Thực trạng sản xuất, buôn bán hàng giả ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh bắc giang (Trang 37 - 40)

Hiện nay, nạn sản xuất, buôn bán hàng giả là một trong những vấn đề nhức nhối của xã hội. Hệ lụy tiêu cực mà nó mang lại cho xã hội là không nhỏ như ảnh hưởng đến sức khỏe, tài chính của người tiêu dùng, làm suy giảm niềm tin của người tiêu dùng đến tính minh bạch của thị trường hàng hóa, làm giảm uy tín của các nhà sản xuất chân chính….

Hàng giả ở trong nước với đa dạng chủng loại như giả về mẫu mã, chất lượng, nhãn hiệu, kiểu dáng. Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, cùng với sự phát triển của các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp tham gia sản xuất, kinh doanh, tạo ra nhiều của cải vật chất hàng hoá được thông thương giao lưu trao đổi trong và ngoài nước, góp phần đáng kể vào sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Song bên cạnh đó, nổi nên vấn đề đáng lo ngại là tệ nạn sản xuất, buôn bán hàng giả ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp, nhất là ở vùng giáp danh giữa thành thị và nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nơi trình độ dân trí còn thấp, phương tiện giao thông đi lại khó khăn, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương còn thiếu chặt chẽ trong quản lý kiểm tra.

Hàng giả hiện nay được làm rất tinh vi về chất lượng khiến người tiêu dùng rất khó phân biệt, chúng không chỉ được bày bán ở các cửa hàng nhỏ lẻ mà len lỏi vào cả các siêu thị lớn. Mới đây, cuộc thanh tra ở thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, đơn cử nhãn hiệu thời trang Valentine được bán trong các shop sang trọng phần lớn đều là hàng giả. Thành phố Hà Nội đã từng phát hiện ngay tại Tràng Tiền Plaza bán túi xách hiệu L.V giá hàng triệu đồng một chiếc nhưng cũng là hàng giả xuất xứ từ Trung Quốc. Chanel, một hãng nước hoa và thời trang danh tiếng đang hối thúc các luật sư Việt Nam xử lý việc vi phạm nhãn hiệu này trên thị trường Việt Nam, bởi gần đây từ trung tâm thương mại, siêu thị đến các shop mỹ phẩm thời trang, mua hàng Chanel thật còn khó hơn mua hàng Chanel giả. Bvlgari mới vào thị trường Việt Nam cũng bắt đầu phải yêu cầu các luật sư bảo vệ nhãn hiệu của mình đang bị “nhái” ngày một nhiều. Các loại đồng hồ danh tiếng nhất thế giới từ Omega, Rolex, Tissot đến Longines, Swatch đều đang là khách hàng của luật sư Phạm và liên danh.

Với hàng giả sản xuất trong nước thì thường được làm giả về nhãn hiệu, kiểu dáng tương tự, giống hệt thật, hoặc sản xuất hàng giả dùng mác thật có cả chỉ dẫn địa lý. Điều đáng lo ngại là hầu hết các mặt hàng giả đều là thực phẩm, hàng hoá tiêu dùng, thuốc men ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và sinh mệnh của người dân.

Hàng giả có thể do một gia đình, một doanh nghiệp hoặc một số đối tượng liên kết sản xuất ra. Có thể dẫn ra vài vụ điển hình như: Vụ buôn bán rượu ngoại giả của “trùm rượu giả” Nguyễn Văn Hữu trú tại Phường 3 - Quận 8 - thành phố Hồ Chí Minh với thủ đoạn là pha rượu lúa mới với nước màu rồi đem trộn với rượu ngoại. Vụ Trần Thị Bạch Linh, chủ doanh nghiệp tư nhân Linh Sâm - Nghệ An, sản xuất rượu ngoại giả với thủ thuật pha chế dùng 50% rượu Brandy pha với 50% rượu ngoại rồi đóng chai, dập nút và dán tem nhập khẩu đưa đi tiêu thụ. Vụ sản xuất phân bón giả quy mô lớn ở huyện Thuận An - Bình Dương, do một số đối tượng liên kết tiến hành bằng cách dùng nguyên liệu, cát, muối và bột màu đóng vào bao (loại 50kg), giả nhãn hiệu phân Kali, lân… đưa đi tiêu thụ chủ yếu ở Bình Phước, Đăk nông, Đăk lăk. Vụ Mai Công Nghệ đứng ra tổ chức sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh, phòng bệnh giả. Vụ Thân Hữu Phước trú tại Phường 2, Quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh cùng đồng bọn sản xuất dung dịch vệ sinh Dạ Hương, nước súc miệng Listerine, băng vệ sinh phụ nữ Diana... và mới đây nhất là vụ việc Doanh nghiệp của doanh nhân Hoàng Khải nhập khẩu khăn lụa Trung Quốc về gắn mác khăn lụa Khaisilk “made in VietNam” để bán kiếm lời. Vụ việc Công ty VN Pharma buôn bán thuốc trị ung thư giả.

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang các cơ quan chức năng đã kiểm tra, xử lý nhiều vụ việc sản xuất, buôn bán hàng giả điển hình như: Vụ ông Nguyễn Văn Thế, địa chỉ: Thôn Tiên Hội, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, vận chuyển 2.120 Ống nhựa các loại giả mạo nhãn hiệu của Công ty cổ phần nhựa Thiếu niên Tiền Phong; ông Phạm Văn Toàn, địa chỉ: Thôn Chính Ngoài, xã Quang Tiến, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Tàng trữ, buôn bán 869 Ống nhựa các loại giả mạo nhãn hiệu của Công ty cổ phần nhựa Thiếu niên Tiền Phong; Vụ bà Thân Thị Nghiu (địa chỉ: Khu 1, Thị trấn Nếnh, Việt Yên, Bắc Giang) buôn bán 184,5 kg mì chính giả mạo nhãn hiệu AJNOMOTO; Vụ ông Đỗ Văn Sơn, địa chỉ: Khả Lý Thượng, Quảng Minh, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang kinh doanh 3.900 kg (120 bao); Vụ Nguyễn Văn Thành và Lê Văn Truyền trú tại thành phố Bắc Giang vận chuyển và tiêu thụ 9.000.000 đồng tiền giả; Vụ ông Đào Văn Quang trú

tại Xã Song Khê, thành phố Bắc Giang vận chuyển 500 sạc pin giả mạo nhãn hiệu Samsung; Vụ cửa hàng giầy dép Giang Mại tại 157 Lý Thái Tổ, thành phố Bắc Giang kinh doanh 66 đôi giày thể thao giả mạo nhã hiệu NIKE và 15 đôi giầy thể thao giả nhãn hiệu ADIDAS....

Đáng lo ngại là tốc độ công nghiệp hoá quá nhanh đã đẩy nông dân vào việc mất đất hoặc vào cảnh nông nhàn nhiều hơn. Từ đó bọn đầu nậu, thương lái đến lôi kéo đội ngũ này đi làm hàng nhái, hàng giả. Ví dụ như nghề sản xuất tròng kính và mắt kính giả ở Thái Bình với các nhãn hiệu nổi tiếng như Rayban, Gucci, Pilot…

Ngay ở một số xã ở ngoại thành Hà Nội cũng có tổ chức sản xuất bánh kẹo dán các nhãn hiệu Bảo Ngọc, Hải Hà, Kinh Đô… và hàng may mặc giả các nhãn hiệu May 10, Thành Công, Nhà Bè, thậm chí là cả nhãn của Anh, Pháp, Ý…

Với hàng giả sản xuất tại nước ngoài, phần lớn đều là những loại hàng trong nước không sản xuất được hoặc muốn sản xuất phải mất chi phí cao như hàng điện tử, điện lạnh, phụ tùng ô tô, thiết bị viễn thông. Một báo cáo của C15 Bộ Công an cho biết, hàng giả những nhãn hiệu nổi tiếng thường được sản xuất ở nước ngoài, sau đó nhập khẩu vào thị trường Việt Nam bằng cả đường tiểu ngạch và chính ngạch. Thủ đoạn để nhập hàng giả theo đường chính ngạch là đặt làm hàng giả nước ngoài, sau đó thay bằng nhãn mác khác, về thị trường Việt Nam mới bỏ nhãn mác đó đi và thay bằng nhãn mác nổi tiếng. Đáng chú ý là sự xuất hiện nền công nghiệp sản xuất hàng hoá của Trung Quốc. Hầu như trong lĩnh vực nào, trong tất cả các chủng loại hàng hoá từ cao cấp đến rẻ tiền, Trung Quốc đều làm nhái được với mẫu mã, hình thức giống y hàng thật.

Theo Cục Sở hữu trí tuệ thì hành vi nhái những nhãn hiệu còn được đưa vào nhái trên cả mặt hàng không liên quan tới nhãn hiệu thật. Như Honda hiện nay đang bị một số doanh nghiệp nhái để đặt tên cho mũ bảo hiểm hoặc cả hàng may mặc, mặt hàng mà hãng Honda không hề kinh doanh.

Theo báo cáo của Cục Quản lý thị trường, từ năm 2011 đến năm 2017 đã phát hiện 64.813 vụ sản xuất và buôn bán hàng giả, tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính nộp ngân sách là 305,03 tỷ đồng, giá trị hàng hóa vi phạm khoảng 167 tỷ đồng. Hàng hóa thu giữ hàng trăm sản phẩm hàng giả không chỉ là hàng tiêu dùng hàng ngày mà cả các loại vật liệu xây dựng, phân bón, thuốc trừ sâu...

đến thuốc điều trị bệnh cho người cũng đều bị làm giả. Tính chất của các vi phạm ngày càng phức tạp và thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn trước rất nhiều. Do vậy, việc phân biệt chúng vô cùng khó khăn. Mặc dù trong năm nay không xảy ra các hiện tượng làm hàng giả, hàng kém chất lượng gây tác hại bức xúc đến cộng đồng như vụ bánh phở, nước mắm có foocmôn trong năm 1999 song trong lĩnh vực nào, mặt hàng nào cũng có tệ hàng giả. Đáng chú ý là hàng giả theo lĩnh vực nhập khẩu đã xuất hiện, tệ đặt hàng giả theo yêu cầu từ nước ngoài nhập khẩu vào trong nước và đặt hàng giả để xuất ra nước ngoài có dấu hiệu tăng lên đáng kể. Hàng giả nhãn hiệu, kiểu dáng, xuất xứ khá phổ biến như: Máy tính điện tử Casio, bật lửa Nhật nhãn hiệu BIC, nhãn hiệu xe máy CPI, bao bì bánh ngọt Bảo Ngọc, phụ tùng xe máy Honda. Trong một số mặt hàng, tệ hàng giả đã lên mức báo động. Tuy nạn hàng giả đã tràn ngập thị trường Việt Nam song người tiêu dùng thì vẫn chưa có cách gì để nhận biết đâu là hàng thật, đâu là hàng giả nên dẫn đến việc mua nhầm phải hàng giả vẫn diễn ra trên thị trường ngày càng nhiều. Nếu thường xuyên hướng dẫn cách nhận biết hàng giả một cách cụ thể, dễ hiểu, dễ phân biệt cho người dân thì hiệu quả trong việc đấu tranh chống sản xuất hàng giả sẽ cao hơn, bởi vì khi đó hàng giả sẽ ít có cơ hội được tiêu thụ và tồn tại trên thị trường Việt Nam (Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang, 2017).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh bắc giang (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)