Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh bắc giang (Trang 92)

- Xử lý nghiêm minh các vụ vi phạm về sản xuất, buôn bán hàng giả, điều tra xét xử ngay một số các vụ sản xuất, buôn bán hàng giả điển hình để răn đe giáo dục chung, đình chỉ hoạt động hoặc rút giấy phép kinh doanh đối với các đơn vị vi phạm tịch thu, tiêu hủy hàng hoá và xử lý theo mức độ vi phạm;

- Có cơ chế khen thưởng thích hợp, khuyến khích lợi ích vật chất cho cơ quan, đơn vị có thành tích trong hoạt động chống sản xuất, buôn bán hàng giả để họ tích cực hơn nữa và nâng cao hiệu quả của công tác chống sản xuất, buôn bán hàng giả;

- Sản xuất, buôn bán hàng giả thường đi kèm với tham nhũng do vậy phải kết hợp chống sản xuất, buôn bán hàng giả với chống tham nhũng. Bọn gian thương và tham nhũng hiện nay đang câu kết với nhau thành đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả lớn, làm ăn phi pháp, hoạt động tinh vi do vậy để chống sản xuất, buôn bán hàng giả có hiệu quả thì phải đẩy mạnh công tác điều tra, giám sát hoạt động của các cơ quan có tổ chức.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

Hiện nay tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nói riêng, cả nước nói chung đang có xu hướng gia tăng, ngày một gia tăng và diễn biến phức tạp. Nạn sản xuất, buôn bán hàng giả gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế, doanh nghiệp, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, của xã hội và ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam. Chính vì vậy, chống sản xuất, buôn bán hàng giả là công việc không thể thiếu trong mỗi giai đoạn phát triển của đất nước nhằm duy trì ổn định sự phát triển của nền kinh tế. Qua nghiên cứu đề tài “Giải pháp chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang”, rút ra một số kết luận cụ thể như sau:

1. Thực trạng sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ngày càng diễn biến phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, ngành hàng và dàn trải ở nhiều nơi trên khắp địa bàn và thường phát triển mạnh vào dịp lễ, tết. Số lượng doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm có xu hướng tăng lên cả về số lượng và quy mô. Những đơn vị, cơ sở này đã và đang sử dụng những biện pháp từ đơn giản đến phức tạp để trốn tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng.

2. Một số giải pháp được áp dụng để chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang là chú trọng đến công tác tuyên truyền, giáo dục; công tác chỉ đạo, lập kế hoạch; công tác phối hợp, kiểm tra, xử lý vi phạm. Việc thực hiện đồng bộ những giải pháp cũng có những hiệu quả nhất định, đã từng bước góp phần đẩy lùi việc sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại đó là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chưa hoàn chỉnh, đồng bộ; công tác tổ chức xây dựng lực lượng chưa được chú trọng; công tác phối hợp giữa các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương chưa nhịp nhàng, thống nhất. Cùng với đó doanh nghiệp có sản phẩm bị làm giả chưa chủ động hợp tác, chưa tự bảo vệ sản phẩm của chính minh, người tiêu dùng chưa có sự hiểu biết rõ về hàng giả chính vì thế cũng tạo nên những khó khăn trong công tác chống sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh.

xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh Bắc Giang gồm: Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến công tác chống sản xuất, buôn bán hàng giả; bộ máy tổ chức thực hiện công tác chống sản xuất, buôn bán hàng giả còn mỏng, chưa có phòng chuyên môn riêng biệt trong công tác chống sản xuất, buôn bán hàng; cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác chống sản xuất, buôn bán hàng giả còn chưa đáp ứng đủ nhu cầu để phục vụ công tác chuyên môn; sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng và ý thức của người dân còn hạn chế.

Để giảm thiểu hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh Bắc Giang thời gian tới, một số giải pháp cần được thực hiện đồng bộ như sau: Tăng cường năng lực xây dựng và thực hiện kế hoạch chỉ đạo công tác chống sản xuất, buôn bán hàng giả; tăng cường công tác kiểm tra, xử lý trong hoạt động chống sản xuất, buôn bán hàng giả; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục chống sản xuất, buôn bán hàng giả; tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị trong chống sản xuất, buôn bán hàng giả; hoàn thiện cơ cấu tổ chức và nhân sự trong chống sản xuất, buôn bán hàng giả và tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho công tác chống sản xuất, buôn bán hàng giả.

5.2. KIẾN NGHỊ

5.2.1. Đối với Chính phủ, Bộ, ngành liên quan

Cơ chế, chính sách pháp luật về kinh tế nói chung và thương mại nói riêng ở nước ta một mặt tạo sự vận hành thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển mặt khác ngăn chặn hạn chế những mặt trái kinh tế thị trường. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách và pháp luật không tránh khỏi những hạn chế, những kẽ hở làm cho hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả có điều kiện phát sinh và phát triển.

Để chống sản xuất, buôn bán hàng giả có hiệu quả đòi hỏi phải có hệ thống pháp luật chặt chẽ hơn nữa; sửa đổi, bổ sung các văn bản cũ, xây dựng thêm các điều luật mới về chống sản xuất, buôn bán hàng giả, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các lực lượng chống hàng giả, các văn bản phải thống nhất, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, cần có các Thông tư hướng dẫn cụ thể, kịp thời để cán bộ chức năng áp dụng. Hệ thống pháp luật phải thường xuyên sửa đổi, bổ sung, đáp ứng yêu cầu hiện tại của công tác chống sản xuất, buôn bán hàng giả trong cả nước, bắt giữ và xử lý vi phạm, khắc phục các sơ hở làm thất thoát tài sản của nhà nước, gây trở ngại cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, làm thiệt hại lợi ích của nhân dân.

Chính phủ tiếp tục xây dựng, ban hành và sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hơn nưa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm sự thống nhất về xử lý vi phạm hành chính trong công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả và hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ; khắc phục những sai sót, chậm trễ trong việc xây dựng, ban hành các văn bản hường dẫn thi hành Luật: Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư….;

- Chính phủ cần có những chế tài đủ mạnh để ngăn chặn, xử lý nạn sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng nhái, phải tăng mức hình phạt so với mức phạt hiện nay. Phải áp dụng biện pháp hình sự để truy tố những đối tượng này, đồng thời kiên quyết cấm nhập khẩu những loại hàng hóa không đảm bảo chất lượng, hàng hóa độc hại; phối hợp với chính phủ các nước để xác minh nguồn gốc hàng nhập khẩu để ngăn chặn hàng giả, hàng nhái nhập vào thị trường trong nước. Xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng triệt để và quyết liệt hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế, thực thi quyền “tự vệ chính đáng” của chúng ta đã được Tổ chức Thương mại thế giới WTO cam kết mà chúng ta là một thành viên để ngăn chặn các loại hàng hóa này vào Việt Nam;

- Đối với Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cần tham mưu trình Chính phủ đề ra chương trình hành động cấp Quốc gia về đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả … định hướng mục tiêu nhằm nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương, các tổ chức, cá nhân và nhân dân đối với công tác này. Tham mưu trình Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ đối với các cơ quan thực thi như: Quy định trách nhiệm hỗ trợ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân quy định tái lập quỹ đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả như trước đây đã thực hiện; quy định để lại 100% số tiền phạt vi phạm hành chính trong sản xuất, buôn bán hàng giả, nhằm tạo điều kiện trang bị phương tiện, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, động viên khen thưởng cho các cơ quan thực thi;

- Đối với Bộ Công Thương:

+ Đề xuất Chính phủ sớm ban hành Quyết định về tổ chức lực lượng Quản lý thị trường theo hệ thống ngành dọc và chế độ phụ cấp thâm niên như Pháp lệnh Quản lý thị trường đã được Quốc hội thông qua năm 2016;

+ Xây dựng và hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh, nghiệp vụ chuyên môn của lực lượng Quản lý thị trường;

có thẩm quyền của lực lượng Quản lý thị trường để trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung cho phù hợp;

- Cần tăng cường năng lực và quyền hạn cho các lực lượng trực tiếp chống sản xuất, buôn bán hàng giả bằng cách giao cho các lực lượng thực thi đi làm trực tiếp quyền xử phạt cao hơn, trang bị cho họ thiết bị máy móc cho việc điều tra bắt giữ, giám định hàng hóa một cách nhanh chóng, chính xác, hiệu quả. Đồng thời tăng cường thanh tra giám sát để ngăn chặn và xử lý những cán bộ tha hóa, biến chất trong lực lượng thực thi, móc ngoặc, bao che, bảo kê cho bọn buôn bán trái phép. Đối với những đơn vị để xảy ra tình trạng trên thì người lãnh đạo phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với việc xảy ra trong đơn vị mình phụ trách. Song song với việc đó là phải giáo dục ý thức trách nhiệm và lương tâm của cán bộ trong công tác, có như vậy chúng ta mới có những lực lượng đủ mạnh, những cán bộ trong sạch, có ý thức trách nhiệm, có lương tâm thực thi nhiệm vụ;

- Chỉ đạo các cơ quan truyền thông, cơ quan báo chí, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên tuyền về tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả, cũng như kiến thức cho người dân về việc phân biệt hàng giả, hàng thật, thông tin về các doanh nghiệp sản xuất, buôn bán hàng giả để người dân có đủ kiến thức cần thiết khi mua bán hàng hóa trên thị trường;

- Về hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về sản xuất, buôn bán hàng giả:

+ Thực hiện tốt công tác rà soát và chỉnh sửa lại các văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, phát hiện kịp thời những thiếu sót để bổ sung; bãi bỏ những quy định lạc hậu, không phù hợp hoặc trái thông lệ quốc tế và trái với những cam kết của Việt Nam khi tham gia hội nhập sao cho có sự thống nhất, tránh tình trạng một hành vi có nhiều cách xử lý gây khó khăn cho các lực lượng thực thi và phiền hà cho doanh nghiệp;

+ Thể chế hóa việc giải quyết các tranh chấp về sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự, trình tự thủ tục cần đơn giản, tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng cho chủ thể quyền bị xâm phạm, nhằm tăng cường định hướng giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ tại Tòa dân sự;

+ Bổ sung những quy định về điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội danh sản xuất, buôn bán hàng giả gây nguy hại đến sức khỏe và môi trường;

+ Các văn bản quy phạm pháp luật nên chú trọng đến tính khả thi và sự minh bạch cần thiết cho các cơ quan thực thi khi vận dụng, tránh bổ sung thêm các hướng dẫn nhằm tạo sự thông thoáng cho hành lang pháp lý;

+ Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có bộ phận chuyên trách để giám sát, thường xuyên theo dõi phát hiện những bất cập, kiến nghị sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế;

+ Hoàn thiện những quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật để có căn cứ kết luận việc hàng hóa không đảm bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn nhà nước quy định. Quy định và hướng dẫn doanh nghiệp trong việc công bố thông tin về kiểu dáng, chất lượng hàng hóa, thực hiện ghi nhãn hàng hóa, đăng ký bảo hộ độc quyền đối với hàng hóa;

- Cục Quản lý thị trường ban hành cơ chế trong công tác chỉ đạo, phối hợp kiểm tra, xử lý giữa các Chi cục đối với trường hợp doanh nghiệp vi phạm có địa điểm kinh doanh tại tỉnh Bắc Giang nhưng có trụ sở, kho hàng tại tỉnh khác.

5.2.2. Đối với UBND tỉnh Bắc Giang

- Bổ sung, xây dựng quy chế phối hợp lực lượng, phân công trách nhiệm cho các sở, ban, ngành trên địa bàn của tỉnh. Có quy định chế độ thông tin báo chí, truyền hình, loa đài có mục thông tin về các văn bản pháp quy về chống sản xuất, buôn bán hàng giả, tuyên truyền thường xuyên về hàng giả và kết quả đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả;

- Đề nghị tăng thêm biên chế cho các lực lượng Quản lý thị trường, nhằm đảm bảo nhân sự trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường, phòng chống hàng giả. Lực lượng Quản lý thị trường hiện nay quá mỏng chỉ có 139 biên chế quản lý 230 xã, có những công chức quản lý 6,7 xã; khoảng cách từ trung tâm huyện đến xã khá xa gần 80 km;

- Đề nghị bổ sung trang thiết bị chuyên dùng và phương tiện phục vụ cho công tác điều tra, xác minh và thực hiện đấu tranh phòng, chống sản xuất, buôn bán hàng giả cho Chi cục Quản lý thị trường và các Đội Quản lý thị trường…;

- Chỉ đạo Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và thủ trưởng các cơ quan thanh tra, kiểm tra chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng xảy ra thuộc phạm vi quản lý của cấp mình, gắn trách nhiệm của người đứng đầu các địa

phương để xảy ra nạn sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn quản lý;

- Chỉ đạo cơ quan tài chính các cấp tích cực, nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi trong khâu xét duyệt nguồn kinh phí cho các lực lượng chức năng đấu tranh phòng chống sản xuất, buôn bán hàng giả hoạt động;

- UBND tỉnh cần thiết lập trang Web chung trong đó có sự tham gia của các ngành chức năng, thông qua đó trao đổi thông tin về hàng giả, nơi cung cấp, phát luồng hàng giả; công khai trên phương tiện thông tin đại chúng những vụ việc, đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả để mọi người biết, tây chay, tránh mua phải hàng giả, đề các cơ quan chức năng có đầy đủ thông tin thực hiện việc kiểm tra, xử lý vi phạm;

- Xây dựng chính sách khen thưởng, hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân và người tiêu dùng phát hiện hàng giả, cung cấp thông tin về việc sản xuất, buôn bán hàng giả cho các lực lượng thực thi.

5.2.3. Đối với các doanh nghiệp

- Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, các tổ chức (Công ty luật, văn phòng luật sư, cá nhân đại diện chủ sở hữu quyền nhãn hiệu) tiếp tục tích cực phối hợp chặt chẽ trong công tác đấu tranh chống các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, góp phần bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, quyền lợi, uy tín của chính các doanh nghiệp, cập nhật thông báo thường xuyên thông tin đối tượng, nhãn hiệu bảo hộ...; các doanh nhiệp bị xâm phạm phải nâng cao trách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh bắc giang (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)