Thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn của các dòng khoai tây triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng, phát triển của một số dòng khoai tây triển vọng và ảnh hưởng của mật độ, mức phân bón đến dòng khoai tây KT6 (Trang 43 - 45)

Thời gian sinh trưởng của khoai tây được tính từ khi trồng đến khi thu hoạch có 70% thân lá chuyển vàng tự nhiên. Thời gian sinh trưởng của cây dài hay ngắn phụ thuộc vào giống, mùa vụ và theo từng điều kiện sinh thái khí hậu, kỹ thuật chăm sóc, chế độ thâm canh khác nhau.

Việc tìm hiểu kỹ về đặc điểm và thời gian sinh trưởng, phát triển của cây khoai tây là điều kiện cần thiết để từ đó xây dựng chế độ thâm canh, luân canh, cũng như áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật thích hợp nhằm nâng cao tiềm năng năng suất của giống. Đánh giá sự khác biệt về thời gian sinh trưởng của từng giống có ý nghĩa lớn trong việc lựa chọn, bố trí cơ cấu cây trồng trong sản xuất sao cho phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện sản xuất của từng vùng.

Sự nảy mầm là khởi điểm của quá trình sống, nó có ý nghĩa quan trọng quyết định đến sự tồn tại và sức sống của cây sau này. Nảy mầm thực chất là sự chuyển hướng từ trạng thái ngủ sang trạng thái sinh trưởng và phát triển của một cơ thể mới. Thời gian này được tính khi củ hút nước trương lên, bắt đầu hình thành và sinh trưởng đến khi có hai lá xòe lên khỏi mặt đất.

Thời kỳ này cây khoai tây sinh trưởng chủ yếu dựa vào chất dinh đưỡng ở trong củ, sau khi củ hút nước trương lên thì diễn ra hàng loạt các quá trình biến đổi sinh lý, sinh hóa cũng như quá trình phân giải tiêu hao năng lượng vật chất

phục vụ cho quá trình nảy mầm, sự nảy mầm của củ chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh như ẩm độ, nhiệt độ, hàm lượng oxy trong đất.

Chúng tôi đã tiến hành theo dõi thời gian sinh trưởng của các dòng/giống khoai tây trong thí nghiệm qua từng giai đoạn sinh trưởng. Kết quả theo dõi thí nghiệm được ghi lại ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn của các dòng khoai tây triển vọng, vụ Đông năm 2018

Dòng, giống Thời gian từ trồng đến mọc (ngày) Thời gian từ trồng đến hình thành tia củ (ngày) Thời gian từ hình thành tia củ đến thu hoạch (ngày) Tổng thời gian sinh trưởng (ngày) 1-39 11 22 63 85 1-87 11 24 61 85 1-128 11 24 61 85 1-187 11 24 61 85 2-12 11 22 63 85 4-35 10 20 63 83 6-77 11 24 59 83 10-79 9 20 60 82 10-83 11 24 56 80 10-167 (KT6) 9 20 60 80 Solara (Đ/c) 9 20 65 85

Qua bảng số liệu trên chúng tôi nhận thấy:

Thời gian từ trồng tới mọc dao động trong khoảng từ 9 tới 11 ngày. Trong đó, các dòng KT6, 10-79 bắt đầu mọc sớm nhất (sau trồng 9 ngày), tương đương với giống Solara (đ/c). Tất cả các dòng còn lại mọc muộn nhất là sau trồng 11 ngày, riêng dòng 4-35 mọc sau trồng 10 ngày.

Thời gian từ trồng đến khi hình thành tia của của các dòng khoai tây tham gia thí nghiệm biến động trong khoảng 20 – 24 ngày (bảng 4.1), trong đó các dòng hình thành thân ngầm sớm nhất là 4-35, 10-79, KT6 và giống đối chứng Solara, thời gian này là 20 ngày. Các dòng còn lại có thời gian từ mọc mầm tới ra rễ từ 22 – 24 ngày.

Tổng thời gian sinh trưởng của các dòng khoai tây kéo dài từ 80-85 ngày. Dòng KT6 và 10-83 có thời gian sinh trưởng ngắn nhất 80 ngày. Các dòng 1-39,

1-87, 1-128, 1-187, 2-12 có thời gian sinh trưởng dài nhất 85 ngày, tương đương giống đối chứng Solara. Các dòng còn lại có thời gian sinh trưởng 82-83 ngày.

Như vậy với tổng thời gian sinh trưởng ngắn trong vòng 80-85 ngày rất có ý nghĩa trong cơ cấu luân canh tăng vụ ở nước ta nói chung và vụ Đông các tỉnh phía Bắc nói riêng, đặc biệt có ý nghĩa trên những chân đất trồng 2 vụ lúa/năm. Đồng thời, làm tăng hệ số sử dụng đất cũng như thu nhập của bà con nông dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng, phát triển của một số dòng khoai tây triển vọng và ảnh hưởng của mật độ, mức phân bón đến dòng khoai tây KT6 (Trang 43 - 45)