Các nhân tố ảnh hưởng tới nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ công chức, viên chức của viện nghiên cứu quản lý đất đai thuộc tổng cục quản lý đất đai (Trang 32 - 35)

Như đã chỉ ra ở trên, chất lượng nguồn nhân lực liên quan đến nhiều lĩnh vực, do đó nó chịu chi phối của rất nhiều yếu tố và dưới đây là các nhân tố chủ yếu có ảnh hưởng lớn nhất:

Tăng trưởng là nhân tố kinh tế quan trọng tác động đến chất lượng nguồn nhân lực trên nhiều phương diện. Tăng trưởng kinh tế không chỉ trực tiếp góp phần cải thiện đời sống nhân dân mà còn tăng tiết kiệm và đầu tư trong nước, tạo được nhiều việc làm mới với mức thu nhập cao. Ngoài ra nhờ thành tựu tăng trưởng, thu ngân sách tăng nên đảm bảo nhu cầu chi thường xuyên cho các chương trình mục tiêu quốc gia, chi cho phát triển giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa... tác động tích cực hơn đến chất lượng nguồn nhân lực.

Bên cạnh mặt tích cực quá trình tăng trưởng kinh tế cũng có một số ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng nguồn nhân lực. Tăng trưởng kinh tế thường gắn liền với quá trình đô thị hóa, thay đổi trong lối sống. Các nghiên cứu cho thấy quá trình đô thị hóa gắn liền với mức độ ô nhiễm môi trường tăng cao, tỷ lệ tai nạn gia tăng đáng kể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân. Do thu nhập tăng lên và sự thay đổi trong lối sống nên ở các đô thị tồn tại phổ biến đồng thời mô hình bệnh tật của nước nghèo và của “mức sống cao”. Hiện tượng này được gọi bằng thuật ngữ “gánh nặng gấp đôi”, ám chỉ những khó khăn mà người dân và hệ thống y tế xã hội ở các nước đang phát triển đang vấp phải (Phạm Minh Hạc, 1996).

Hai là, tình trạng dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe. Dinh dưỡng thấp và sức khỏe yếu không chỉ gây ra ốm yếu thể trạng, khổ ải về tinh thần mà còn làm giảm năng suất lao động. Do đó năng suất lao động trong tương lai sẽ bị hạn chế. Hơn nữa sự suy dinh dưỡng và bệnh tật ở người lớn làm suy giảm năng lượng, tính sáng tạo, sáng kiến, khả năng học tập và làm việc của họ. Các nước đang phát triển thường mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn của nghèo đói, suy dinh dưỡng và năng suất lao động thấp.

Ngoài vấn đề dinh dưỡng, sự phát triển của hệ thống y tế và khả năng tiếp cận của người dân có ảnh hưởng quan trọng đến việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe.

Do thành tựu tăng trưởng và phát triển kinh tế, qui mô và năng lực của mạng lưới y tế tăng lên cùng với tiến bộ khoa học công nghệ trong y học đã góp phần nâng cao sức khỏe, thể hiện ở tuổi thọ bình quân ngày càng tăng cao. Tuy nhiên như người ta thường nói hệ thống y tế là xã hội thu nhỏ, điều đó có nghĩa

là khả năng tiếp cận của người dân với dịch vụ y tế, đặc biệt là dịch vụ y tế chất lượng cao là không đồng đều (Phạm Minh Hạc, 1996).

Ba là, mức độ phát triển của giáo dục và đào tạo. Trong các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực thì mức độ phát triển của giáo dục - đào tạo là yếu tố quan trọng nhất vì nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng lao động thực hành của người lao động, mà còn gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe và tuổi thọ của người dân (Phạm Minh Hạc, 1996).

2.1.3.1. Tuyển dụng

Tuyển dụng là khâu quan trọng, quyết định tới chất lượng của đội ngũ công chức, viên chức. Nếu công tác tuyển dụng được thực hiện tốt thì sẽ tuyển được những người thực sự có năng lực, phẩm chất bổ sung cho lực lượng công chức. Tuyển dụng công chức, viên chức là quá trình tuyển dụng những người phù hợp và đáp ứng được yêu cầu vị trí công việc cụ thể. Tuyển dụng là khâu quan trọng, quyết định tới chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, nếu công tác tuyển dụng được thực hiện tốt thì sẽ tuyển được những người thực sự có năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt để bổ sung cho lực lượng cán bộ. Ngược lại, nếu việc tuyển dụng không được quan tâm đúng mức sẽ không lựa chọn được những người có đủ năng lực và phẩm chất đạo đức tốt bổ sung cho lực lượng này. Hiện nay việc tuyển dụng cán bộ công chức, viên chức vào làm việc tại các đơn vị nhà nước bằng hình thức: thi tuyển, xét tuyển, điều động từ cơ quan khác về hay điều động trong nội bộ các đơn vị trong cùng ngành đều phải đảm bảo nguyên tắc: Việc tuyển dụng phải căn cứ vào nhu cầu, vị trí công tác của cơ quan, đơn vị để chọn người. Tuyển dụng phải đảm bảo tính vô tư, khách quan và chính xác, phải tuân thủ những quy định của Trung ương, của ngành đó. Để thực hiện được điều này, việc tuyển dụng cán bộ công chức vào các đơn vị của ngành phải được thực hiện trên cơ sở khoa học như xác định nhu cầu cần tuyển dụng, phân tích công việc, các tiêu chuẩn chức danh và tiêu chuẩn nghiệp vụ công chức để tiến hành tuyển chọn...

2.1.3.2. Sử dụng cán bộ công chức, viên chức

Việc sử dụng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức phải xuất phát từ nhiều yếu tố, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, công việc của từng cơ quan, đơn vị; yêu cầu của công vụ và điều kiện nhân lực hiện có của tổ chức, cơ quan, đơn vị.

2.1.3.3. Quy hoạch đội ngũ cán bộ công chức, viên chức

Quy hoạch cán bộ là nội dung trọng yếu của công tác tổ chức, là quá trình thực hiện đồng bộ các chủ trương, biện pháp để tạo nguồn và xây dựng đội ngũ cán bộ trên cơ sở dự báo nhu cầu, nhằm đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chính trị, công việc được giao. Quy hoạch đội ngũ cán bộ công chức, viên chức là một quá trình đồng bộ, mang tính khoa học. Các căn cứ để tiến hành quy hoạch gồm:

- Nhiệm vụ chính trị, của từng cơ quan đơn vị.

- Hệ thống tổ chức hiện có và dự báo mô hình tổ chức của thời gian tới. - Tiêu chuẩn cán bộ công chức thời kỳ quy hoạch.

- Thực trạng đội ngũ công chức hiện có.

Đối tượng quy hoạch là đội ngũ cán bộ công chức, viên chức. Có quy hoạch lãnh đạo quản lý, nhưng cũng có quy hoạch công chức chuyên môn. Ngoài ra còn có quy hoạch để tạo nguồn, trong đó chú trọng để xây dựng quy hoạch, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, bồi dưỡng những công chức trẻ có thành tích xuất sắc…

2.1.3.4 Đào tạo, bồi dưỡng

Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức có một vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đào tạo để đáp ứng yêu cầu về trình độ, năng lực, tiêu chuẩn quy định đối với từng ngạch, bậc, chức vụ; mặt khác đào tạo gắn với quy hoạch cán bộ, không chỉ đáp ứng yêu cầu hiện tại mà còn tạo nguồn cán bộ cho tương lai, đáp ứng với nhiệm vụ. Đào tạo bồi dưỡng cán bộ bao gồm các nội dung: Xác định nhu cầu, lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng; Xác định nội dung chương trình đào tạo trên cơ sở yêu cầu tiêu chuẩn chức danh, ngạch cán bộ; Xác định hình thức đào tạo cho phù hợp; Đánh giá hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng.

2.1.3.5. Quản lý, kiểm tra, giám sát

Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức. Thông qua công tác này mới có thể phát hiện được những tiêu cực, bất cập nảy sinh từ cán bộ và công tác cán bộ.

Qua đó kịp thời khen thưởng những nhân tố tích cực, xử lý nghiêm minh những sai phạm, đồng thời nắm được thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ của

ngành, từ đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ đối với những cán bộ chưa đạt chuẩn, luân chuyển, thay thế cán bộ yếu kém.

2.1.3.6. Chế độ chính sách

Cơ chế chính sách trong sử dụng, tuyển dụng cán bộ nhà nước là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới chất lượng đội ngũ cán bộ. Nếu các cơ chế, chính sách được thiết lập một cách chặt chẽ và được thực hiện tốt thì sẽ tuyển dụng được những người cán bộ có năng lực, trình độ và phẩm chất tốt bổ sung cho lực lượng cán bộ công chức, viên chức; Ngược lại, nếu các cơ chế, chính sách trong sử dụng, tuyển dụng cán bộ công chức chưa nhận được sự quan tâm đúng mức thì sẽ rất khó khăn trong việc triển khai thực hiện để lựa chọn được những người đủ năng lực và phẩm chất bổ sung cho lực lượng cán bộ, nguồn nhân lực.

Đổi mới cơ bản chính sách đãi ngộ về vật chất đối với cán bộ. Căn cứ vào từng loại cán bộ công chức, viên chức, vào trình độ, số lượng, chất lượng và hiệu quả công tác của mỗi người mà đảm bảo các chế độ tiền lương, phụ cấp, điều kiện và phương tiện làm việc,... Tiền lương là đòn bẩy kinh tế mạnh mẽ nhất để kích thích công chức làm việc với năng suất và hiệu quả. Ngoài ra các yếu tố thuộc về phía bản thân người cán bộ CCVC cũng ảnh hưởng không nhỏ trong quá trình thi hành công vụ: mức lương thưởng; công tác đào tạo bồi dưỡng để nâng cao năng lực; đánh giá và ghi nhận trình độ, năng lực cán bộ; mối quan hệ trong cơ quan, đơn vị; sự phù hợp công việc với trình độ chuyên môn…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ công chức, viên chức của viện nghiên cứu quản lý đất đai thuộc tổng cục quản lý đất đai (Trang 32 - 35)