Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện lý nhân, tỉnh hà nam (Trang 50 - 55)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện lý nhân, tỉnh hà nam

4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường

4.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Lý Nhân là huyện đồng bằng nằm trong khu vực sông Hồng thuộc tỉnh Hà Nam.

Ranh giới hành chính:

- Phía Bắc giáp tỉnh Hưng Yên - Phía Nam giáp tỉnh Nam Định - Phía Đông giáp tỉnh Thái Bình

- Phía Tây giáp huyện Bình Lục và huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam

Huyện Lý Nhân nằm cách thành phố Phủ Lý 14 km về phía Tây, có các tuyến tỉnh lộ chạy qua là đường 492 và 491, 499. Xung quanh huyện đều có sông bao bọc trong đó phía Bắc-Tây Bắc có sông Hồng, phía Tây-Tây Nam có sông Châu Giang. Đây chính là những điều kiện thuận lợi để Lý Nhân phát triển kinh tế xã hội.

Huyện Lý Nhân có tổng diện tích đất tự nhiên theo thống kê đất đai năm 2015 là 16.884,31 ha, có dân số 177.870 khẩu, số hộ là 57.064 hộ (theo số liệu của chi cục thống kê huyện Lý Nhân tính đến 30/6/2016 [Trích Báo cáo số 200/BC-UBND ngày 22/7/2016 của UBND huyện Lý Nhân trình HĐND huyện tại kỳ họp thứ Hai, khóa XIX]), mật độ dân số 1.062 người/km2.

Vị trí địa lý huyện Lý Nhân khá thuận lợi so với các huyện khác trong tỉnh Hà Nam, có mạng lưới giao thông chính hợp lý tạo cho huyện có nhiều lợi thế để giao lưu hàng hóa, kinh tế văn hóa, xã hội với các tỉnh ở đồng bằng Bắc bộ, đặc biệt với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh, thành phố lân cận như Nam Định, Thái Bình…

Trung tâm huyện Lý Nhân là thị trấn Vĩnh Trụ, vốn là một thị trấn có từ lâu đời, người dân có nhiều kinh nghiệm phát triển kinh tế theo hướng thương mại - dịch vụ.

Với vị trí địa lý thuận lợi, mạng lưới giao thông đầy đủ thủy bộ, đặc biệt các tuyến tỉnh lộ và huyện lộ từng bước được sửa sang, nâng cấp làm cho Lý Nhân càng có thêm vị thế để nhanh chóng tiếp cận với các công nghệ mới tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh, mạnh và bền vững. Tuy nhiên trước xu thế chuyển đổi sang kinh tế thị trường mạnh như hiện nay cũng sẽ tạo ra nhiều thách thức cho huyện trong việc quản lý, hoạch định các kế hoạch phát triển sao cho phù hợp và cạnh tranh được trên thị trường, trong đó áp lực về nguồn tài nguyên đất đai và môi trường sẽ rất lớn.

b. Đặc điểm địa hình, địa mạo

Huyện Lý Nhân thuộc vùng đồng bằng sông Hồng nên địa hình tương đối bằng phẳng. Địa hình của huyện được chia thành 2 nhóm là vùng trũng và vùng cao. Huyện được bao bọc bởi hai sông lớn là sông Hồng và sông Châu Giang nên địa hình có dạng lòng chảo, càng cách xa sông địa hình càng trũng. Tuy nhiên công tác thủy lợi của huyện trong những năm gần đây được quan tâm chú trọng nên những vùng trũng của huyện vẫn có khả năng tiêu nước, không còn hiện tượng ngập úng.

Nhìn chung địa hình, địa mạo của huyện tương đối thuận lợi cho việc phát triển đa dạng các loại cây trồng, dễ xây dựng công thức luân canh tăng vụ, tăng hệ số sử dụng đất và phát triển ngành công nghiệp, đa dạng hoá sản phẩm để phát triển kinh tế xã hội trong tương lai.

c. Khí hậu

Theo số liệu của trạm khí tượng Phủ Lý thì huyện Lý Nhân nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong năm có 4 mùa rõ rệt: Mùa hạ khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, thuộc tiểu vùng khí hậu đồng bằng Bắc Bộ, chịu ảnh hưởng của hướng gió chủ yếu là gió Đông Nam về mùa hè; hướng gió Đông Bắc vào mùa đông. Mùa xuân và mùa thu là mùa chuyển tiếp của 2 mùa đông và hạ, tiết trời mát mẻ se lạnh, có mưa phùn vào mùa xuân và hanh khô vào mùa thu.

* Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm là 23,50C- 240C. Tháng nóng nhất

vào tháng 7, nhiệt độ trung bình 310C, nhiệt độ cao nhất 36 0C- 380C; về mùa đông nhiệt độ trung bình là 190C. Tháng lạnh nhất vào cuối tháng 1, nhiệt độ lạnh nhất tới 6-80C;

Tổng tích ôn trong vùng thuận lợi cho phát triển nhiều loại cây trồng. Vào mùa mưa có nhiều đợt mưa đá, sấm sét ở đây xẩy ra thường xuyên, gây hậu quả khá lớn cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt vào lúc thời vụ gieo trồng và thu hái.

* Chế độ mưa: Xét về chế độ mưa, huyện Lý Nhân được chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô. Tổng lượng mưa trung bình/ năm khoảng 2000 mm.

Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Lượng mưa mùa này chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Các tháng có lượng mưa trung bình cao nhất là tháng 7, 8, 9. Mưa nhiều, mưa tập trung, đặc biệt mưa lớn kết hợp với bão và nước sông dâng cao là nguyên nhân gây ngập úng, làm thiệt hại khá lớn cho sản xuất nông nghiệp.

Mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa mùa này chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa cả năm. Có tháng hầu như không có mưa gây hạn hán ở diện rộng. Tuy nhiên có năm mùa mưa kéo dài hơn và đến muộn gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất vụ đông.

* Chế độ gió: Có hai hướng gió thịnh hành là Đông Nam thổi vào mùa hè

và Đông Bắc vào mùa đông.

Trong các tháng mùa hè, ở đây thường chịu ảnh hưởng của mưa bão (tuy nhiên ở đây được đánh giá là ít bị ảnh ảnh của bão lụt). Trung bình mỗi năm có từ 2- 3 cơn bão ảnh hưởng tới huyện. Mưa, bão làm dập nát hoa màu, úng lụt ruộng đồng... gây thiệt hại đến sản xuất, nhà cửa của nhân dân.

* Độ ẩm không khí: Trung bình năm 86%, cao nhất 92%, thấp nhất 50,8%.

Tháng ẩm nhất là tháng 3, có độ ẩm trung bình là 80%. Nhìn chung ẩm độ trung bình các tháng trong năm chênh lệch không nhiều, thường ≤ 12%.

Tóm lại: Lý Nhân chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu đồng bằng sông Hồng mang nét đặc trưng nóng ẩm, mưa nhiều về mùa hè, hanh khô kéo dài về mùa đông. Với đặc điểm khí hậu như vậy, Lý Nhân có điều kiện tương đối thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên với lượng mưa bão tập trung, hay hanh khô và hạn hán là những nguyên nhân chính gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp nói riêng, phát triển kinh tế của huyện nói chung.

d. Thuỷ văn

Huyện Lý Nhân nằm trong khu vực của hệ thống sông Hồng và sông Châu Giang với tổng chiều dài gần 78 km, với diện tích lưu vực khoảng 1084 ha. Đây là mạng lưới sông suối quan trọng cung cấp nguồn nước và tiêu nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của người dân trong huyện. Ngoài ra còn có sông Long Xuyên, kênh Như Trác là các kênh tiêu chính đóng vai trò quan trọng cho việc tiêu nước của các xã vùng trũng trong huyện.

4.1.1.2. Các nguồn tài nguyên a. Tài nguyên đất

Kết quả điều tra đất đai của Lý Nhân cho thấy đất của huyện thuộc nhóm đất phù sa sông Hồng. Hầu hết các loại đất của huyện có thành phần cơ giới thay đổi từ cát pha đến thịt nặng hay sét. Các loại đất phù sa glay chua có pHKCl 3,8- 4,8. Đất phù sa ít chua phân bố ven sông, pHKCl từ 5-6. Các loại đất này đều có dung tích hấp thu và độ no bazo thấp. Hầu hết đất của huyện đều nghèo mùn, đạm, lân, kali. Hàm lượng mùn trung bình là 0,2 đến 1,5%, đạm từ 0,02-0,2%, lân tổng số từ 0,06-0,18%, lân dễ tiêu nghèo khoảng 10mg/100g đất, kali dễ tiêu ≤ 100mg/100g đất.

b. Tài nguyên nước

Nguồn tài nguyên nước của huyện Lý Nhân khá dồi dào và phân bố khá đồng đều.

* Nguồn nước mặt:

Lý Nhân có hệ thống sông ngòi quan trọng cung cấp nước, đó là sông Hồng và sông Châu Giang có tổng chiều dài là 78 km, với diện tích lưu vực là 1.084 ha.

Ngoài ra trong huyện còn có sông Long Xuyên- kênh tiêu chính, đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu nước cho vùng trũng của Lý Nhân .

* Nguồn nước ngầm:

Đến nay chưa có điều tra nguồn nước ngầm một cách hệ thống tại huyện Lý Nhân, nhưng qua thực tế cho thấy: Các giếng nước đào của dân trong vùng thường không quá sâu khoảng 7 - 9 m, chất lượng nước khá tốt có thể phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân trong vùng và hỗ trợ nước tưới cho nông nghiệp. Nguồn nước ngầm của huyện đặc trưng cho vùng châu thổ sông Hồng, có 2 tầng nước ngầm là hệ Thái Bình và hệ Hà Nội.

Tóm lại nguồn nước mặt và nước ngầm ở huyện Lý Nhân khá phong phú, vấn đề ở chỗ cần quy hoạch khai thác nguồn nước ở đây sao cho hiệu quả, cần cải tạo hệ thống thủy lợi để phụ vụ cho thâm canh, tăng diện tích tưới tiêu chủ động, hạn chế thấp nhất do ảnh hưởng của thiên tai.

c. Tài nguyên nhân văn

Lý Nhân là huyện điển hình của vùng chiêm trũng Hà Nam. Đây là nơi có lịch sử khá lâu đời, được coi là cái nôi của văn hóa Việt. Những di tích khảo cổ cho thấy cách đây 4000 năm người Việt cổ đã từng bước khai thác vùng chiêm trũng này. Dần theo thời gian các làng nghề thủ công mỹ nghệ như dệt may, thêu ren, mộc… xuất hiện cùng với bản chất người Lý Nhân cần cù, hiếu học.

Lý Nhân có quần thể di tích lịch sử, văn hoá đền Trần Thương (Theo quyết định số 1292/QĐ-UBND ngày 08/10/2009 của UBND tỉnh) tại xã Nhân Đạo với quy mô diện tích khoảng 6 ha, là trung tâm lễ hội và là điểm tham quan du lịch văn hoá lịch sử, tâm linh, sinh tháí.

4.1.1.3. Thực trạng môi trường

Môi trường có tầm quan trọng rất đặc biệt đối với đời sống con người và sinh vật, liên quan chặt chẽ không chỉ với các nguồn tài nguyên thiên nhiên mà còn sự phát triển kinh tế - xã hội và sự tồn tại của con người.

Với đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội theo hướng Công nghiệp - Xây dựng, Dịch vụ - Du lịch và Nông nghiệp, cảnh quan thiên nhiên của huyện Lý Nhân đã bị tác động mạnh mẽ, môi trường ở một số nơi đã có những dấu hiệu cảnh báo theo hướng bất lợi do các nguyên nhân chủ yếu là:

- Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, do quá trình khai thác đất đai không hợp lý đã làm cho đất ở một số vùng bị bạc màu hóa, xói mòn rửa trôi. Việc sử dụng các loại hoá chất như phân hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ... cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường.

- Do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra mạnh, nhu cầu về nguyên vật liệu xây dựng lớn dẫn đến khai thác cát, sỏi, đá ở ven sông Hồng diễn ra không tuân thủ theo luật bảo vệ môi trường đã làm mất đi cảnh quan môi trường của dòng sông Hồng

- Mức độ ô nhiễm không khí ngày một tăng do hoạt động giao thông, công nghiệp ở một số khu san lấp và làm đường, khói bụi ô tô…

- Tại một số khu trung tâm cụm xã, chợ cóc, chợ thị trấn Vĩnh Trụ….đã thải ra môi trường nhiều loại phế thải khác nhau, tuy chưa trầm trọng, nhưng cũng cảnh báo trong tương lai cần có các biện pháp quản lý nguồn phế thải, nước thải

này, đồng thời cần có công nghệ xử lý chống ô nhiễm môi trường giữ cho cảnh quan đô thị và nông thôn trong sạch và bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện lý nhân, tỉnh hà nam (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)