Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện lý nhân, tỉnh hà nam (Trang 45 - 50)

3.1. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Điạ điểm nghiên cứu: Huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. - Điạ điểm nghiên cứu: Huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.

- Thời gian nghiên cứu:

+ Thời gian tiến hành đề tài luận văn: Từ tháng 4/2016 đến tháng 10/2017 + Thời gian số liệu được thu thập: Từ tháng 1/2008 đến tháng 10/2016. - Đối tượng nghiên cứu:

Quỹ đất của các tổ chức kinh tế được Nhà nước g ao đất, cho thuê đất, sử dụng theo đối tượng và mục đích sử dụng đất trên địa bàn huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.

3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.2.1. Nghiên cứu đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Lý Nhân có liên quan đến đề tài Nhân có liên quan đến đề tài

3.2.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường

- Điều kiện tự nhiên. - Các nguồn tài nguyên. - Cảnh quan môi trường.

3.2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

- Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Thực trạng phát triển ngành nông nghiệp.

- Thực trạng phát triển công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp. - Thực trạng phát triển thương mại - dịch vụ - du lịch. - Dân số, lao động và việc làm.

- Thực trạng phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Lý nhân.

3.2.2. Đánh giá một số nộ dung quản lý đất đa và tình hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam có liên quan đến đề tài

- Một số nội dung quản lý đất đai có liên quan đến các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện Lý Nhân.

+ Công tác giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất + Hiện trạng sử dụng đất theo đối tượng sử dụng đất.

- Đánh giá chung về công tác quản lý sử dụng đất đối với các tổ chức kinh tế. 3.2.3. Đánh giá thực trạng sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện Lý Nhân

Thống kê, phân loại các tổ chức kinh tế hoạt động trên địa bàn huyện Lý Nhân Phân tích thực trạng sử dụng đất của các loại tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện Lý Nhân

Đánh giá tình hình sử dụng đất của các loại tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện Lý Nhân

- Đánh giá tính hợp lý

+ Đánh giá tình hình sử dụng đất đúng mục đích, không đúng mục đích. + Đánh giá sự hợp lý của việc cho thuê đất, cho thuê lại đất được giao. - Đánh giá tính hợp pháp

+ Đánh giá tình hình sử dụng đất được giao, được thuê, được thuê lại. + Lấn chiếm.

+ Bỏ hoang.

- Đánh giá tính hiệu quả + Về kinh tế:

+ Về xã hội:

Góp phần tăng trưởng kinh tế.

Góp phần tăng thu nhập cho ngân sách. Mức độ thu hút lao động địa phương. Góp phần cải thiện đời sống nhân sinh.

+ Về môi trường: Mức độ ảnh hưởng đến môi trường do các chất thải (rắn, lỏng, khí).

3.2.4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam chức kinh tế trên địa bàn huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam

- Giải pháp đẩy nhanh tiến độ cấp GCN QSDĐ có thời hạn cho các tổ chức kinh tế.

- Giải pháp giải quyết tình trạng tranh chấp, bị lấn chiếm đất và lấn chiếm đất của các tổ chức kinh tế.

- Giải pháp để các tổ chức kinh tế sử dụng đất đúng mục đích. 3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu- Điều tra số liệu thứ cấp: - Điều tra số liệu thứ cấp:

- Tại phòng TNMT huyện: Thu thập các tài liệu, số liệu về hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý, sử dụng đất của huyện Lý Nhân. Các số liệu, tài liệu về giao đất, cho thuê đất của các tổ chức kinh tế (theo loại hình tổ chức kinh tế, diện tích, vị trí, địa điểm...)

- Tại các phòng, ban có liên quan như: Văn phòng HĐND-UBND huyện; Phòng nông nghiệp PTNT; Phòng Thống kê...v.v thu thập các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Lý Nhân

- Điều tra số liệu sơ cấp:

Điều tra, khảo sát thực địa: Tiến hành đi thực địa, quan sát, chụp ảnh thực tế, phỏng vấn trực tiếp theo mẫu phiếu điều tra soạn sẵn nhằm kiểm tra các thông tin thu thập về thực trạng sử dụng đất của các tổ chức kinh tế.

Sử dụng mẫu phiếu điều tra soạn sẵn điều tra các tổ chức kinh tế được nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Lý Nhân. Số phiếu điều tra được xác định theo từng loại hình tổ chức kinh tế; dựa trên cơ sở phân loại các tổ chức kinh tế từ đó xác định được số phiếu điều tra, khảo sát thực địa. Đối với các tổ chức kinh tế có số tổ chức < 10 tổ chức thì điều tra 100%; đối với các tổ chức kinh tế > 10 tổ chức thì điều tra khoảng 70 % số tổ chức được quản lý sử dụng đất. Tổng số phiếu điều tra được thể hiện trong Bảng 3.1.

Tổng số mẫu điều tra là 100/147 tổ chức kinh tế trên địa bàn.

Nội dung thông tin được thu thập bằng phiếu điều tra bao gồm một số nội dung sau: Vị trí, địa điểm, diện tích đất của tổ chức kinh tế, tình hình sử dụng đất của tổ chức kinh tế (sử dụng sai mục đích, tranh chấp, lấn chiếm, cho thuê, để

hoang hóa...) Các thông tin về sử dụng đất và hoạt động sản xuất kinh doanh, vấn đề xã hội và môi trường trong sử dụng đất của các tổ chức kinh tế. Mẫu phiếu điều tra tại phụ lục số 1.

Bảng 3.1. Số lượng tổ chức kinh tế đại diện

STT Loại tổ chức Tổng số tổ

chức

Số lượng tổ chức điều tra

1 Doanh nghiệp nhà nước 1 1

2 Công ty cổ phần 26 18

3 Công ty TNHH 71 48

4 Doanh nghiệp tư nhân 23 15

5 Hợp tác xã nông nghiệp 23 15

6 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 3 3

Tổng 147 100

3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu, phân tích và tổng hợp

Các số liệu đầu vào thu thập được phân tích, xử lý bằng phần mềm Excel để xử lý tổng hợp dữ liệu phục vụ cho xây dựng báo cáo tổng hợp. Trên cơ sở số liệu tài liệu thu thập được, tiến hành tổng hợp trình bày kết quả; các số liệu thu thập, tính toán, phân tích theo các bảng biểu kết hợp với phần thuyết minh.

3.3.3. Phương pháp so sánh

Sau khi dùng các phương pháp điều tra, thu thập tài liệu số liệu hiện có, tiến hành so sánh và đánh giá một số chỉ tiêu về cơ cấu các loại đất của các tổ chức kinh tế để phân tích, đối chiếu với các quy định để đưa ra kết luận.

3.3.4. Phương pháp đánh giá tình hình sử dụng đất của các tổ chức kinh tế

a. Đánh giá tính hợp lý và hợp pháp về sử dụng đất của các tổ chức kinh tế

- Đánh giá tính hợp lý:

+ Sử dụng đất đúng mục đích, không đúng mục đích được giao, cho thuê. + Cho thuê đất, cho thuê lại đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất. + Sự hợp lý về mục đích sử dụng.

+ Về vị trí, quy mô đối với mục đích sử dụng, đối chiếu với những quy định của nhà nước, của địa phương để xác định tính hợp lý, không hợp lý.

- Đánh giá tính hợp pháp: + Lấn chiếm đất đai; + Tranh chấp đất đai;

+ Bỏ hoang hóa đất được giao, cho thuê.

b) Đánh giá tính hiệu quả - Về kinh tế:

+ Khả năng đóng góp cho nền kinh tế, góp phần tăng trưởng kinh tế. + Khả năng tăng thu nhập cho ngân sách trung ương và địa phương.

- Về xã hội:

+ Số lao động của địa phương được làm trong các tổ chức kinh tế + Mức độ thu nhập bình quân/lao động.

- Về môi trường:

+ Các chất thải ra môi trường.

+ Mức độ xử lý chất thải (có xử lý, không xử lý). 3.3.5. Phương pháp kế thừa và có sự tham gia của người dân

Kế thừa các kết quả nghiên cứu khoa học, các đề tài cùng loại đã thực hiện thông qua các tạp trí khoa học, các Luận văn Thạc sỹ, Luận án Tiến sỹ... và Điều tra các vấn đề về môi trường và kinh tế - xã hội qua phỏng vấn nhân dân địa phương tại khu vực thực hiện dự án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện lý nhân, tỉnh hà nam (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)