Thực trạng đánh giá các biện pháp đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ công chức, viên chức của viện nghiên cứu quản lý đất đai thuộc tổng cục quản lý đất đai (Trang 62 - 77)

đội ngũ công chức, viên chức

4.1.3.1. Đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu vật chất

* Mức độ hài lòng về thu nhập

chính thế giới, nền kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn chưa phục hồi hoàn toàn, nhưng Viện đã có nhiều nỗ lực trong việc bảo đảm việc làm và thu nhập cho người lao động, cũng như đầu tư tái sản xuất phát triển, tuy nhiên, sự cố gắng đó chưa thể làm hài lòng được đa số cán bộ, công nhân viên. Tìm hiểu về sự hài lòng của người lao động trong mối tương quan so sánh giữa thu nhập của họ với công sức đóng góp cho thấy: Vẫn còn 32% số lao động cho rằng mức thu nhập mà họ nhận được hiện nay chưa thỏa đáng và tương xứng với công sức thực tế mà họ bỏ ra, cụ thể họ cho rằng mặc dù đơn vị cũng còn nhiều khó khăn nhưng ít nhiều những năm qua sự tăng trưởng cũng đã phục hồi ở mức ít nhất trên 10%, nguồn ngân sách cấp cho việc trả lương là 75%, chỉ có 25% việc trả lương là Viện tự chủ, năng suất lao động so với giai đoạn trước đã tăng từ 8 đến 9%, nhưng tiền lương và các chế độ đối với cán bộ, công nhân viên thì tăng không đáng kể, nhất là đối với cán bộ, công nhân viên trẻ, thâm niên công tác còn ít, mức thu nhập của họ hiện nay chưa đủ trang trải cho các chi phí sinh hoạt hàng ngày.

Bảng 4.7. Mức độ tương xứng giữa thu nhập với công sức của công chức, viên chức tại Viện nghiên cứu quản lý đất đai

Nội dung Rất tương xứng Tương xứng Không tương xứng

Số người trả lời 9 59 32 Tỷ lệ (%) 9,0 59,0 32,0

Nguồn: Kết quả khảo sát điều tra tại Viện (2019) Hơn nữa họ cho rằng, trong thời buổi khó khăn, giá cả thị trường tăng mạnh, lãnh đạo đơn vị cần quan tâm hơn đến những người lao động có mức thu nhập thấp chứ không nên dàn trải, bình quân như hiện nay, bởi mỗi khi nâng lương đều nâng theo mức lương tối thiểu, những người có hệ số lương cao thì được tăng nhiều hơn, còn người có hệ số lương thấp việc tăng này không đáng là bao. Kết quả người có mức lương, thu nhập cao thì càng cao, còn người thấp thì vẫn phải bươn trải, vất vả vật lộn với khó khăn mà vẫn không đủ trang trải cuộc sống sinh hoạt. Theo họ, đơn vị cần xem xét để có các khoản phụ cấp khó khăn đối với những cán bộ, công nhân viên trẻ, có mức thu nhập thấp hiện nay, tạo sự công bằng giúp họ phần nào yên tâm công tác hơn.

* Mức độ hài lòng về tiền lương

Trong cấu trúc thu nhập, tiền lương được người lao động quan tâm, với câu hỏi “Anh (chị) có hài lòng với mức lương hiện nay không”, cho kết quả như sau:

Bảng 4.8. Mức độ hài lòng của công chức, viên chức với thu nhập tại Viện nghiên cứu quản lý đất đai

Nội dung Rất hài lòng Hài lòng Không hài lòng

Số người trả lời 9 59 32 Tỷ lệ (%) 9,0 59,0 32,0

Nguồn: Kết quả khảo sát điều tra tại Viện (2019) Như vậy, cho thấy mức độ “hài lòng” với mức thu nhập hiện họ đang nhận được đạt 59% số người được hỏi, bao gồm cả lương đợt 1 và lương đợt 2 đã trả công cho họ. Thậm chí, mức độ “rất hài lòng” là nói đến mức độ rất thỏa mãn của người lao động với mức thu nhập họ nhận được chiếm 9% số người được hỏi. Tổng số 100 phiếu điều tra đảm bảo đủ tính chất đại diện cho mẫu nghiên cứu. Do đó, có thể kết luận đại đa số người lao động tạm hài lòng và rất hài lòng với mức lương mà họ đang được hưởng. Đây là thù lao mang tính quyết định đối với việc tạo động lực lao động cho người lao động trong Viện. Vì hiện nay, hầu như đa số người lao động đi làm tại bất kỳ đơn vị, tổ chức nào cũng quan tâm đến các chế độ thù lao, trong đó quan tâm nhất là chế độ lương bổng hoặc thu nhập hàng tháng của họ. Khi họ có cầu trả lời hài lòng hoặc rất hài lòng thể hiện sự mong muốn về mức lương của bản thân họ đã được Viện đáp ứng.

Tuy nhiên, số CCVC không hài lòng với mức lương nhận được hàng tháng thu nhập tại Viện còn chiếm tỷ lệ khá cao (32%). Kết quả này là do trình độ lao động của những người này còn thấp. Trong thời gian đào tạo lại về chuyên môn nên mức lương thấp hơn mọi lao động khác, đồng thời nhu cầu chi phí cho học tập, nâng cao trình độ lại nhiều hơn những lao động đã có chuyên môn, tay nghề cao nên mức tiền lương nhận được khiến họ còn thiếu trước hụt sau trong cuộc sống khiến họ không hài lòng. Trêm vào đó, đại đa số những lao động này còn trẻ về tuổi đời, thâm niên trong nghề không có, lại đang trong độ tuổi sinh đẻ nên họ càng không có điều kiện về thời gian để làm thêm để có thêm thu nhập và tất nhiên không có thêm thu nhập từ tiền thưởng. Đó là những lý do chính đáng khiến họ không hài lòng với mức thu nhập tại Viện; nhưng nhìn vào mức lương mà những người khác nhận được cũng là động lực để họ phấn đấu, học tập để có mức lương kỳ vọng đó trong tương lai.

Bảng 4.9. Mức độ hài lòng của công chức, viên chức với chế độ khen thưởng Nội dung Rất hài lòng Hài lòng Không hài lòng

Số người trả lời 15 72 13 Tỷ lệ (%) 15,0 72,0 13,0

Nguồn: Kết quả khảo sát điều tra tại Viện (2019) Theo kết quả điều tra cho thấy, mức độ hài lòng với chế độ khen thưởng là 72% số người lao động được hỏi, nhưng tỷ lệ người lao động không hài lòng cũng chiếm đến 13% số người lao động được hỏi. Thậm chí có những người còn trả lời “Rất không hài lòng”. Mặc dù không tìm hiểu được các lý do vì sao 13% người lao động không hài lòng và rất không hài lòng với chế độ khen thưởng của họ, điều này chứng tỏ: chế độ khen thưởng có tác dụng kích thích tạo động lực lao động chưa được toàn diện. Thậm chí, với những người không thỏa mãn với mức khen thưởng của Viện có thể sinh ra suy nghĩ hoặc hành vi tiêu cực, ảnh hưởng đến thực hiện công việc. Việc khen thưởng không đảm bảo công bằng này có thể gây ra mất đoàn kết nội bộ, gây ra sự so sánh giữa những người được khen thưởng. Đặc biệt, với 13% số người được hỏi rất không hài lòng với mức khen thưởng kia, thậm chí muốn bỏ bê và không còn ý chí phấn đấu vì cho rằng có phấn đấu cũng không nhận được sự khen thưởng không đúng, không đáng bỏ ra công sức để phấn đấu.

Một điều cần quan tâm là số người không hài lòng về thời gian trả thưởng chưa được kịp thời, làm giảm ý nghĩa và tác dụng của công cụ tiền thưởng. Có 65% số người lao động trả lời được hỏi không kịp thời, thường thì kéo dài tới cả năm mới có nhận được tiền thưởng. Vì vậy, khi nhận được tiền thưởng có người không biết đấy là tiền thưởng của năm nào, không ít người thì nhầm đấy là tiền lương tăng thêm. Họ mong muốn rằng tiền thưởng nên trả theo đợt khi có đánh giá kết quả thực hiện công việc, bình bầu xếp loại thi đua, khi thưởng nên kèm theo hình thức biểu dương, tuyên dương, công bố trước tập thể thì sẽ có ý nghĩa hơn, nên tách bạch giữa nhận tiền thưởng với tiền lương vào cùng đợt, vì như vậy sẽ giảm giá trị, ý nghĩa của tiền thưởng. Hơn nữa nếu trả tiền thưởng kịp thời theo đợt sẽ làm cho người lao động thấy được sự tự hào, hãnh diện, biết được mình đã làm tốt, xuất sắc việc gì để được thưởng từ đó càng cố gắng và phát huy hơn trong công việc trong thời gian tới để đạt được thành tích cao hơn. Mặt khác, trong đánh giá thành tích cần nghiêm túc, khách quan, công bằng hơn. Theo đó

đơn vị cần xem xét kết hợp giữa đánh giá thành tích tập thể và thành tích cá nhân, những công việc có thể khoán cho cá nhân, đánh giá được sự nỗ lực cá nhân thì nên tách ra để cá nhân nỗ lực hơn, tránh tình trạng chung chung, rất khó đánh giá, buộc phải bình quân theo nhóm, tập thể, mọi người điều được thưởng thì sẽ làm giảm ý nghĩa, tính tích cực trong thi đua và vô hình dung là cào bằng thành tích, không khuyến khích được những người có thành tích nổi trội. Hơn nữa, cần đặt ra các tiêu chí thi đua rõ ràng, cụ thể hơn, chú trong khuyến khích sự sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật hơn là chỉ xét hoàn thành với kết quả đặt ra theo định mức quy định.

Bảng 4.10. Mức độ kịp thời trong chế độ khen thưởng của Viện nghiên cứu quản lý đất đai

Nội dung Kịp thời Không kịp thời

Số người trả lời 35 65 Tỷ lệ (%) 35,0 65,0

Nguồn: Kết quả khảo sát điều tra tại Viện (2019)

* Mức độ hài lòng đối với các khoản hỗ trợ, trợ cấp

Trong giai đoạn 2016 - 2018, Viện đã thực hiện hỗ trợ và trợ cấp khó khăn cho 28 lượt người lao động có hoàn cảnh khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo với mức hỗ trợ, trợ cấp từ 2 triệu đến 20 triệu đồng. Tuy nhiên, còn số CCVC vẫn chưa thực sự hài lòng với cách làm của Viện. Họ cho rằng việc xem xét trợ cấp chưa được tiến hành thường xuyên, mỗi năm chỉ tập trung vào dịp 27/7, trừ trường hợp tai nạn lao động, đột xuất khó khăn mà người lao động có đơn đề nghị. Hơn nữa, các thủ tục xét còn chưa kịp thời, qua nhiều thủ tục, làm giảm tính tích cực của biện pháp này. Mặt khác, đơn vị chưa có quy định cụ thể về mức trợ cấp cho từng trường hợp cụ thể, do đó, trong một số ít trường hợp đã tạo ra dư luận không tốt, suy bì vì không công bằng đối với mức và đối tượng hưởng trợ cấp. Ngoài ra, vai trò của công đoàn còn khá mờ nhạt, chưa được coi trọng, tiếng nói và sự đề xuất kém trọng lượng, chủ yếu tùy thuộc vào chuyên môn. Qua khảo sát bằng phiếu điều tra về biện pháp hỗ trợ, trợ cấp đối với người lao động cho thấy: có tới 48% trả lời rằng họ chưa hài lòng về biện pháp thực hiện trợ cấp của đơn vị. Đây là con số khá cao về sự không hài lòng, vì vậy nên có sự xem xét, điều chỉnh cách thức tiếp cận và thực hiện các khoản trợ cấp, hỗ trợ cho tốt, đúng mức và đúng đối tượng để đạt được hiệu quả cao hơn.

Bảng 4.11. Mức độ hài lòng với chế độ trợ cấp của công chức, viên chức tại Viện nghiên cứu quản lý đất đai

Nội dung Hài lòng Không hài lòng

Số người trả lời 52 48 Tỷ lệ (%) 52,0 48,0

Nguồn: Kết quả khảo sát điều tra tại Viện (2019)

* Mức độ hài lòng về phúc lợi, dịch vụ

Viện đã vận dụng nhiều chế độ, chính sách để tăng cường các chương trình phúc lợi, dịch vụ, cũng như tổ chức nhiều hoạt động bổ ích cho người lao động. Qua khảo sát về mức độ hài lòng về các chương trình phúc lợi, dịch vụ được thể hiện qua Bảng 4.12 sau:

Bảng 4.12. Mức độ hài lòng về phúc lợi, dịch vụ tại Viện nghiên cứu quản lý đất đai

Thông tin Rất hài

lòng Hài lòng

Không hài lòng

Các hoạt động vui chơi, nghỉ mát…

Số người trả lời 12 51 37 Tỷ lệ (%) 12,0 51,0 37,0 Các hoạt động tổ chức cho

CCVC có sự tham gia của người trong gia đình

Số người trả lời 10 46 44 Tỷ lệ (%) 10,0 46,0 44,0

Nguồn: Kết quả khảo sát điều tra tại Viện (2019) Có thể thấy mức độ rất thỏa mãn đối với các nỗ lực tạo tinh thần cho người lao động chưa đạt như kỳ vọng của Viện. 63% số người lao động được hỏi đều hài lòng và rất hài lòng với các hoạt động thực tế, vui chơi, giải trí, nghỉ mát… hàng năm tổ chức cho người lao động. Các hoạt động này có những hoạt động có sự tham gia của gia đình người lao động, có những hoạt đột đơn thuần tổ chức giao lưu giữa các đơn vị trong cùng hoặc giao lưu với các ban, ngành, đơn vị khác và đa số được người lao động tham gia, hưởng ứng nhiệt tình và họ rất hài lòng. Tuy nhiên, cũng có trên 37% số người lao động được hỏi không hài lòng, cũng có thể các hoạt động này không phù hợp với tính cách trầm tính, ít hòa đồng hoặc là người hướng nội…của họ, hoặc một vài cá nhân có những tâm tư, hoàn cảnh trong từng thời điểm khác nhau cũng có thể khiến họ không thoải mái,

hài lòng. Đặc biệt, hơn 7% số người được hỏi rất không hài lòng, phần vì cuộc sống gia đình của họ còn có những khó khăn phải thuê nhà, hoặc con nhỏ… ít có điều kiện tham gia các hoạt động đó thường xuyên cũng khiến họ thiệt thòi. Cũng có thể họ cho rằng các hoạt động này làm tốn kém thời gian cho những công việc khác của họ nên họ không hài lòng. Vì vậy, với cùng một số các hoạt động nhưng không có nghĩa là bất kỳ người nào cũng thích, hoặc hoạt động đó đều làm hài lòng tất cả mọi người. Nhưng đại đa số người lao động hài lòng và rất hài lòng đã là sự thành công nhất định trong việc tổ chức các hoạt động và tạo được động lực cho người lao động.

* Mức độ hài lòng đối với hỗ trợ chăm sóc sức khỏe

Mặc dù, trong những năm gần đây Viện đã chi phí hàng trăm triệu đồng cho việc khám, chữa bệnh và phục hồi sức khỏe cho cán bộ công nhân viên, nhưng qua khảo sát cho thấy: chế độ khám bệnh định kỳ này không hoàn toàn tạo được sự hài lòng của người lao động. Có thể do thể trạng mỗi người khác nhau nhưng gói dịch vụ khám thì như nhau và không đáp ứng được nhu cầu khám các chi tiết khác nhau của người lao động. Do đó mức hài lòng 25% và không hài lòng 75%. Điều này chứng tỏ danh mục cơ thể được khám là quá phổ thông, không tạo ra hiệu quả khám mà thậm chí còn tốn kém chi phí. Mặt khác, có thể việc liên kết với cơ sở khám chữa bệnh không đúng ý nguyện của một bộ phận người lao động họ cũng tỏ thái độ không hài lòng, hoặc là do nhu cầu khám khác nhau, do thể trạng khác nhau dẫn đến kết quả khám bệnh không như ý muốn.

4.1.3.2. Đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu tinh thần

* Mức độ hài lòng về điều kiện lao động

Theo số liệu bảng 4.13 trên 90% số người lao động được hỏi đều hài lòng với sự trang bị về máy móc, thiết bị làm việc cho họ. Bản thân những người lao động tự so sánh với các đơn vị, tổ chức khác. Hầu hết họ cho rằng máy móc thiết bị được trang bị tương đối hiện đại, phù hợp, nhiều tính năng hỗ trợ công việc nên họ rất hài lòng. Mặc dù vậy, còn khoảng 9% số người lao động được hỏi có câu trả không hài lòng với trang thiết bị điều kiện làm việc, lý do khiến không thấy hài lòng do mức độ phức tạp của máy móc thiết bị khiến trình độ ứng dụng của họ chưa phù hợp, không được sử dụng hết tính năng tác dụng, mà chỉ sử dụng một số chức năng nhất định nên vừa lãng phí vừa không thuận tiện trong sử dụng, một số ít máy móc thiết bị không kịp thời thay thế do hư hỏng, do lỗi thời.

Bảng 4.13. Mức độ hài lòng của công chức, viên chức về điều kiện làm việc và khám bệnh định kỳ tại Viện nghiên cứu quản lý đất đai

Thông tin Rất

hài lòng Hài lòng

Không hài lòng

Trang thiết bị, điều kiện làm việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ công chức, viên chức của viện nghiên cứu quản lý đất đai thuộc tổng cục quản lý đất đai (Trang 62 - 77)