Tình hình phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện lý nhân, tỉnh hà nam (Trang 55 - 58)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện lý nhân, tỉnh hà nam

4.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Kiên trì thực hiện đường lối đổi mới phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường, chống quan liêu bao cấp, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện Lý Nhân đã chỉ đạo một cách có hiệu quả phát triển kinh tế trong những năm vừa qua. Nền kinh tế của huyện có những bước tăng trưởng khá, từ giai đoạn 2010-2015 đạt 12,52%, vượt 0,02% so kế hoạch đề ra. Trong 6 tháng đầu năm 2016 tổng thu từ kinh tế trên địa bàn đạt 56,062 tỷ đồng, đạt 64,8% kế hoạch đề ra, bằng 147,9% so cùng kỳ. Thành tựu này trước hết thuộc về người dân lao động huyện Lý Nhân với Nghị quyết đúng đắn của Đảng bộ huyện và dưới sự chỉ đạo có hiệu quả của UBND huyện Lý Nhân.

Là huyện thuần nông lại xa trung tâm tỉnh, mặc dù có nhiều khó khăn nhưng huyện cũng có những lợi thế trong phát triển kinh tế toàn diện. Cơ cấu kinh tế có những bước chuyển dịch tích cực, đặc biệt cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, CN-TTCN, làng nghề có bước phát triển, thương mại, dịch vụ được mở rộng, tỷ trọng phát triển giữa các ngành đã thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp.

Theo số liệu của phòng thống kê huyện và báo cáo trình HĐND huyện kỳ họp thứ Hai khóa XIX, cho thấy tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế như sau: Nông - lâm nghiệp và thủy sản tăng 64,5%/năm; công nghiệp -TTCN tăng 21,3%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng nông - lâm, thủy sản giảm từ 47 % giai đoạn 200-2005 xuống còn 30,57%; công nghiệp –TTCN, xây dựng tăng từ 25% lên 36,16%; thương mại, dịch vụ tăng từ 28% giai đoạn 2000-2005 lên 33,27%. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 17,2 triệu đồng/6 tháng đầu năm.

Tổng sản lượng lương thực có hạt 6 tháng đầu năm bình quân đạt 58.967 tấn, đạt 62,07% kế hoạch năm. Bình quân lượng thực/người/năm cũng được cải thiện đáng kể, năm 2005 là 450 kg/người/năm, năm 2010 là 536 kg/người/năm, năm 2015 đạt 558,3 kg/người/năm.

4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế a. Thực trạng phát triển ngành nông nghiệp

Những năm gần đây nhờ có chính sách của Đảng và Nhà nước, ngành nông nghiệp của huyện Lý Nhân đã thu được nhiều thành tích làm cơ sở vững chắc cho sản xuất theo cơ chế thị trường. Hiện nay, huyện Lý Nhân không chỉ sản xuất nông nghiệp đạt năng suất cao, chất lượng tốt mà còn cho hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị sản xuất. Số cánh đồng đạt giá trị sản xuất từ được 80 -150 triệu đồng/ha/năm là 118 với tổng diện tích là 1.451 ha như ở các HTX: Nhân nghĩa, Hạ Vỹ - Nhân Chính, Nhân Phúc - Phú Phúc, Tân Lý - Chân Lý, Bảo Lý 1 - Bắc Lý…góp phần nâng cao giá trị sản xuất trên 1ha đất canh tác từ 60 triệu đồng/ha năm 2010 lên 93 triệu đồng/ha năm 2015.

Trong nông nghiệp, việc chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng diễn ra mạnh mẽ đặc biệt là chăn nuôi, thủy sản. Đến năm 2015 tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 50,03% trong kinh tế nông nghiệp. Huyện đã chỉ đạo chuyển 497 ha đất trũng, trồng lúa kém hiệu quả sang sản xuất đa canh, tăng 318,4 ha so với năm 2010. Nhìn chung, nền kinh tế của huyện Lý Nhân giai đoạn 2010 - 2015 có chuyển biến tích cực và thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Đặc biệt là sản xuất theo hướng tập trung, quy mô lớn, đã áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất cho hiệu quả kinh tế khá, chuyển dịch mạnh mẽ theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên cần phải có những cơ chế ưu đãi và phù hợp hơn để thu hút nguồn đầu tư, phát triển ngành công nghiệp, thương mại dịch vụ và du lịch nhằm khai thác đầy đủ thế mạnh của một huyện vùng đồng bằng Bắc bộ.

b. Thực trạng phát triển công nghiệp - TTCN, thương mại dịch vụ

Trước năm 2000, Lý Nhân có một số cơ sở sản xuất TTCN quy mô hộ cá thể, tư nhân và doanh nghiệp nhỏ mới thành lập. Giá trị của ngành công nghiệp - xây dựng trong thời kỳ này chủ yếu do đầu tư về xây dựng cơ bản trên địa bàn mang lại. Nhưng từ sau năm 2000, với xu thế chung của đất nước, thực hiện Nghị quyết TW5 - khoá 8 về công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông thôn, nông nghiệp và với cơ chế mạnh dạn hỗ trợ các doanh nghiệp trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng, một số cụm công nghiệp của huyện đã được hình thành, tạo điều kiện thu hút đầu tư, nhiều doanh nghiệp HTX ra đời đã tạo nên bước phát triển mới. Cơ bản các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, thu hút nhiều lao động như: dệt may, sản xuất gạch tuy-nel, chế biến nông sản... Cụm công nghiệp

Hòa Hậu với quy mô 9,2 ha hiện có 8 doanh nghiệp đang hoạt động. Tổng sản lượng gạch tuy-nel của các doanh nghiệp trong huyện sản xuất đến năm 2015 đạt gần 150 triệu viên.

Đến nay, toàn huyện có 15 làng nghề truyền thống tiểu thủ công nghiệp, 7 làng nghề tiểu thủ công nghiệp và 31 làng có nghề đã được UBND tỉnh công nhận. Các sản phẩm truyền thống của địa phương như: bánh đa nem làng Chều, cá kho Nhân Hậu, chuối ngự Đại Hoàng... đã có thương hiệu trên thị trường, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Các hiệp hội: bánh đa nem, cá kho, đồ gỗ mỹ nghệ (xã Nhân Khang) được thành lập và đi vào hoạt động có hiệu quả, góp phần quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm và hỗ trợ các hộ sản xuất, kinh doanh phát triển.

4.1.2.3. Dân số, lao động và việc làm

Đất đai và dân số có mối quan hệ biện chứng với nhau. Đất đai là nơi để loài người tồn tại và phát triển. Từ xưa đến nay, hầu hết của cải phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống loài người được lấy ra từ đất. Chính vì vậy sự gia tăng dân số đã không ngừng gây sức ép đối với việc sử dụng đất và tài nguyên thiên nhiên.

Theo số liệu điều tra, dân số toàn huyện năm 2015 là 177.661 người, tính đến 6 tháng đầu năm 2016, dân số tăng lên 177.870 người. Trong đó, nam giới là 86.979 người, chiếm 48,90% tổng dân số toàn huyện; nữ giới là 90.891 người, chiếm 51,10% tổng dân số toàn huyện.

Bảng 4.1. Chỉ tiêu về dân số, lao động và phát triển xã hội huyện Lý Nhân năm 2016

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2016

Tỷ lệ gia tăng dân số TN % 0,55

Tổng số khẩu Người 177.870

Tỷ lệ hộ nghèo % 7,76

Số LĐ dược giải quyết việc làm Lao động 1.458 Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng % 13,5 Tỷ lệ hộ nông thôn dùng nước sạch % 96

Tỷ lệ rác thải được thu gom % 91

Tổng số học sinh phổ thông Học sinh 27.019 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra tra trên địa bàn huyện Lý Nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện lý nhân, tỉnh hà nam (Trang 55 - 58)