Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh bắc giang (Trang 40)

Tính tới thời điểm hiện nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu về chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại các địa bàn khác nhau, tiêu biểu như:

- Đỗ Thị Lan (1998), “Đấu tranh phòng chống tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả ở Việt Nam hiện nay” - Luận văn thạc sĩ Luật;

- Trần Ngọc Việt (2001), “Tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả thực trạng và biện pháp phòng chống” - Luận án tiến sĩ Luật học;

- Nguyễn Bá Diến (2005), “Hoàn thiện cơ chế thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ trong tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam” - Đề tài khoa học cấp trọng điểm, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội;

- Nguyễn Mạnh Cường (2007), “Chống sản xuất và buôn bán hàng giả ở Việt Nam hiện nay nhìn từ góc độ quản lý nhà nước” - Luận văn thạc sĩ Luật học;

- Nguyễn Trọng Tín (2007) “Thực trạng, nguyên nhân và các giải pháp đấu trang phòng chống sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”;

- Cục Quản lý thị trường - Bộ Công Thương (2010) “Nghiên cứu các giải pháp phòng và đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả tại Việt nam”;

- Bài báo khoa học “Gian nan cuộc chiến chống hàng giả” của tác giả Minh Khuê trên cuốn tạp chí thương mại số 31 năm 2010;

- Trần Thị Kim Nhung (2012), “Quản lý nhà nước nhằm chống buôn bán hàng giả trên địa bàn Hà Nội” - Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học Thương Mại;

- Giang Thị Hoàng Dung (2012), “Quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh” - Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công, Trường Học viện hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.

Các công trình trên đã hệ thống lại và nói rõ những lý luận cơ bản về hàng giả và công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả, đi sâu tìm hiểu và phân tích thực trạng công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả, phát hiện những tồn tại, nguyên nhân và đề xuất những giải pháp thích hợp để giải quyết những vấn đề còn tồn tại.

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM TỈNH BẮC GIANG

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Giang

Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Giang (2015)

Vị trí địa lý

Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Về quy hoạch kinh tế trước đây Bắc Giang nằm trong vùng trung du và miền núi phía Bắc, từ năm 2012 là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội (Hình 3.1).

Bắc Giang nằm ở tọa độ từ 21 độ 07 phút đến 21 độ 37 phút vĩ độ bắc; từ 105 độ 53 phút đến 107 độ 02 phút kinh độ Đông; Bắc Giang là tỉnh miền núi, nằm cách Thủ đô Hà Nội 50 km về phía Bắc, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn) 110 km về phía Nam, cách cảng Hải Phòng hơn 100 km về phía Đông. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn; phía Tây và Tây Bắc giáp thành phố Hà Nội, Thái Nguyên; phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bắc Ninh,

Hải Dương và Quảng Ninh. Bắc Giang hiện có 09 huyện và 01 thành phố, trong đó có 06 huyện miền núi và 01 huyện vùng cao (Sơn Động); 230 xã, phường, thị trấn (204 xã, 10 phường và 16 thị trấn).

Đặc điểm địa hình: Địa hình Bắc Giang gồm 02 tiểu vùng: Miền núi và trung du có đồng bằng xen kẽ. Vùng trung du bao gồm các huyện: Hiệp Hòa, Việt Yên và thành phố Bắc Giang. Vùng miền núi bao gồm 07 huyện: Sơn Động, Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Thế, Tân Yên, Yên Dũng, Lạng Giang. Trong đó một phần các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế và Sơn Động là vùng núi cao.

Đặc điểm chủ yếu về địa hình miền núi (chiếm 72% diện tích toàn tỉnh) là chia cắt mạnh, phức tạp, chênh lệch về độ cao lớn. Nhiều vùng đất đai tốt, nhất là ở các khu vực còn rừng tự nhiên.

Vùng đồi núi thấp có thể trồng được nhiều cây ăn quả, cây công nghiệp như: Vải thiều, cam, chanh, na, hồng, chè, đậu tương, lạc...; thuận tiện để chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, thuỷ sản.

Đặc điểm chủ yếu của địa hình miền trung du (chiếm 28% diện tích toàn tỉnh) là đất gò, đồi xen lẫn đồng bằng tùy theo từng khu vực. Vùng trung du có khả năng trồng nhiều loại cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, cá và nhiều loại thuỷ sản khác.

Khí hậu

Tỉnh Bắc Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa khu vực Đông Bắc Việt Nam, một năm có bốn mùa rõ rệt. Mùa Đông có khí hậu khô, lạnh; mùa Hè khí hậu nóng, ẩm; mùa Xuân và Độ ẩm trung bình trong năm là 83%, một số tháng trong năm có độ ẩm trung bình trên 85%. Các tháng mùa khô có độ ẩm không khí dao động khoảng 74% - 80%.

Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.533 mm, mưa nhiều trong thời gian các tháng từ tháng 4 đến tháng 9. Lượng nước bốc hơi bình quân hàng năm khoảng 1.000 mm, 4 tháng có lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa là từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau.

Chế độ gió cơ bản chịu ảnh hưởng của gió Đông Nam (mùa Hè) và gió Đông Bắc (mùa Đông). Một số khu vực thuộc miền núi cao có hình thái thời tiết khô lạnh, rét đậm, có sương muối vào mùa Đông.

Nắng trung bình hàng năm từ 1.500 - 1.700 giờ, thuận lợi cho canh tác, phát triển các cây trồng nhiệt đới, á nhiệt đới.

Tài nguyên đất

Bắc Giang có 382.200 ha đất tự nhiên, bao gồm 123.000 ha đất nông nghiệp, 110.000 ha đất lâm nghiệp, 66.500 ha đất đô thị, đất chuyên dùng và đất ở, còn lại khoảng 82.700 ha là các loại đất khác, trong đó nhóm đất đỏ vàng chiếm diện tích lớn hơn cả khoảng 63,13% diện tích tự nhiên. Nguồn tài nguyên đất được chia làm 6 nhóm đất chính: Nhóm đất phù sa; nhóm đất bạc màu; nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ; nhóm đất đỏ vàng; nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi; nhóm đất xói mòn.

Tài nguyên nước

Phần lãnh thổ tỉnh Bắc Giang có 3 con sông lớn chảy qua với tổng chiều dài 347 km, lưu lượng lớn và có nước quanh năm. Hệ thống ao, hồ, đầm, mạch nước ngầm có trữ lượng khá lớn, với hơn 6,5tỷ m3. Lượng nước mặt, nước mưa, nước ngầm đủ khả năng cung cấp nước cho các ngành kinh tế và sinh hoạt.

Tài nguyên rừng

Diện tích đất lâm nghiệp tỉnh Bắc Giang hiện có 146.435,4 ha, trong đó, diện tích rừng đặc dụng là 14.093,3 ha, chiếm 9,6%; rừng phòng hộ có 18.879,9 ha, chiếm 12,9%; rừng sản xuất 113.462,2 ha, chiếm 77,5% tổng diện tích đất lâm nghiệp. Rừng ở Bắc Giang có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phòng, chống xói mòn, rửa trôi, ngăn lũ ống, lũ quét và có vai trò phòng hộ đầu nguồn bảo vệ vùng hạ du đồng bằng Bắc bộ.

Tài nguyên khoáng sản

Tiềm năng khoáng sản tỉnh Bắc Giang nói chung không lớn, đến nay, trên địa bàn tỉnh đã điều tra, phát hiện được một số mỏ và điểm mỏ khoáng sản của 15 loại khoáng sản gồm các loại: Năng lượng, kim loại, khoáng chất công nghiệp, vật liệu xây dựng thông thường. Nhiều loại có giá trị thương mại cao, có tiềm năng như than (dự báo trữ lượng trên 113,5 triệu tấn); các khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có trữ lượng khá lớn, phân bố khắp nơi trong tỉnh, thuận lợi cho việc khai thác, chế biến phục vụ cho xây dựng công nghiệp, dân dụng, giao thông như: Đất sét, gạch, ngói (dự báo trữ lượng 365 triệu m3), cát sỏi, đất san lấp; khoáng sản có triển vọng và phân bố chủ yếu các huyện miền núi như: Quặng đồng, vàng, chì, kẽm (Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Giang, 2015).

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Dân số

Dân số của Bắc Giang đang trong giai đoạn cơ cấu dân số vàng. Đến hết năm 2015, toàn tỉnh có trên 1,6 triệu người, trong đó có khoảng trên 1 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm khoảng 63%. Mật độ dân số bình quân là 420,9 người/km2, là tỉnh có mật độ dân số bình quân cao hơn so với mật độ dân số bình quân cả nước. Dân số gồm 21 thành phần dân tộc, trong đó có 20 thành phần dân tộc thiểu số với số dân là 200.538 người, chiếm 12,4% dân số toàn tỉnh. Đồng bào các dân tộc thiểu số cư trú tập trung ở 105 xã, thị trấn thuộc 6 huyện miền núi, vùng cao: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang, Tân Yên.

Dân số sống ở khu vực thành thị khoảng 183.918 người, chiếm khoảng 10,13% dân số, dân số ở khu vực nông thôn là 1.440.538 người, chiếm 90,38%. Tỷ lệ nam giới chiếm khoảng 49,92% dân số, nữ giới khoảng 50,08% dân số. Số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 62,15% dân số, trong đó lao động được đào tạo nghề chiếm 26%; số hộ nghèo chiếm 8,88%.

Cư dân Bắc Giang sinh sống bằng nghề nông là chủ yếu, một số địa phương có làng nghề truyền thống còn duy trì đến ngày nay. Cơ cấu lao động trong tỉnh đang có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng lao động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng lao động trong lĩnh vực sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp. Sự chuyển dịch này phù hợp với xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh.

Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ngày 28/10/2011, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định số 1531/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch nguồn nhân lực của tỉnh đến năm 2020. Theo đó, phấn đấu nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2015 đạt 50%, đến năm 2020 đạt 70%. Trong đó, tỷ lệ lao động được đào tạo nghề đến năm 2015 đạt 37%; đến năm 2020 đạt 55%. Tỷ lệ nhân lực qua đào tạo ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt từ 50-55%; ngành công nghiệp từ 90-95%; ngành xây dựng đạt từ 60-65%…

Do đó, tỷ lệ lực lượng lao động qua đào tạo tăng nhanh, nếu năm 2000 chỉ có khoảng 25,1%, thì đến năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50,5%, dự kiến đến năm 2020 sẽ đạt 70%.

năm 2015 và đạt từ 400-450 sinh viên vào năm 2020. Đặc biệt lao động qua đào tạo nghề tăng mạnh nhất, năm 2015 đạt gần 42%.

Với những tiềm năng, thế mạnh trên, Bắc Giang đã và đang tạo ra bước đột phá trong việc đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực dồi dào về số lượng, đảm bảo về chất lượng cho thị trường lao động trong và ngoài nước.

Lịch sử, văn hóa

Bắc Giang ngày nay là vùng đất tụ cư của 20 dân tộc anh em, gồm: Kinh, Tày, Nùng, Hoa, Dao, Sán Chí, Sán Dìu... Nơi đây ở vào một địa thế thuận lợi, nằm trong khu vực Bắc Bộ, đất đai được bồi đắp phù sa bởi các con sông lớn như: Sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam; có núi cao bao bọc, có nhiều lâm sản quý, có vùng trung du rộng lớn thuận lợi việc canh tác.

Trong lịch sử, thời các vua Hùng, Bắc Giang thuộc bộ Vũ Ninh của nước Văn Lang, dưới triều Đinh (968-980), Tiền Lê (980-1009) thuộc huyện Long Biên, thời Lý - Trần thuộc lộ Bắc Giang, thời Hậu Lê thuộc thừa tuyên Kinh Bắc, sau đổi thành trấn Kinh Bắc, trấn Bắc Ninh. Dưới đời vua Minh Mạng (năm thứ 2, 1821), Bắc Giang thuộc phủ Thiên Phúc, năm 1831, đổi tên thành tỉnh Bắc Ninh. Ngày 10/10/1895, Toàn quyền Đông Dương ký Nghị định thành lập tỉnh Bắc Giang trên cơ sở hai phủ Đa Phúc, Lạng Giang tách ra từ tỉnh Bắc Ninh. Ngày 27/10/1962, tỉnh Bắc Giang sáp nhập với tỉnh Bắc Ninh trở thành tỉnh Hà Bắc. Ngày 06/11/1996, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX đã phê chuẩn chia tách tỉnh Hà Bắc, tái lập hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. Bộ máy hành chính tỉnh Bắc Giang chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1997 đến nay.

Cư dân Bắc Giang sinh sống bằng nghề nông là chính. Trải qua nhiều đời, họ đã hình thành nên các làng, bản với hình thức kinh tế và văn hoá riêng biệt. Từ phương thức canh tác, chăn nuôi, từ nếp sinh hoạt, trang phục, phong tục, tập quán cho đến cách nghĩ, cách làm và lối sống… đã tạo nên truyền thống và đặc trưng của Bắc Giang. Làng truyền thống tiêu biểu còn giữ được như: Làng gốm Thổ Hà; làng rượu Vân Hà (Việt Yên); làng bún Đa Mai (thành phố Bắc Giang); làng mây tre đan Phúc Long, Phúc Tằng (Tăng Tiến - Việt Yên); làng rèn sắt Đức Thắng (Hiệp Hoà); làng quan họ Thổ Hà (Vân Hà - Việt Yên); làng tuồng Tân Dĩnh (Lạng Giang); làng chèo Đồng Quan (Đồng Sơn - Yên Dũng); làng Then (Thái Đào - Lạng Giang)...

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước vẫn được giữ gìn và phát huy. Làng võ, làng vật ở Yên Thế, Hiệp Hoà; làng thợ ở Yên Dũng; Làng Vân Xuyên (Hoàng Vân - Hiệp Hoà), vì cả làng theo Cách mạng mà còn gọi là làng Đỏ; làng Sặt (Liên Sơn - Tân Yên) là làng kháng chiến.

Qua các thời kỳ lịch sử, Bắc Giang luôn có những nhân tài, trí sỹ: Đào Sư Tích; Thân Nhân Trung; Giáp Hải; Hoàng Công Phụ; Nguyễn Khắc Nhu; Hoàng Hoa Thám; Nguyễn Văn Mẫn; Hà Thị Quế…

Bắc Giang có đặc điểm văn hóa phong phú và đa dạng, được quy tụ và thể hiện thông qua đời sống, phong tục, tập quán truyền thống của cộng đồng mỗi dân tộc; biểu hiện qua các sinh hoạt tín ngưỡng dân gian, tín ngưỡng tôn giáo ở lễ hội truyền thống.

Hội làng tồn tại hàng nghìn năm với các nghi lễ, nội dung, hình thức riêng song mục đích chính của lễ hội đều nhằm giúp cho sự thống nhất, đoàn kết trong cộng đồng làng xã, giáo dục truyền thống văn hoá, lịch sử, truyền thống chống ngoại xâm, truyền thống hiếu học, phát triển ngành nghề. Hàng năm, Bắc Giang có hơn 500 lễ hội truyền thống được tổ chức; một số lễ hội tiêu biểu ở Bắc Giang như: Lễ hội Yên Thế; lễ hội Xương Giang; lễ hội Suối Mỡ; lễ hội Thổ Hà; lễ hội Chùa La (Vĩnh Nghiêm)…

Bắc Giang có hàng nghìn công trình kiến trúc cổ đặc sắc với nhiều loại hình khác nhau như: Đình, đền, chùa, miếu, phủ, từ đường, văn chỉ… Mặc dù đã mất mát đi rất nhiều, song những công trình còn lại như: Đình Lỗ Hạnh (Đồng Lỗ - Hiệp Hoà), xây năm 1576; đình Thổ Hà (Vân Hà - Việt Yên) xây dựng năm 1686; đình Phù Lão (Đào Mỹ - Lạng Giang) xây dựng thế kỷ XVII; đình Cao Thượng, đình Vường, đình Hả (Tân Yên); chùa Vĩnh Nghiêm (Trí Yên – Yên Dũng); chùa Bổ Đà (Việt Yên); lăng họ Ngọ, lăng Dinh Hương (Hiệp Hòa)… đã thể hiện những dấu ấn đặc sắc về kỹ thuật tạo dựng công trình và nghệ thuật hội họa, điêu khắc tuyệt tác của người Bắc Giang.

Theo thống kê, khảo sát, tính đến 11/2010, trên toàn tỉnh Bắc Giang có 2.237 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh. Trong số đó đã lập hồ sơ khoa học và pháp lý xếp hạng được 492 di tích các loại (109 di tích xếp hạng cấp quốc gia, 383 di tích xếp hạng cấp tỉnh). Trong tổng số 2.237 di tích các loại được phân bổ ở các huyện, thành phố như sau: Huyện Sơn Động 24 di tích; huyện Lục

Ngạn 173 di tích; huyện Lục Nam 263 di tích; huyện Lạng Giang 237 di tích; huyện Yên Thế 109 di tích; huyện Tân Yên 347 di tích; huyện Hiệp Hoà 385 di tích; huyện Việt Yên 331 di tích; huyện Yên Dũng 318 di tích; thành phố Bắc Giang 50 di tích. Nổi bật là dấu tích thành cổ Xương Giang; khu di tích cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế; khu di tích cách mạng Hoàng Vân, di tích Y Sơn (Hiệp Hoà); cây Dã hương nghìn năm tuổi (Lạng Giang), Kho Mộc bản hơn 3.000 bản được lưu giữ tại chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng) đã chính thức được công nhận là Di sản tư liệu Khu vực châu Á – Thái Bình Dương (ngày 16/5/2012 tại Bankok, Thái Lan).

Bắc Giang cũng là nơi có kho tàng văn nghệ dân gian phong phú như: Truyện thần thoại, truyện cổ tích, huyền thoại, giai thoại, truyện cười, tục ngữ, ca

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh bắc giang (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)