Các nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ công chức, viên chức của viện nghiên cứu quản lý đất đai thuộc tổng cục quản lý đất đai (Trang 42)

Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu, đánh giá chất lượng nguồn nhân lực nói chung và chất lượng cán bộ công chức, viên chức đã thu hút không ít sự quan tâm của các nhà quản lý, các nhà khoa học, đặc biệt là các nhà nghiên cứu, các viện, các trường đại học… đã có nhiều công trình khoa học được công

bố trên các báo, tạp chí, nhằm đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức như:

- Bùi Tiến Quý: Một số vấn đề về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương trong giai đoạn hiện nay ở nước ta. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2000. Trong nghiên cứu này, tác giả đã đánh giá rất cao vai trò của cán bộ, coi đó là yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển đất nước.

- Phạm Vân Đình: Nguồn nhân lực và giáo dục cho phát triển nông thôn, năm 2008. Tác giả đã đưa ra một số quan điểm mới về phát triển nguồn nhân lực cho phát triển nông thôn, nhấn mạnh vào công tác bồi dưỡng cán bộ cơ sở cho phát triển nông nghiệp nông thôn.

- Phạm Thành Nghị: Nghiên cứu và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghiên cứu đã trình bày cơ sở lý luận về quản lý và sử dụng nguồn nhân lực, hiện trạng quản lý và sử dụng nguồn nhân lực của nước ta. Tác giả cũng nêu mô hình, chính sách và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay.

Bên cạnh đó có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến việc đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, huyện, xã, đồng thời đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng hệ thống cán bộ các cấp. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đi sâu xác định nhu cầu và đánh giá giải pháp để nâng cao chất lượng cán bộ công chức, viên chức.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Giới thiệu về Viện Nghiên cứu quản lý đất đai

Viện Nghiên cứu quản lý đất đai là tổ chức sự nghiệp khoa học và công nghệ công lập trực thuộc Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường, được thành lập theo Quyết định 134/2008/QĐ-TTg ngày 02 tháng 10 năm 2008 (nay là Quyết định số 02/2018/QĐ-TTg ngày 17 tháng 01 năm 2018) của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý đất đai trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường (Khoản 10 Điều 3).

Là đơn vị có kinh nghiệm hoạt động chuyên môn lâu năm trong lĩnh vực đất đai, đặc biệt là công tác nghiên cứu cơ bản phục vụ quản lý Nhà nước về đất đai, Viện Nghiên cứu quản lý đất đai được hình thành và phát triển trên cơ sở sắp xếp, điều chuyển nguồn lực với nền tảng từ các đơn vị như Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên đất thuộc Tổng cục Quản lý ruộng đất (1986), Viện Điều tra Quy hoạch đất đai thuộc Tổng cục Địa chính (1994 - 2002), Trung tâm Điều tra Quy hoạch đất đai, Viện Nghiên cứu địa chính trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường (2003 - 2008). Từ năm 2009 đến nay, Viện Nghiên cứu quản lý đất đai là đơn vị trực thuộc Tổng cục Quản lý đất đai - Bộ Tài nguyên và Môi trường.

(1) Tên giao dịch quốc tế: Research Institute of Land Administration (viết tắt: RILA)”.

(2) Cơ quan chủ quản: Tổng cục Quản lý đất đai - Bộ Tài nguyên và Môi trường.

(3) Cơ quan quyết định và ngày, tháng, năm thành lập:

Quá trình thành lập và hoạt động của Viện Nghiên cứu quản lý đất đai dựa trên cơ sở các văn bản sau:

- Quyết định 134/2008/QĐ-TTg ngày 02 tháng 10 năm 2008 (nay là Quyết định số 02/2018/QĐ-TTg ngày 17 tháng 01 năm 2018) của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý đất đai trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường (Khoản 10 Điều 3).

- Quyết định số 20/QĐ-TCQLĐĐ ngày 19 tháng 11 năm 2008 của Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai (nay là Quyết định số 884/QĐ-BTNMT

ngày 20 tháng 3 năm 2018) của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Nghiên cứu quản lý đất đai trực thuộc Tổng cục Quản lý đất đai.

- Giấy chứng nhận hoạt động khoa học và công nghệ số: A – 785 ngày 17 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức, bộ máy, biên chế, nguồn nhân lực Viện Nghiên cứu quản lý đất đai quản lý đất đai

Cơ cấu tổ chức của Viện Nghiên cứu quản lý đất đai được tổ chức theo mô hình quản lý trực tiếp, tự chủ. Viện trưởng chỉ đạo toàn bộ hoạt động của Viện và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động trước Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai. Các Phó Viện trưởng chịu trách nhiệm trước Viện trưởng về nhiệm vụ đượcViện trưởng phân công. Có 05 phòng và 01 trung tâm thuộc và trực thuộc Viện, gồm: Phòng Hành chính - Tổng hợp, Phòng Thông tin, Khoa học và hợp tác quốc tế, Phòng Nghiên cứu chính sách pháp luật đất đai, Phòng Nghiên cứu kinh tế và tài chính đất đai, Phòng Nghiên cứu chiến lược và quy hoạch sử dụng đất, Trung tâm Triển khai và Ứng dụng khoa học, công nghệ về đất đai.

* Về quy mô

Tổng số công chức, viên chức, người lao động của Viện Nghiên cứu quản lý đất đai hiện nay có 106 người. Tổng số lao động của Viện Nghiên cứu quản lý đất đai năm 2017 là 122 người, năm 2016 là 125 người. Sau 3 năm, tính đến thời điểm 31/12/2018 thì lao động của Viện Nghiên cứu quản lý đất đai giảm 19 người. Điều đó được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.1. Tổng số công chức, viên chức của Viện Nghiên cứu quản lý đất đai năm 2016 – 2018 Năm 2016 2017 2018 Tốc độ phát triển (%) 17/16 18/17 BQ Số công chức, viên chức, người lao động (người) 125 122 106 97,60 86,89 92,09 Nguồn: Phòng Hành chính - Tổng hợp Viện (2019) Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu quản lý đất đai thì hiệu quả hoạt động vẫn đảm bảo phát triển, nhưng số lao động được tinh giản hơn, đồng nghĩa với việc Viện sử dụng khá hiệu quả nguồn lao động hiện có. Với biến động nhân lực

này, nhu cầu đào tạo mới không lớn, việc xác định nhu cầu căn cứ vào quy hoạch và sự thay đổi, luân chuyển lao động bên trong.

* Về trình độ chuyên môn, kỹ thuật

Bảng 3.2. Cơ cấu trình độ chuyên môn của công chức, viên chức Viện Nghiên cứu quản lý đất đai

Trình độ Trên Đại học Đại học Cao đẳng Tổng số Năm 2016 SL (người) 29 80 16 125 Tỷ lệ (%) 23,20 64,00 12,80 100 Năm 2017 SL (người) 32 82 8 122 Tỷ lệ (%) 26,23 67,21 6,56 100 Năm 2018 SL (người) 28 71 7 106 Tỷ lệ (%) 26,42 66,98 6,60 100 Tốc độ phát triển (%) 17/16 110,34 102,50 50,00 97,60 18/17 87,50 86,59 87,50 86,89 BQ 98,26 94,21 66,14 92,09 Nguồn: Phòng Hành chính - Tổng hợp Viện (2019) Cán bộ của Viện đa phần là các cán bộ có nhiều kinh nghiệm đã trực tiếp chủ trì, tham gia thực hiện nhiều chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến quản lý, sử dụng đất cũng như thực hiện các hoạt động dịch vụ tại các địa phương.

Bảng 3.2 và 3.3 cho thấy lao động có trình độ trên đại học là 28 người, trong đó, lao động quản lý là 20 người, nhân viên là 8 người; trình độ đại học là 71 người, trình độ dưới đại học có đào tạo là 7 người. Từ đó cho thấy lao động chủ yếu của Viện Nghiên cứu quản lý đất đai có trình độ đại học. Trình độ năng lực của công chức, viên chức, người lao động ngày càng được củng cố, góp phần tăng hiệu quả công việc. Tuy nhiên, là một đơn vị đầu ngành về nghiên cứu chính sách quản lý đất đai, thì số lao động có trình độ, chuyên môn sâu về nghiên cứu quản lý đất đai chưa đáp ứng được yêu cầu về chức năng, nhiệm vụ của Viện trong giai đoạn tới. Hiện nay, Viện nghiên cứu quản lý đất đai rất cần có đội ngũ chuyên gia, các công chức, viên chức có năng lực, chuyên môn cao về chính sách, pháp luật đất đai để đảm nhiệm được chức năng, nhiệm vụ của Viện.

Bảng 3.3. Nguồn nhân lực chuyên môn và kinh nghiệm công tác của công chức, viên chức tại Viện năm 2018

TT Cán bộ kỹ thuật và chuyên môn theo nghề

Tổng số Thâm niên công tác

Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 5 năm 10 năm 15 năm I Trên đại học 28 26,42 12 7 9 1 Tiến sỹ 3 10,71 0 0 3 2 Ths. Kinh tế 8 28,57 4 2 2 3 Ths. Quản lý đất đai 17 60,71 8 5 4 II Cử nhân 29 27,36 16 9 4 1 CN. Luật 5 17,24 3 1 1 2 CN. Địa chính 10 34,48 5 4 1 3 CN. Kinh tế 7 24,14 4 2 1 4 CN. Môi trường 7 24,14 4 2 1 III Kỹ sư 42 39,62 15 14 13

1 Ks. Quy hoạch xây dựng 8 19,05 3 2 3 2 Ks. Quản lý đất đai 16 38,10 4 5 7 3 Ks. Thổ nhưỡng 5 11,90 2 2 1 4 Ks. Trắc địa 4 9,52 2 1 1 5 Ks. Tin học 4 9,52 1 2 1 6 Ks. Lâm nghiệp 5 11,90 3 2 0 IV Cao đẳng 7 6,60 5 2 0 1 CĐ. Tài chính - Kế toán 3 42,86 1 2 0 2 CĐ. Tài nguyên Môi trường 4 57,14 4 0 0

Cộng 106 100 48 32 26

Nguồn: Phòng Hành chính - Tổng hợp Viện (2019)

3.1.3. Chức năng, nhiệm vụ Viện Nghiên cứu quản lý đất đai

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Nghiên cứu quản lý đất đai trực thuộc Tổng cục Quản lý đất đai (theo Quyết định số 884/QĐ- BTNMT ngày 20 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường), cụ thể như sau:

3.1.3.1. Chức năng

- Viện Nghiên cứu quản lý đất đai là tổ chức sự nghiệp khoa học trực thuộc Tổng cục Quản lý đất đai, có chức năng nghiên cứu khoa học và công nghệ về quản lý, sử dụng đất đai; tổ chức triển khai, ứng dụng, chuyển giao và thông tin kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực đất đai; thử nghiệm, thực hiện các chương trình, đề án, dự án chuyên môn và dịch vụ thuộc lĩnh vực đất đai.

- Viện Nghiên cứu quản lý đất đai có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật; trụ sở tại thành phố Hà Nội.

3.1.3.2. Nhiệm vụ

- Xây dựng, trình Tổng cục trưởng kế hoạch nghiên cứu, triển khai khoa học và công nghệ dài hạn, 5 năm, hàng năm; kế hoạch triển khai các dự án thử nghiệm về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện hiện sau khi được phê duyệt; tham gia xây dựng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ về lĩnh vực đất đai theo phân công của Tổng cục trưởng.

- Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ xây dựng cơ chế, chính sách, chiến lược, chương trình quốc gia, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án về quản lý sử dụng đất;

- Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, quy trình chuyên môn, nghiệp vụ, đơn giá, định mức kinh tế - kỹ thuật thuộc lĩnh vực đất đai.

- Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ về đất đai theo phân công của Tổng cục trưởng.

- Thực hiện các chương trình, đề án, dự án, đề tài hợp tác nghiên cứu khoa học và công nghệ với các nước và tổ chức quốc tế về quản lý, sử dụng đất đai.

- Thực hiện các công trình thử nghiệm, các chương trình, đề án, dự án, đề tài về lĩnh vực đất đai; tổ chức triển khai ứng dụng, chuyển giao và thông tin kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ về quản lý, sử dụng đất đai; thực hiện các dịch vụ thuộc lĩnh vực đất đai.

- Phân tích mẫu đất phục vụ nghiên cứu, quản lý nhà nước về đất đai.

- Thông tin kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ trong quản lý sử dụng đất đai theo quy định.

- Chủ trì xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai; chủ trì xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, quy trình chuyên môn, nghiệp vụ, đơn giá, định mức kinh tế - kỹ thuật thuộc lĩnh vực đất đai theo phân công của Tổng cục trưởng.

- Chủ trì, tham gia thực hiện các chương trình, đề án, dự án hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đất đai theo phân công của Tổng cục trưởng.

- Thực hiện các hoạt động tư vấn, dịch vụ về: lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất; điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai; thoái hóa đát, ô nhiễm đất; phân hạng đất nông nghiệp; phân tích mẫu đất; thống kê, kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất; đo đạc, lập bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; xác định giá đất; xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai; giám sát, kiểm tra, nghiệm thu và thẩm định công trình sản phẩm trong lĩnh vực đất đai; các dịch vụ, tư vấn khác về lĩnh vực đất đai theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch cải cách hành chính của Tổng cục và theo phân cấp của Tổng cục trưởng.

- Quản lý tổ chức, biên chế, cán bộ, viên chức, người lao động, tài chính, tài sản thuộc phạm vi quản lý của Viện theo phân cấp của Tổng cục và theo quy định của pháp luật.

- Theo dõi, tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng giao.

3.1.4. Kết quả hoạt động của Viện Nghiên cứu quản lý đất đai

3.1.4.1. Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước

Nhà nước đảm bảo cấp một phần kinh phí hoạt động thường xuyên cho hoạt động của Viện; ưu tiên đầu tư cho các nhiệm vụ khoa học - công nghệ có tính chất bản lề, then chốt để thúc đẩy thực hiện các nội dung, nhiệm vụ khác cùng phát triển, như:

- Kinh phí thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng. - Tăng cường tiềm lực nghiên cứu khoa học và công nghệ cho Viện. - Nguồn vốn thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ chuyên môn. Ngoài ra, nguồn thu của Viện còn từ hoạt động cung ứng dịch vụ với các

địa phương và cung ứng dịch vụ về khoa học - công nghệ.

3.1.4.2. Các nguồn vốn hợp pháp khác được huy động ở trong và ngoài nước

Đa dạng hóa hơn nữa các nguồn thu hợp pháp từ việc tăng cường các hoạt động dịch vụ về nghiên cứu và khoa học, liên kết đào tạo, thực hiện các dự án, chương trình, hợp đồng đào tạo với đơn vị khác, các địa phương, các tổ chức trong và ngoài nước nhằm nâng cao vị thế và tăng nguồn thu cho Viện.

Theo số liệu báo cáo của phòng Hành chính tổng hợp Viện trong giai đoạn 2016-2018, kết quả thực hiện ngân sách được giao cụ thể như sau:

Tổng kinh phí đã được giao năm 2018: 46.060 triệu đồng, trong đó:

Bảng 3.4. Kết quả hoạt động tài chính năm 2016-2018

TT Các chỉ tiêu Đơn vị Năm Tốc độ phát triển (%) 2016 2017 2018 17/16 18/17 BQ 1 Ngân sách cấp Tỷ đồng 32,00 31,50 33,00 98,44 104,76 101,55 2 Đề tài, dự án cấp trên giao Tỷ đồng 9,00 15,00 13,00 166,67 86,67 120,19 3 Dự án tự khai thác Tỷ đồng 13,00 12,50 21,00 96,15 168,00 127,10

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ công chức, viên chức của viện nghiên cứu quản lý đất đai thuộc tổng cục quản lý đất đai (Trang 42)