Nhân có liên quan đến đề tài
3.2.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường
- Điều kiện tự nhiên. - Các nguồn tài nguyên. - Cảnh quan môi trường.
3.2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
- Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Thực trạng phát triển ngành nông nghiệp.
- Thực trạng phát triển công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp. - Thực trạng phát triển thương mại - dịch vụ - du lịch. - Dân số, lao động và việc làm.
- Thực trạng phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Lý nhân.
3.2.2. Đánh giá một số nộ dung quản lý đất đa và tình hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam có liên quan đến đề tài
- Một số nội dung quản lý đất đai có liên quan đến các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện Lý Nhân.
+ Công tác giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất + Hiện trạng sử dụng đất theo đối tượng sử dụng đất.
- Đánh giá chung về công tác quản lý sử dụng đất đối với các tổ chức kinh tế. 3.2.3. Đánh giá thực trạng sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện Lý Nhân
Thống kê, phân loại các tổ chức kinh tế hoạt động trên địa bàn huyện Lý Nhân Phân tích thực trạng sử dụng đất của các loại tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện Lý Nhân
Đánh giá tình hình sử dụng đất của các loại tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện Lý Nhân
- Đánh giá tính hợp lý
+ Đánh giá tình hình sử dụng đất đúng mục đích, không đúng mục đích. + Đánh giá sự hợp lý của việc cho thuê đất, cho thuê lại đất được giao. - Đánh giá tính hợp pháp
+ Đánh giá tình hình sử dụng đất được giao, được thuê, được thuê lại. + Lấn chiếm.
+ Bỏ hoang.
- Đánh giá tính hiệu quả + Về kinh tế:
+ Về xã hội:
Góp phần tăng trưởng kinh tế.
Góp phần tăng thu nhập cho ngân sách. Mức độ thu hút lao động địa phương. Góp phần cải thiện đời sống nhân sinh.
+ Về môi trường: Mức độ ảnh hưởng đến môi trường do các chất thải (rắn, lỏng, khí).
3.2.4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam chức kinh tế trên địa bàn huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam
- Giải pháp đẩy nhanh tiến độ cấp GCN QSDĐ có thời hạn cho các tổ chức kinh tế.
- Giải pháp giải quyết tình trạng tranh chấp, bị lấn chiếm đất và lấn chiếm đất của các tổ chức kinh tế.
- Giải pháp để các tổ chức kinh tế sử dụng đất đúng mục đích. 3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu- Điều tra số liệu thứ cấp: - Điều tra số liệu thứ cấp:
- Tại phòng TNMT huyện: Thu thập các tài liệu, số liệu về hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý, sử dụng đất của huyện Lý Nhân. Các số liệu, tài liệu về giao đất, cho thuê đất của các tổ chức kinh tế (theo loại hình tổ chức kinh tế, diện tích, vị trí, địa điểm...)
- Tại các phòng, ban có liên quan như: Văn phòng HĐND-UBND huyện; Phòng nông nghiệp PTNT; Phòng Thống kê...v.v thu thập các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Lý Nhân
- Điều tra số liệu sơ cấp:
Điều tra, khảo sát thực địa: Tiến hành đi thực địa, quan sát, chụp ảnh thực tế, phỏng vấn trực tiếp theo mẫu phiếu điều tra soạn sẵn nhằm kiểm tra các thông tin thu thập về thực trạng sử dụng đất của các tổ chức kinh tế.
Sử dụng mẫu phiếu điều tra soạn sẵn điều tra các tổ chức kinh tế được nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Lý Nhân. Số phiếu điều tra được xác định theo từng loại hình tổ chức kinh tế; dựa trên cơ sở phân loại các tổ chức kinh tế từ đó xác định được số phiếu điều tra, khảo sát thực địa. Đối với các tổ chức kinh tế có số tổ chức < 10 tổ chức thì điều tra 100%; đối với các tổ chức kinh tế > 10 tổ chức thì điều tra khoảng 70 % số tổ chức được quản lý sử dụng đất. Tổng số phiếu điều tra được thể hiện trong Bảng 3.1.
Tổng số mẫu điều tra là 100/147 tổ chức kinh tế trên địa bàn.
Nội dung thông tin được thu thập bằng phiếu điều tra bao gồm một số nội dung sau: Vị trí, địa điểm, diện tích đất của tổ chức kinh tế, tình hình sử dụng đất của tổ chức kinh tế (sử dụng sai mục đích, tranh chấp, lấn chiếm, cho thuê, để
hoang hóa...) Các thông tin về sử dụng đất và hoạt động sản xuất kinh doanh, vấn đề xã hội và môi trường trong sử dụng đất của các tổ chức kinh tế. Mẫu phiếu điều tra tại phụ lục số 1.
Bảng 3.1. Số lượng tổ chức kinh tế đại diện
STT Loại tổ chức Tổng số tổ
chức
Số lượng tổ chức điều tra
1 Doanh nghiệp nhà nước 1 1
2 Công ty cổ phần 26 18
3 Công ty TNHH 71 48
4 Doanh nghiệp tư nhân 23 15
5 Hợp tác xã nông nghiệp 23 15
6 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 3 3
Tổng 147 100
3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu, phân tích và tổng hợp
Các số liệu đầu vào thu thập được phân tích, xử lý bằng phần mềm Excel để xử lý tổng hợp dữ liệu phục vụ cho xây dựng báo cáo tổng hợp. Trên cơ sở số liệu tài liệu thu thập được, tiến hành tổng hợp trình bày kết quả; các số liệu thu thập, tính toán, phân tích theo các bảng biểu kết hợp với phần thuyết minh.
3.3.3. Phương pháp so sánh
Sau khi dùng các phương pháp điều tra, thu thập tài liệu số liệu hiện có, tiến hành so sánh và đánh giá một số chỉ tiêu về cơ cấu các loại đất của các tổ chức kinh tế để phân tích, đối chiếu với các quy định để đưa ra kết luận.
3.3.4. Phương pháp đánh giá tình hình sử dụng đất của các tổ chức kinh tế
a. Đánh giá tính hợp lý và hợp pháp về sử dụng đất của các tổ chức kinh tế
- Đánh giá tính hợp lý:
+ Sử dụng đất đúng mục đích, không đúng mục đích được giao, cho thuê. + Cho thuê đất, cho thuê lại đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất. + Sự hợp lý về mục đích sử dụng.
+ Về vị trí, quy mô đối với mục đích sử dụng, đối chiếu với những quy định của nhà nước, của địa phương để xác định tính hợp lý, không hợp lý.
- Đánh giá tính hợp pháp: + Lấn chiếm đất đai; + Tranh chấp đất đai;
+ Bỏ hoang hóa đất được giao, cho thuê.
b) Đánh giá tính hiệu quả - Về kinh tế:
+ Khả năng đóng góp cho nền kinh tế, góp phần tăng trưởng kinh tế. + Khả năng tăng thu nhập cho ngân sách trung ương và địa phương.
- Về xã hội:
+ Số lao động của địa phương được làm trong các tổ chức kinh tế + Mức độ thu nhập bình quân/lao động.
- Về môi trường:
+ Các chất thải ra môi trường.
+ Mức độ xử lý chất thải (có xử lý, không xử lý). 3.3.5. Phương pháp kế thừa và có sự tham gia của người dân
Kế thừa các kết quả nghiên cứu khoa học, các đề tài cùng loại đã thực hiện thông qua các tạp trí khoa học, các Luận văn Thạc sỹ, Luận án Tiến sỹ... và Điều tra các vấn đề về môi trường và kinh tế - xã hội qua phỏng vấn nhân dân địa phương tại khu vực thực hiện dự án.
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN LÝ NHÂN, TỈNH HÀ NAM NHÂN, TỈNH HÀ NAM
4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường4.1.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Lý Nhân là huyện đồng bằng nằm trong khu vực sông Hồng thuộc tỉnh Hà Nam.
Ranh giới hành chính:
- Phía Bắc giáp tỉnh Hưng Yên - Phía Nam giáp tỉnh Nam Định - Phía Đông giáp tỉnh Thái Bình
- Phía Tây giáp huyện Bình Lục và huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam
Huyện Lý Nhân nằm cách thành phố Phủ Lý 14 km về phía Tây, có các tuyến tỉnh lộ chạy qua là đường 492 và 491, 499. Xung quanh huyện đều có sông bao bọc trong đó phía Bắc-Tây Bắc có sông Hồng, phía Tây-Tây Nam có sông Châu Giang. Đây chính là những điều kiện thuận lợi để Lý Nhân phát triển kinh tế xã hội.
Huyện Lý Nhân có tổng diện tích đất tự nhiên theo thống kê đất đai năm 2015 là 16.884,31 ha, có dân số 177.870 khẩu, số hộ là 57.064 hộ (theo số liệu của chi cục thống kê huyện Lý Nhân tính đến 30/6/2016 [Trích Báo cáo số 200/BC-UBND ngày 22/7/2016 của UBND huyện Lý Nhân trình HĐND huyện tại kỳ họp thứ Hai, khóa XIX]), mật độ dân số 1.062 người/km2.
Vị trí địa lý huyện Lý Nhân khá thuận lợi so với các huyện khác trong tỉnh Hà Nam, có mạng lưới giao thông chính hợp lý tạo cho huyện có nhiều lợi thế để giao lưu hàng hóa, kinh tế văn hóa, xã hội với các tỉnh ở đồng bằng Bắc bộ, đặc biệt với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh, thành phố lân cận như Nam Định, Thái Bình…
Trung tâm huyện Lý Nhân là thị trấn Vĩnh Trụ, vốn là một thị trấn có từ lâu đời, người dân có nhiều kinh nghiệm phát triển kinh tế theo hướng thương mại - dịch vụ.
Với vị trí địa lý thuận lợi, mạng lưới giao thông đầy đủ thủy bộ, đặc biệt các tuyến tỉnh lộ và huyện lộ từng bước được sửa sang, nâng cấp làm cho Lý Nhân càng có thêm vị thế để nhanh chóng tiếp cận với các công nghệ mới tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh, mạnh và bền vững. Tuy nhiên trước xu thế chuyển đổi sang kinh tế thị trường mạnh như hiện nay cũng sẽ tạo ra nhiều thách thức cho huyện trong việc quản lý, hoạch định các kế hoạch phát triển sao cho phù hợp và cạnh tranh được trên thị trường, trong đó áp lực về nguồn tài nguyên đất đai và môi trường sẽ rất lớn.
b. Đặc điểm địa hình, địa mạo
Huyện Lý Nhân thuộc vùng đồng bằng sông Hồng nên địa hình tương đối bằng phẳng. Địa hình của huyện được chia thành 2 nhóm là vùng trũng và vùng cao. Huyện được bao bọc bởi hai sông lớn là sông Hồng và sông Châu Giang nên địa hình có dạng lòng chảo, càng cách xa sông địa hình càng trũng. Tuy nhiên công tác thủy lợi của huyện trong những năm gần đây được quan tâm chú trọng nên những vùng trũng của huyện vẫn có khả năng tiêu nước, không còn hiện tượng ngập úng.
Nhìn chung địa hình, địa mạo của huyện tương đối thuận lợi cho việc phát triển đa dạng các loại cây trồng, dễ xây dựng công thức luân canh tăng vụ, tăng hệ số sử dụng đất và phát triển ngành công nghiệp, đa dạng hoá sản phẩm để phát triển kinh tế xã hội trong tương lai.
c. Khí hậu
Theo số liệu của trạm khí tượng Phủ Lý thì huyện Lý Nhân nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong năm có 4 mùa rõ rệt: Mùa hạ khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, thuộc tiểu vùng khí hậu đồng bằng Bắc Bộ, chịu ảnh hưởng của hướng gió chủ yếu là gió Đông Nam về mùa hè; hướng gió Đông Bắc vào mùa đông. Mùa xuân và mùa thu là mùa chuyển tiếp của 2 mùa đông và hạ, tiết trời mát mẻ se lạnh, có mưa phùn vào mùa xuân và hanh khô vào mùa thu.
* Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm là 23,50C- 240C. Tháng nóng nhất
vào tháng 7, nhiệt độ trung bình 310C, nhiệt độ cao nhất 36 0C- 380C; về mùa đông nhiệt độ trung bình là 190C. Tháng lạnh nhất vào cuối tháng 1, nhiệt độ lạnh nhất tới 6-80C;
Tổng tích ôn trong vùng thuận lợi cho phát triển nhiều loại cây trồng. Vào mùa mưa có nhiều đợt mưa đá, sấm sét ở đây xẩy ra thường xuyên, gây hậu quả khá lớn cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt vào lúc thời vụ gieo trồng và thu hái.
* Chế độ mưa: Xét về chế độ mưa, huyện Lý Nhân được chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô. Tổng lượng mưa trung bình/ năm khoảng 2000 mm.
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Lượng mưa mùa này chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Các tháng có lượng mưa trung bình cao nhất là tháng 7, 8, 9. Mưa nhiều, mưa tập trung, đặc biệt mưa lớn kết hợp với bão và nước sông dâng cao là nguyên nhân gây ngập úng, làm thiệt hại khá lớn cho sản xuất nông nghiệp.
Mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa mùa này chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa cả năm. Có tháng hầu như không có mưa gây hạn hán ở diện rộng. Tuy nhiên có năm mùa mưa kéo dài hơn và đến muộn gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất vụ đông.
* Chế độ gió: Có hai hướng gió thịnh hành là Đông Nam thổi vào mùa hè
và Đông Bắc vào mùa đông.
Trong các tháng mùa hè, ở đây thường chịu ảnh hưởng của mưa bão (tuy nhiên ở đây được đánh giá là ít bị ảnh ảnh của bão lụt). Trung bình mỗi năm có từ 2- 3 cơn bão ảnh hưởng tới huyện. Mưa, bão làm dập nát hoa màu, úng lụt ruộng đồng... gây thiệt hại đến sản xuất, nhà cửa của nhân dân.
* Độ ẩm không khí: Trung bình năm 86%, cao nhất 92%, thấp nhất 50,8%.
Tháng ẩm nhất là tháng 3, có độ ẩm trung bình là 80%. Nhìn chung ẩm độ trung bình các tháng trong năm chênh lệch không nhiều, thường ≤ 12%.
Tóm lại: Lý Nhân chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu đồng bằng sông Hồng mang nét đặc trưng nóng ẩm, mưa nhiều về mùa hè, hanh khô kéo dài về mùa đông. Với đặc điểm khí hậu như vậy, Lý Nhân có điều kiện tương đối thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên với lượng mưa bão tập trung, hay hanh khô và hạn hán là những nguyên nhân chính gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp nói riêng, phát triển kinh tế của huyện nói chung.
d. Thuỷ văn
Huyện Lý Nhân nằm trong khu vực của hệ thống sông Hồng và sông Châu Giang với tổng chiều dài gần 78 km, với diện tích lưu vực khoảng 1084 ha. Đây là mạng lưới sông suối quan trọng cung cấp nguồn nước và tiêu nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của người dân trong huyện. Ngoài ra còn có sông Long Xuyên, kênh Như Trác là các kênh tiêu chính đóng vai trò quan trọng cho việc tiêu nước của các xã vùng trũng trong huyện.
4.1.1.2. Các nguồn tài nguyên a. Tài nguyên đất
Kết quả điều tra đất đai của Lý Nhân cho thấy đất của huyện thuộc nhóm đất phù sa sông Hồng. Hầu hết các loại đất của huyện có thành phần cơ giới thay đổi từ cát pha đến thịt nặng hay sét. Các loại đất phù sa glay chua có pHKCl 3,8- 4,8. Đất phù sa ít chua phân bố ven sông, pHKCl từ 5-6. Các loại đất này đều có dung tích hấp thu và độ no bazo thấp. Hầu hết đất của huyện đều nghèo mùn, đạm, lân, kali. Hàm lượng mùn trung bình là 0,2 đến 1,5%, đạm từ 0,02-0,2%, lân tổng số từ 0,06-0,18%, lân dễ tiêu nghèo khoảng 10mg/100g đất, kali dễ tiêu ≤ 100mg/100g đất.
b. Tài nguyên nước
Nguồn tài nguyên nước của huyện Lý Nhân khá dồi dào và phân bố khá đồng đều.
* Nguồn nước mặt:
Lý Nhân có hệ thống sông ngòi quan trọng cung cấp nước, đó là sông Hồng và sông Châu Giang có tổng chiều dài là 78 km, với diện tích lưu vực là