Những thủ đoạn sản xuất, buôn bán hàng giả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh bắc giang (Trang 28 - 34)

2.1.5.1. Các bước sản xuất, buôn bán hàng giả

Qua điều tra nghiên cứu nhận thấy, thông thường việc sản xuất, buôn bán hàng giả của các đối tượng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong thời gian qua đều diễn ra qua 04 bước:

Bước 1: Giai đoạn tìm kiếm thị trường, nghiên cứu nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng và khả năng cung cấp loại mặt hàng của các doanh nghiệp.

Bước 2: Giai đoạn tìm kiếm nguyên liệu, phương thức, phương tiện để sản xuất (tem, nhãn, mẫu mã, bao bì, máy móc, phương tiện, địa điểm sản xuất).

Bước 3: Giai đoạn tiến hành sản xuất hàng giả.

Bước 4: Giai đoạn tiêu thụ sản phẩm làm ra, ở giai đoạn này vì mục đích vụ lợi chúng sẵn sàng tìm kiếm mọi phương thức khác nhau để bán được nhiều nhất, nhanh nhất. Tuỳ theo chủng loại hàng khác nhau, chúng có thể bán cho đại lý hay người buôn bán nhỏ.

- Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các bí mật công nghệ để sản xuất và đưa các loại hóa chất, nguyên liệu khác loại có độc hại vào sản xuất nhằm hạ giá thành và sử dụng bao bì nhãn mác của người khác để buôn bán.

2.1.5.2. Thủ đoạn làm giả

- Làm hàng giả hoàn toàn về hình thức và nội dung, những hàng này có chất lượng vừa phải, khó có điều kiện kiểm tra, điển hình là các loại dầu gội đầu Rejoice, Pantin, Clear, Oganic, Sunsilk… của các Công ty Unilever, Haso,…;

- Làm hàng giả có chất lượng khá tốt, có bao bì được sản xuất với kỹ thuật tiên tiến, hoặc bao bì cũ được sử dụng có gia công một số kỹ thuật để gắn kết các dấu hiệu “Chống giả”, như hàng thật, điển hình là các loại rượu ngoại Hennesys, Remy, Chivas…;

- Làm hàng giả dựa trên nguyên liệu sẵn có trên thị trường, có chất lượng kém hơn và giá rẻ hơn để đưa vào bao bì in ấn tương đương thật, kể cả các biện pháp chống giả, điển hình là bột ngọt Ajinomoto, Xi măng Hoàng Thạch…;

- Làm hàng giả theo phương thức nhái nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp của các sản phẩm nổi tiếng như hàng loạt các loại nước khoáng có tiếp đầu ngữ “La” hoặc tiếp vị ngữ “-Vie” để cho mọi người nghe đến “La”, đến “Vie” là uống được;

- Dạng hàng nội sản xuất giả hàng ngoại với mục đích làm tăng giá trị hàng hóa, bán với giá cao hơn như: Sản xuất hàng hoá trong nước nhưng gắn nhãn mác và ghi xuất xứ từ nước ngoài;

- Sử dụng, hóa đơn, chứng từ, tờ khai hải quan giả mạo để hợp thức hóa các lô hàng giả nhập vào các công trình; làm giả các hóa đơn, vé máy bay, tầu

hỏa, các vé thu phí và lệ phí; làm giả bộ chứng từ bán hàng tịch thu sung quỹ nhà nước để hợp thức hóa hàng nhập lậu;

- Làm giả hộ chiếu để xuất cảnh, con dấu, quân phục các ngành. Nhân bản trái phép các ấn phẩm văn hóa, băng đĩa hình, băng đĩa nhạc, tiền giả,…;

- Làm giả các hợp đồng lao động, các hợp đồng hợp tác quốc tế để đưa lao động đi nước ngoài trái phép;

- Sản xuất hàng trong nước xuất ra nước ngoài rồi làm lại bao bì sau đó nhập hợp pháp hoặc bất hợp pháp vào Việt Nam dưới tên và nhãn hiệu của các công ty nước ngoài; đây là hành vi giả về xuất xứ hàng hoá để tăng giá trị của hàng hoá. Ví dụ như trong sản xuất thuốc tân dược,….;

- Đặt hàng các doanh nghiệp nước ngoài (chủ yếu là Trung Quốc) sản xuất có kiểu dáng giống các mặt hàng nổi tiếng của các nước, hoặc trong nước sau đó về gắn mác nhãn hiệu nổi tiếng để đem đi tiêu thụ như: Đầu kỹ thuật số VTC, giầy Nike, giầy Adidas, khăn lụa Khaisilk (Nguyễn Trọng Tín, 2007).

2.1.5.3. Thủ đoạn tiêu thụ

Lợi dụng chính sách khuyến khích liên doanh, đầu tư gia công với nước ngoài để sản xuất hàng giả như trường hợp Công ty Golden Side (Hồng Kông) liên doanh với Công ty Lotaba và Công ty Khatoco với hình thức Công ty Golden Side đưa nguyên liệu vào để sản xuất thuốc lá Malbro giả, Công ty Golden Side chịu trách nhiệm tiêu thụ ra nước ngoài; hai công ty LOTABA và KHATOCO nhận tiền gia công từ 8 đến 16 USD/thùng,… liên doanh này đã sản xuất, tiêu thụ tới trên 20 triệu bao mới bị phát hiện.

- Đưa hàng giả bày bán lẫn hàng thật ở các cửa hàng, các chợ;

- Hàng sản xuất tại một nơi và tiêu thụ tại nơi khác, phân phối hàng giả tại nơi người tiêu dùng thiếu thông tin về hàng thật và ham rẻ, đặc biệt vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số;

- Khuyến mại lừa bịp: Mạo nhận là nhà sản xuất khuyến mại lừa dối người tiêu dùng;

- Nhập nguyên liệu, phụ liệu không của chính hãng và có chất lượng thấp hơn đưa vào sản xuất, lắp ráp và in ấn bao bì giả mạo các hãng lớn như phụ tùng xe máy, mực in, bếp ga, vòi sen, thiết bị vệ sinh, đồ điện tử, thực phẩm chức năng, nồi cơm điện....;

- Mua hoặc in ấn bao bì nhãn mác của doanh nghiệp khác rồi cho sản phẩm cùng loại nhưng kém nổi tiếng hoặc chất lượng thấp hơn điển hình loại này là bột ngọt Ajnomoto. Xi măng Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, phân lân Hà Bắc, phân lân Lâm Thao, Phân lân Bình Điền…;

- Hàng giả về chất lượng bằng thủ đoạn như đưa thêm tạp chất, dùng hóa chất, chất phụ gia, chất tạo mầu, chất bảo quản không được phép sử dụng, có ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng;

- Dùng thủ đoạn để tăng cỡ và khối lượng của sản phẩm, ví dụ: Cho vật nặng, kim loại vào bụng cá lớn, gim đinh, chì, hoặc bơm chích các dịch lỏng vào thân tôm lớn, cua gạch, ngâm nguyên liệu thủy sản trong các loại hóa chất gây ngậm nước, bơm nước vào lơn, trâu, bò …;

- Đối tượng làm hàng giả thông thường đặt vấn đề với nước ngoài làm hợp đồng giả mạo, đặt hàng giảm bớt chất lượng, nhại mẫu mã nhãn hiệu, kiểu dáng của các hàng đang bán chạy trong nước, cụ thể như hóa mỹ phẩm hiệu Debon, phụ tùng xe máy hiệu Honda, thiết bị vệ sinh như vòi sen tắm hiệu Coto, Joden, Viglacera...;

- Làm hồ sơ giả bán hàng tịch thu để hợp pháp hóa xe ô tô, xe máy....; - Làm giả hồ sơ, chứng từ xuất nhập khẩu để chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng.

Nhìn chung, thủ đoạn hoạt động của tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả rất tinh vi, ngụy trang kín đáo khó phát hiện và đấu tranh.

2.1.5.4. Đối tượng làm hàng giả

Trước đó, do đặc điểm kinh tế thị trường mới phát triển, hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ hàng giả chủ yếu là hoạt động nhỏ lẻ, lén lút, khép kín. Đối tượng làm hàng giả chủ yếu là các hộ sản xuất cá thể, hoặc chỉ các thành viên trong một gia đình làm tất cả các khâu mua nguyên liệu, sản xuất và trực tiếp tiêu thụ sản phẩm. Phần nhiều các đối tượng là không chuyên nghiệp, thường chạy theo thời vụ, khi thấy mặt hàng nào khan hiếm, nhu cầu thị trường lớn mà nguồn hàng thật không đáp ứng đủ là họ lao vào làm, do điều kiện thủ công nên sản phẩm thường có chất lượng và thấp, hình thức bên ngoài dễ nhận biết và phân biệt với hàng thật.

Đặc điểm nhân thân đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả rất đa dạng, phức tạp về các mặt nghề nghiệp, thành phần, lứa tuổi. Qua thống kê, nghiên cứu

một số vụ việc sản xuất và buôn bán hàng giả bị phát hiện, bắt giữ từ năm 2015 trở lại đây của lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang và các phòng nghiệp vụ của Công an tỉnh cho thấy:

- Về nghề nghiệp: Các đối tượng sản xuất hàng hàng giả thường có nghề nghiệp chuyên môn liên quan đến sản xuất hàng thật hoặc một công đoạn trong sản xuất như in ấn, đóng gói… hoặc đang làm việc trong các cơ quan nhà nước, các cơ sở sản xuất hợp pháp đó bị sa thải, nghỉ hưu; đã và đang liên quan trực tiếp đến một trong các khâu sản xuất như sản xuất bao bì, nhãn mác, đóng gói và có nghề tự do không ổn định;

- Về trình độ văn hóa: Trình độ văn hóa của các đối tượng rất đa dạng, từ những người không biết chữ đến những người có học thức cao.

Các đối tượng có chuyên môn thường sản xuất hoàn chỉnh sản phẩm giả, từ thu mua nguyên liệu đến chế biến đóng gói. Những đối tượng không có chuyên môn thường chọn phương pháp sản xuất đơn giản như: Pha trộn, đóng gói hàng giả.

Trong những năm gần đây, do hàng hóa của các nhà đầu tư trong nước có chất lượng và công nghệ cao, hàng hóa được thị trường chấp nhận theo tên thương hiệu, chủng loại hàng hóa lại đa dạng và phong phú. Chính sách tự do thương mại đã kéo theo rất nhiều hàng hóa với đủ các thương hiệu tràn vào Việt Nam.

Việc tiếp thu và đầu tư thiết bị và công nghệ sản xuất tiên tiến đó nảy sinh nhiều đối tượng làm hàng giả mới, ngoài các hộ cá thể đó nói ở trên đã và đang xuất hiện các loại hình doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH, Công ty cổ phần thậm trí cả Doanh nghiệp nhà nước cũng tham gia làm hàng giả với đủ các thành phần như Giám đốc doanh nghiệp, cán bộ, công nhân kỹ thuật bậc cao, kỹ sư…. Hàng giả trong những năm gần đây sản xuất đã có tính công nghiệp và có chất lượng có thể dùng được, việc làm giả tập trung nhiều vào làm giả nhãn hiệu, kiểu dáng, bao bì.

Sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường của các hãng đã nảy sinh việc các đối tượng trong nước đặt hàng nước ngoài sản xuất (chủ yếu qua Trung Quốc) với giá thành rẻ, hàng giả được làm giống như hàng thật cùng loại đưa vào trong nước. Đối tượng làm hàng giả đã mang tính quốc tế và có sự tham gia của các hãng và nhà máy lớn. Một số thương nhân nước ngoài đã đặt hàng gia công tại nước ta, cho

đủ các loại doanh nghiệp và thậm chí lại tập trung vào đối với các nhà máy lớn có khả năng công nghệ cao của ta, hàng họ đặt tập trung vào các nhóm hàng dệt, may, da giầy, đồ sứ ,… làm hàng mang nhãn hiệu giả của các nước khác để xuất khẩu hoặc bán trong nước, hoặc chuyển đến nước thứ ba làm giả tiếp bao bì, nhãn mác từ đó đã biến các công ty trong nước làm hàng gia công thành đối tượng sản xuất hàng giả quốc tế.

Lợi nhuận do hàng giả đem lại là khá lớn, đó kéo theo nhiều đối tượng tham gia, đó là tư thương buôn lậu chuyên nghiệp nhập và vận chuyển hàng giả qua biên giới: Một bộ phận cán bộ, công nhân viên nhà nước vì lợi nhuận đã nhận gia công làm thuê, bán kỹ thuật và công nghệ cho tư thương, hoặc cố ý gian lận thương mại cho tư thương hợp thức hóa hàng kém chất lượng, hàng giả vào Việt Nam. Hàng giả thường có giá thấp nên rất hấp dẫn các hộ kinh doanh tham gia vào tiêu thụ hàng giả và đội ngũ lao động làm thuê tham gia sản xuất và vận chuyển hàng giả.

Đáng chú ý, do nhu cầu cuộc sống, một bộ phận không nhỏ người lao động thiếu việc làm chấp nhận làm bất cứ việc gì, đây là nguồn cung ứng lao động rất lớn cho các đối tượng sản xuất, vận chuyển và buôn bán hàng giả.

2.1.5.5. Địa bàn làm hàng giả

Nếu như trước đây do quy mô hàng giả nhỏ và hàng giả chỉ tập trung vào một số mặt hàng có công nghệ thấp như: Nước mắm, thuốc lá điếu, săm lốp xe đạp, diêm… hàng sản xuất theo tính gia đình do vậy thường tập trung làm tại nhà, hoặc thuê điểm sản xuất ven đô.

Hiện nay, do tính chất hàng hóa đa dạng, hàng sản xuất ra đòi hỏi phải có công nghệ sản xuất cao và bao bì đẹp. Vì vậy, muốn làm hàng giả các đối tượng làm hàng giả phải đầu tư trang thiết bị để tiến hành sản xuất.

Do việc yêu cầu cao về công nghệ nên việc sản xuất hàng giả có thể chia thành nhiều công đoạn, không tập trung tại một nơi, thuê trực tiếp các nhà máy sản xuất lớn gia công một phần sản phẩm, các cơ sở in ấn bao bì hiện đại in ấn bao bì rồi tập kết và lắp hoàn chỉnh ở nơi tiêu thụ. Bên cạnh đó, việc đặt hàng ở nước ngoài làm giả đã và đang được phát triển khá phổ biến cho thấy địa bàn làm hàng giả rất đa dạng và có khu vực trong nhiều địa phương, có tính quốc tế đối với một số nước xung quanh khu vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh bắc giang (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)