Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến phòng chống hàng giả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh bắc giang (Trang 74 - 80)

giả và người tiêu dùng đánh giá rất cao về tính kịp thời và hiệu quả. Còn đối với những đơn vị sản xuất và buôn bán sản phẩm hàng hóa cũng đánh giá tương đối cao về tính kịp thời và hiệu quả của công tác này trên địa bàn. Nhưng bên cạnh đó vẫn có những người tiêu dùng, người kinh doanh, người sản xuất đánh giá hoạt động kiểm tra và xử lý vi phạm trên địa bàn thành phố là không kịp thời và kém hiệu quả. Thông qua quá trình phỏng vấn, lý do mà những người được phỏng vấn nghĩ như vậy là do nếu công tác kiểm tra có tính hiệu quả và kịp thời thì sẽ không có những vụ việc để báo chí lên án thì cơ quan chức năng mới phát hiện ra những tồn tại trên thị trường để tiến hành xác minh, xử lý và thông tin lại.

4.2. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHỐNG SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ TẠI CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ TẠI CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TỈNH BẮC GIANG

4.2.1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến phòng chống hàng giả hàng giả

Trong hoạt động phòng chống sản xuất, buôn bán hàng giả, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang dựa trên cơ sở các quy định hiện hành sau đây:

* Đứng đầu là các văn bản Luật: Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Doanh nghiệp, Luật Dược, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Luật Xử lý vi phạm hành chính… các văn bản luật này quy định về hành vi sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo, xâm phạm quyền và biện pháp xử lý vi phạm.

* Các Chỉ thị có liên quan đến hàng giả và sở hữu trí tuệ:

- Chỉ thị 31/1999/CTT-TTg ngày 27/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả;

- Chỉ thị 28/2008/CT-TTg ngày 08/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách chống hàng giả, hàng kém chất lượng.

* Các Nghị định có liên quan đến hàng giả và sở hữu trí tuệ:

- Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa;

chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp; Nghị định số 122/2010/NĐ-CP ngày 31/12/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 103/2006/NĐ-CP;

- Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ; Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 31/12/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 105/2006/NĐ-CP;

- Nghị định số 99/2011/NĐ-CP ngày 27/10/2011 quy định chi tiết thi hành Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

- Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ, về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế;

- Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa - thông tin;

- Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan;

- Nghị định số 80/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa. (mới được thay thế bằng Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa);

- Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ, quy định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp. Nghị định này quy định về các hành vi kinh doanh hàng giả, các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;

- Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP.

* Các Thông tư hướng dẫn có liên quan đến hàng giả và sở hữu trí tuệ: -Thông tư số 09/2013/TT-BCT ngày 02/5/2013 của Bộ Công thương quy định về hoạt động kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường;

- Thông tư số 153/2013/TT-BTC ngày 31/10/2013 của Bộ Tài chính quy định thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của lực lượng xử phạt vi phạm hành chính; Thông tư số 105/2014/TT-BTC ngày 07/8/2014 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 153/2013/TT-BTC;

- Thông tư số 16/2017/TT-BTC ngày 28/02/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn Quyết định số 20/2016/QĐ-TTg quy định hỗ trợ kinh phí cho hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và thanh toán chi phí quản lý, xử lý tài sản bị tịch thu theo quy định pháp luật trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả;

- Thông tư liên tịch số 10/2000/TTLB-BTM-BTC-BCA-BKHCNMT ngày 27/4/2000 của liên bộ Bộ Thương mại, Tài chính, Công an, Khoa học công nghệ và môi trường hướng dẫn thực hiện Chỉ thị 31/1999/CTT-TTg ngày 27/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả;

- Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 29/02/2008 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

* Các văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang có liên quan đến công tác phòng, chống hàng giả và sở hữu trí tuệ:

- Quyết định số 818/QĐ-UBND ngày 18/6/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang về việc thành lập Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Bắc Giang (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 389 tỉnh);

- Quyết định số 463/2016/QĐ-UBND ngày 08/8/2016 của UBND tỉnh Bắc Giang Ban hành Quy chế trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Căn cứ hệ thống các văn bản pháp luật các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh nói chung, lực lượng Quản lý thị trường nói riêng luôn quan tâm đến việc ngăn chặn nạn sản xuất, buôn bán hàng giả, thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí một cách xuyên suốt, đồng bộ từ việc phổ biến, tuyên truyền giáo dục về nhận thức, ngăn ngừa đến việc kiểm tra và xử lý vi phạm nghiêm minh. Tuy nhiên, trong quá

trình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, đơn vị Quản lý thị trường và những đơn vị phối hợp liên quan như Công an, Hải quan nêu ra những nội dung vẫn còn điểm chưa rõ, bất cập và thiếu đồng bộ gây khó khăn cho công tác phòng chống hàng giả, cụ thể như sau:

- Chưa có sự thống nhất về khái niệm tên thương mại đến tình trạng có rất nhiều doanh nghiệp có phần tên riêng tương tự nhau. Ví dụ trường hợp tên doanh nghiệp (tên được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp) xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu đang được bảo hộ theo Luật Sở hữu trí tuệ (bên xâm phạm có thể cùng hoặc không cùng ngành nghề kinh doanh với bên bị xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu) theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu thì biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phải loại bỏ yếu tố vi phạm trên bảng hiệu, nghĩa là doanh nghiệp buộc phải đổi tên, tuy nhiên theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì đây không thuộc trường hợp phải bắt buộc đổi tên. Điều này gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong quá trình xác định căn cứ để xử lý hành vi vi phạm;

- Trong Bộ Luật hình sự tại Điều 156 có quy định xử lý hình sự đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật, có giá trị từ 30 triệu đồng đến dưới 150 triệu đồng hoặc dưới 30 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, tại Thông tư liên tịch số 10/2000/TTLT có nêu chỉ xử lý hình sự đối với những vụ sản xuất, buôn bán hàng giả gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe con người, động vật, thực vật hoặc môi sinh, môi trường.

Trên thực tế rất khó để xác định mức độ thế nào là gây hậu quả nghiêm trọng bởi hàng giả thường sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó hoặc nhập hàng giả để bày bán với số lượng ít, bán hết mới nhập tiếp dẫn đến tình trạng xử lý các vụ sản xuất, buôn bán hàng giả về hình sự là rất thấp hầu như không có.

Văn bản quy phạm pháp luật trong công tác phòng chống hàng giả còn nằm rải rác ở nhiều văn bản. Một số hành vi vi phạm chưa được điều chỉnh kịp thời, ranh giới giữa xử lý hành chính và hình sự chưa quy định rõ ràng, chế tài xử phạt các vi phạm còn nhẹ chưa đủ sức răn đe, chủ yếu bằng phương pháp hành chính.

Số lượng các vụ việc được xử lý hình sự còn rất hạn chế do chưa có hướng dẫn cụ thể, thống nhất về cơ sở pháp lý để chuyển giao việc xử lý vi phạm giữa các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính với cơ quan điều tra, các quy định cụ thể về “dấu hiệu tội phạm” để có thể truy cứu trách nhiệm hình sự chưa phù hợp với điều kiện thực tiễn, thiếu khả thi.

Như vậy, có thể thấy được hệ thống văn bản phục vụ cho công tác chống hàng giả vẫn còn tồn tại những bất cập, văn bản vẫn có sự chồng chéo giữa các ngành chức năng nên vẫn còn dẫn đến tình trạng khi xảy ra sự việc thì ngành này đổi cho ngành kia và không ngành nào ý thức được đó là trách nhiệm của mình, cũng có trường hợp các văn bản không yêu cầu liên ngành mà thực hiện riêng rẽ nên doanh nghiệp, hộ sản xuất có khi phải tiếp quá nhiều đoàn kiểm tra, ảnh hưởng đến công việc cũng như tâm lý của doanh nghiệp.

4.2.2. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ

- Tổ chức bộ máy: Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang hiện nay có 03 phòng đó là Phòng Tổ chức - Hành chính, Phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp và Phòng Pháp chế - Kiểm tra đảm nhận rất nhiều công việc khác nhau như: Tham mưu cho lãnh đạo Chi cục, trợ giúp về chuyên môn nghiệp vụ, xử lý tình huống cho các Đội Quản lý thị trường trực tiếp đấu tranh với các đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả.

Lãnh đạo Chi cục gồm Chi cục trưởng và 4 phó Chi cục trưởng giúp việc. Chi cục trưởng đồng thời là Phó Giám đốc Sở Công Thương chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Công Thương, trước UBND tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục Quản lý thị trường trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm báo cáo Giám đốc Sở Công Thương về các mặt hoạt động của Chi cục. Phó Chi cục trưởng là người giúp việc cho Chi cục trưởng, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Công Thương, trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc ủy quyền phụ trách.

Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, cách chức, khen thưởng, kỷ luật... Chi cục trưởng do Giám đốc Sở Công Thương đề nghị UBND tỉnh quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ Công Thương ban hành và theo quy định của pháp luật. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, cách chức, khen thưởng, kỷ luật... Phó Chi cục trưởng do Chi cục trưởng đề nghị Giám đốc Sở Công Thương quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ Công Thương ban hành và theo quy định của pháp luật.

Các phòng tham mưu giúp việc cho Chi cục trưởng gồm: Phòng Tổ chức - Hành chính; Phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp; Phòng Pháp chế - Kiểm tra.

Các Đội Quản lý thị trường trực thuộc Chi cục quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang gồm 10 Đội Quản lý thị trường có trụ sở làm việc ở trên địa bàn 10 huyện

và thành phố thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường trên địa bàn; 01 Đội Quản lý thị trường Chống buôn lậu; 01 Đội Quản lý thị trường Chống hàng giả có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường trên địa bàn toàn tỉnh.

Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng phòng, Phó trưởng phòng, Đội trưởng, Phó Đội trưởng Đội Quản lý thị trường và điều động cán bộ, công chức của Chi cục Quản lý thị trường do Chi cục trưởng quyết định.

- Về đội ngũ cán bộ: cơ cấu, chất lượng đội ngũ chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ và điều kiện hội nhập, nhất là khi nước ta trở thành thành viên của WTO. Một bộ phận cán bộ, công chức thiếu một cách căn bản cả về nhận thức và kiến thức pháp luật, bên cạnh đó một số còn ngại tự học, tự nghiên cứu.

- Về chức năng, nhiệm vụ: Quản lý thị trường mới chỉ kiểm soát thương mại hàng hóa và một phần hoạt động dịch vụ sinh hoạt, chưa phù hợp với điều kiện thương mại hội nhập (thương mại hội nhập bao gồm: Thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, thương mại đầu tư và thương mại sở hữu trí tuệ). Hệ thống luật pháp về kiểm tra, kiểm soát do nhiều Bộ, ngành cùng xây dựng nên có sự khác biệt hay còn gọi là độ kênh là kẽ hở cho hoạt động phi pháp và dễ nảy sinh tiêu cực trong kiểm tra, xử lý.

Thời gian qua chỉ tập trung chỉ đạo phần nhiều về chức năng kiểm tra việc tuân theo pháp luật các hoạt động thương mại của thương nhân, còn chưa chú trọng đến biện pháp về tổ chức thị trường. Dưới cái nhìn của thương nhân, Quản lý thị trường là kiểm tra, kiểm soát và xử lý vì vậy sự hợp tác giữa thương nhân với lực lượng Quản lý thị trường để đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật còn hạn chế, chưa tích cực cùng Quản lý thị trường tham gia đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả, thậm chí còn quay lưng đối phó.

- Về quyền hạn thẩm quyền: Đã cụ thể hóa với từng cấp có thẩm quyền xử phạt: Chi cục trưởng, Đội trưởng và Kiểm soát viên thị trường. Tuy nhiên, hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp ngăn chặn, bảo đảm việc thi hành quyết định xử phạt (tạm giữ tang vật, phương tiện, tịch thu tang vật, phương tiện) không phù hợp gây khó khăn nhiều cho công tác xử lý;

- Về thủ tục, trình tự kiểm tra nơi chứa tang vật vi phạm hành chính đồng thời là nơi ở, theo khoản 2 Điều 129 Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20/06/2012 thì việc khám xét phải được sự đồng ý của Chủ tịch UBND huyện bằng văn bản. Đây là quy định đúng đắn, tuy nhiên trong thực tế có lúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh bắc giang (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)