Nhận xét chung về điều kiện tự nhiê n kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện lý nhân, tỉnh hà nam (Trang 58 - 59)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện lý nhân, tỉnh hà nam

4.1.4. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiê n kinh tế xã hội

4.1.4.1. Những tiềm năng và thuận lợi

Quỹ đất của huyện Lý Nhân đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng đất trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa; hệ thống cơ sở hạ tầng đầu tư đồng bộ, tạo điều kiện cho huyện phát triển nền kinh tế toàn diện hơn.

Cơ chế chính sách đầu tư cũng có nhiều thay đổi theo hướng thông thoáng và cởi mở hơn, được sự quan tâm của UBND tỉnh Hà Nam cùng với các Bộ, ngành Trung ương trong việc thực hiện các công trình đầu tư tại địa phương, đặc biệt là trong các lĩnh vực giao thông, thủy lợi.

Các lĩnh vực văn hóa - xã hội đạt được nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, an ninh quốc phòng được giữ vững.

Nguồn lao động dồi dào đáp ứng yêu cầu đối với lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quôc tế.

Cơ sở văn hóa, lịch sử và các yếu tố truyền thống cũng là tiền đề quan trọng cho phát triển kinh tế của huyện.

4.1.4.2. Những khó khăn, thách thức

Bên cạnh những thuận lợi nhất định, trong quá trình phát triển kinh tế xã hội huyện Lý Nhân cũng gặp không ít những khó khăn thách thức:

Kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn, nhất là hạ tầng phục vụ cho sản xuất và đời sống đã được nâng lên một bước, song chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuyến đường huyện và liên xã, đường nông thôn, hệ thống điện dùng cho sinh hoạt còn chắp vá. Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở một số xã, thôn, hộ gia đình tuy đã được thực hiện, nhưng còn chậm và chưa vững chắc. Một số ngành và địa phương chuyển hướng cơ cấu kinh tế còn thiếu quy hoạch, manh mún mang tính chất tự phát, chưa khai thác hết tiềm năng lao động, việc khôi phục các ngành nghề truyền thống còn hạn chế, chưa có sản phẩm hàng hoá mang tính chủ lực.

Tỷ lệ lao động không có việc làm còn cao, trong khi đó đất đai ít, lao động phần lớn chưa được đào tạo nghề, chủ yếu là làm thủ công nên năng suất lao động thấp. Chính vì vậy tạo một sức ép rất lớn đối với xã hội về giải quyết việc làm. 4.2. ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ NỘI DUNG QUẢN LÝ VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LÝ NHÂN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện lý nhân, tỉnh hà nam (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)