15,87 M2 20,16 16,12 M3 18,41 14,41 P3 M1 19,89 15,92 M2 20,02 16,02 M3 18,60 15,14

Như vậy, mật độ trồng và mức phân bón có ảnh hưởng khác nhau lên chất lượng củ của dòng khoai tây KT6. Với cùng một mật độ trồng, khi tăng mức

phân bón thì hàm lượng chất khô cũng như hàm lượng tinh bột tăng lên. Khi giữ nguyên mức phân bón và thay đổi mật độ trồng cho thấy, ở mức phân P1 khi mật độ tăng lên thì hàm lượng này giảm xuống, còn ở mức phân P2 và P3 thì hàm lượng chất khô và hàm lượng tinh bột tăng lên khi tăng mật độ trồng M2 và giảm xuống khi tăng mật độ trồng M3. Quan sát thấy có sự giảm hàm lượng chất khô của củ một cách rõ rệt khi tăng mật độ trồng 6 củ/m2. Đáng chú ý, ở mật độ trồng 5 củ/m2 kết hợp với mức phân bón 150N: 150P2O5: 150K2O thì hàm lượng chất khô và hàm lượng tinh bột cao nhất.

Kết quả nghiên cứu ở thí nghiệm 2 cho thấy, mật độ trồng và mức phân bón thích hợp cho dòng KT6 là công thức P2M2 (5 củ/m2 kết hợp với mức phân bón 150N: 150P2O5: 150K2O). Mật độ và mức phân này vừa đảm bảo được năng suất cao, tỷ lệ củ thương phẩm nhiều lại cho chất lượng củ cao nhất.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng, phát triển của một số dòng khoai tây triển vọng và ảnh hưởng của mật độ, mức phân bón đến dòng khoai tây KT6 (Trang 72 - 74)