Các biện pháp nghiệp vụ được Chi cục quản lý thị trường Bắc Giang áp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh bắc giang (Trang 57 - 59)

Giang áp dụng

- Xây dựng Kế hoạch kiểm tra: Hàng quý, hàng năm lãnh đạo Chi cục đã chỉ đạo các Phòng chuyên môn, Đội Quản lý thị trường trực thuộc xây dựng các chuyên đề, kế hoạch kiểm tra kiểm soát thị trường trên địa bàn được bắt nguồn từ tình hình thực tế của tỉnh hoặc triển khai theo chỉ đạo của Trung ương, Bộ Công Thương, Cục Quản lý thị trường hoặc các Ban ngành chức năng phối hợp. Trước đây, xây dựng kế hoạch chưa được chặt chẽ, nội dung của kế hoạch mang tính tổng quát quá dàn trải và không tập trung vào mục tiêu trọng điểm, đặc biệt việc

tự xây dựng kế hoạch kiểm tra giữa các lực lượng không có sự thông tin thống nhất lẫn nhau dẫn đến thiếu đồng bộ với những mục tiêu của cấp trên. Với sự ra đời của Luật xử lý vi phạm hành chính, Thông tư số 09/2013/TT-BCT quy định về hoạt động kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường. Bộ Công Thương đã quy định chi tiết, chặt chẽ hơn về việc xây dựng kế hoạch thường xuyên, kế hoạch chuyên đề cũng như thực hiện quy trình kiểm tra từ lúc tiếp nhận thông tin của Quản lý thị trường đến khâu thực hiện kiểm tra, xử lý;

- Xây dựng mạng lưới quần chúng cung cấp thông tin: Để có thể phát hiện các hành vi vi phạm trên thì Chi cục quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang đã xây dựng mạng lưới quần chúng để cung cấp thông tin trên khắp các địa bàn. Có thể nói với đội ngũ công chức còn thiếu như hiện nay thì mạng lưới này đã góp phần tích cực trong việc phát hiện nhiều vụ việc vi phạm thông qua các tin báo phản ảnh đến các Đội Quản lý thị trường phụ trách tại khu vực nơi xảy ra vi phạm;

- Thực hiện các nghiệp vụ điều tra trinh sát: Bên cạnh việc xây dựng mạng lưới thông tin thì nghiệp vụ điều tra, trinh sát để nắm bắt chính xác thông tin về các đối tượng vi phạm cũng được thực hiện. Khi có tin báo sẽ tiến hành theo dõi đối tượng sau đó khi đã có những căn cứ vi phạm ban đầu thì sẽ tiến hành kiểm tra để xử lý vi phạm.

- Tăng cường công tác quản lý địa bàn: Tập trung ở những địa bàn trọng điểm, những nơi thường xảy ra vi phạm, theo dõi để nắm bắt được quy luật hoạt động của các đối tượng từ đó có kế hoạch thích hợp để kiểm tra, xử lý;

- Thành lập Đội Quản lý thị trường Chống hàng giả, có chức năng, nhiệm vụ chuyên trách về chống hàng giả, được hoạt động trên địa bàn toàn tỉnh, được trang bị phương tiện, công cụ hỗ trợ ... đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Qua những thủ đoạn sản xuất và buôn bán hàng giả mà các đối tượng đã sử dụng cũng như các biện pháp nghiệp vụ mà Chi cục quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang đã thực hiện để kịp thời phát hiện, ngăn chặn các vụ việc vi phạm có thể thấy được sự phức tạp trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả (Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang, 2013).

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh bắc giang (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)