Đối với Chính phủ, Bộ, ngành liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh bắc giang (Trang 94 - 97)

Cơ chế, chính sách pháp luật về kinh tế nói chung và thương mại nói riêng ở nước ta một mặt tạo sự vận hành thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển mặt khác ngăn chặn hạn chế những mặt trái kinh tế thị trường. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách và pháp luật không tránh khỏi những hạn chế, những kẽ hở làm cho hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả có điều kiện phát sinh và phát triển.

Để chống sản xuất, buôn bán hàng giả có hiệu quả đòi hỏi phải có hệ thống pháp luật chặt chẽ hơn nữa; sửa đổi, bổ sung các văn bản cũ, xây dựng thêm các điều luật mới về chống sản xuất, buôn bán hàng giả, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các lực lượng chống hàng giả, các văn bản phải thống nhất, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, cần có các Thông tư hướng dẫn cụ thể, kịp thời để cán bộ chức năng áp dụng. Hệ thống pháp luật phải thường xuyên sửa đổi, bổ sung, đáp ứng yêu cầu hiện tại của công tác chống sản xuất, buôn bán hàng giả trong cả nước, bắt giữ và xử lý vi phạm, khắc phục các sơ hở làm thất thoát tài sản của nhà nước, gây trở ngại cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, làm thiệt hại lợi ích của nhân dân.

Chính phủ tiếp tục xây dựng, ban hành và sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hơn nưa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm sự thống nhất về xử lý vi phạm hành chính trong công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả và hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ; khắc phục những sai sót, chậm trễ trong việc xây dựng, ban hành các văn bản hường dẫn thi hành Luật: Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư….;

- Chính phủ cần có những chế tài đủ mạnh để ngăn chặn, xử lý nạn sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng nhái, phải tăng mức hình phạt so với mức phạt hiện nay. Phải áp dụng biện pháp hình sự để truy tố những đối tượng này, đồng thời kiên quyết cấm nhập khẩu những loại hàng hóa không đảm bảo chất lượng, hàng hóa độc hại; phối hợp với chính phủ các nước để xác minh nguồn gốc hàng nhập khẩu để ngăn chặn hàng giả, hàng nhái nhập vào thị trường trong nước. Xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng triệt để và quyết liệt hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế, thực thi quyền “tự vệ chính đáng” của chúng ta đã được Tổ chức Thương mại thế giới WTO cam kết mà chúng ta là một thành viên để ngăn chặn các loại hàng hóa này vào Việt Nam;

- Đối với Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cần tham mưu trình Chính phủ đề ra chương trình hành động cấp Quốc gia về đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả … định hướng mục tiêu nhằm nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương, các tổ chức, cá nhân và nhân dân đối với công tác này. Tham mưu trình Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ đối với các cơ quan thực thi như: Quy định trách nhiệm hỗ trợ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân quy định tái lập quỹ đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả như trước đây đã thực hiện; quy định để lại 100% số tiền phạt vi phạm hành chính trong sản xuất, buôn bán hàng giả, nhằm tạo điều kiện trang bị phương tiện, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, động viên khen thưởng cho các cơ quan thực thi;

- Đối với Bộ Công Thương:

+ Đề xuất Chính phủ sớm ban hành Quyết định về tổ chức lực lượng Quản lý thị trường theo hệ thống ngành dọc và chế độ phụ cấp thâm niên như Pháp lệnh Quản lý thị trường đã được Quốc hội thông qua năm 2016;

+ Xây dựng và hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh, nghiệp vụ chuyên môn của lực lượng Quản lý thị trường;

có thẩm quyền của lực lượng Quản lý thị trường để trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung cho phù hợp;

- Cần tăng cường năng lực và quyền hạn cho các lực lượng trực tiếp chống sản xuất, buôn bán hàng giả bằng cách giao cho các lực lượng thực thi đi làm trực tiếp quyền xử phạt cao hơn, trang bị cho họ thiết bị máy móc cho việc điều tra bắt giữ, giám định hàng hóa một cách nhanh chóng, chính xác, hiệu quả. Đồng thời tăng cường thanh tra giám sát để ngăn chặn và xử lý những cán bộ tha hóa, biến chất trong lực lượng thực thi, móc ngoặc, bao che, bảo kê cho bọn buôn bán trái phép. Đối với những đơn vị để xảy ra tình trạng trên thì người lãnh đạo phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với việc xảy ra trong đơn vị mình phụ trách. Song song với việc đó là phải giáo dục ý thức trách nhiệm và lương tâm của cán bộ trong công tác, có như vậy chúng ta mới có những lực lượng đủ mạnh, những cán bộ trong sạch, có ý thức trách nhiệm, có lương tâm thực thi nhiệm vụ;

- Chỉ đạo các cơ quan truyền thông, cơ quan báo chí, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên tuyền về tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả, cũng như kiến thức cho người dân về việc phân biệt hàng giả, hàng thật, thông tin về các doanh nghiệp sản xuất, buôn bán hàng giả để người dân có đủ kiến thức cần thiết khi mua bán hàng hóa trên thị trường;

- Về hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về sản xuất, buôn bán hàng giả:

+ Thực hiện tốt công tác rà soát và chỉnh sửa lại các văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, phát hiện kịp thời những thiếu sót để bổ sung; bãi bỏ những quy định lạc hậu, không phù hợp hoặc trái thông lệ quốc tế và trái với những cam kết của Việt Nam khi tham gia hội nhập sao cho có sự thống nhất, tránh tình trạng một hành vi có nhiều cách xử lý gây khó khăn cho các lực lượng thực thi và phiền hà cho doanh nghiệp;

+ Thể chế hóa việc giải quyết các tranh chấp về sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự, trình tự thủ tục cần đơn giản, tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng cho chủ thể quyền bị xâm phạm, nhằm tăng cường định hướng giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ tại Tòa dân sự;

+ Bổ sung những quy định về điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội danh sản xuất, buôn bán hàng giả gây nguy hại đến sức khỏe và môi trường;

+ Các văn bản quy phạm pháp luật nên chú trọng đến tính khả thi và sự minh bạch cần thiết cho các cơ quan thực thi khi vận dụng, tránh bổ sung thêm các hướng dẫn nhằm tạo sự thông thoáng cho hành lang pháp lý;

+ Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có bộ phận chuyên trách để giám sát, thường xuyên theo dõi phát hiện những bất cập, kiến nghị sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế;

+ Hoàn thiện những quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật để có căn cứ kết luận việc hàng hóa không đảm bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn nhà nước quy định. Quy định và hướng dẫn doanh nghiệp trong việc công bố thông tin về kiểu dáng, chất lượng hàng hóa, thực hiện ghi nhãn hàng hóa, đăng ký bảo hộ độc quyền đối với hàng hóa;

- Cục Quản lý thị trường ban hành cơ chế trong công tác chỉ đạo, phối hợp kiểm tra, xử lý giữa các Chi cục đối với trường hợp doanh nghiệp vi phạm có địa điểm kinh doanh tại tỉnh Bắc Giang nhưng có trụ sở, kho hàng tại tỉnh khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh bắc giang (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)