Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 38)

3.4.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

a. Chọn khu vực điều tra:

Do việc thực hiện các quyền sử dụng đất ở các trung tâm, vùng ven trung tâm huyện Hoài Đức và vùng có những đặc thù khác nhau, các xã, thị trấn của huyện Hoài Đức được lựa chọn điều tra, như sau:

- Thị trấn Trạm Trôi: Là trung tâm của huyện Hoài Đức nơi có nhiều

giao dịch, chuyển quyền sử dụng đất giữa các hộ gia đình cá nhân và đại diện cho nhóm O’xã có tốc độ đô thị hóa nhanh.

- Xã Di Trạch: đại diện nhóm xã cận trung tâm, có khu đô thị Kim

Chung-Di Trạch, có điều kiện thuận lợi cho phát triển đô thị dịch vụ. Bên cạnh đó, còn là một xã phát triển ngành nghề phụ sản xuất két bạc và sơn mài.

- Xã Vân Côn: đại diện nhóm xã thuần nông.

b. Chọn đối tượng điều tra

Các hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất và đã đến Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội, chi nhánh huyện Hoài Đức thực hiện 1 trong các quyền của người sử dụng đất.

3.4.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu

3.4.2.1. Phương pháp điều tra, thu thập các số liệu thứ cấp

- Thu thập dữ liệu, số liệu thông tin từ các cơ quan, phòng ban của Sở TNMT Hà Nội, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hoài Đức, Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội-chi nhánh huyện Hoài Đức. Những tài liệu điều tra cơ bản và tài liệu nghiên cứu gồm: tài liệu về hiện trạng sử dụng đất, và các văn bản pháp luật, chính sách có liên quan đến việc thực hiện quyền sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu.

3.4.2.2. Phương pháp điều tra, thu thập các số liệu sơ cấp

các quyền sử dụng đất. Các tiêu chí điều tra bao gồm: thông tin về chủ sử dụng đất, thông tin về thửa đất, ý kiến của hộ gia đình, cá nhân khi thực hiện quyền sử dụng đất. Số lượng phiếu điều tra được xác định theo công thức sau:

n=N/(1+N.e²) (Lê Huy Bá và cs., 2006) Trong đó:

n – Số lượng phiếu điều tra

N – Tổng số hồ sơ thực hiện 5 quyền của người sử dụng đất trên địa bàn 3 xã, thị trấn được lựa chọn

e – Sai số cho phép (5-10%).

Với 928 trường hợp thực hiện quyền chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp và tặng cho đối với đất ở của các hộ gia đình, cá nhân trong khu vực nghiên cứu được lựa chọn (3 xã, thị trấn) giai đoạn 2014-2018 và sai số cho phép là 10%, cỡ mẫu cần điều tra là 90, được thể hiện ở bảng 3.1.

Căn cứ vào số phiếu phân bổ (bảng 3.1) tiến hành chọn ngẫu nhiên trong danh sách các cá nhân đến đăng ký thực hiện quyền chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp và tặng cho giai đoạn 2014 - 2018 trên địa bàn 3 xã, thị trấn của huyện ( thị trấn Trạm Trôi, xã Di Trạch, xã Vân Côn), để điều tra phỏng vấn việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất ở tại Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội – chi nhánh huyện Hoài Đức.

Bảng 3.1. Phân bổ số phiếu điều tra

TT Xã, thị trấn Số lượng (trường hợp) Tỷ lệ (%) Số phiếu điều tra tối thiểu (phiếu)

1 Trạm Trôi 375 40.40 40

2 Di Trạch 289 31.14 31

3 Vân Côn 264 28.46 29

Tổng 928 100,00 90

- Để đảm bảo độ chính xác hơn mỗi xã, thị trấn điều tra 50 hộ theo nguyên tắc chọn ngẫu nhiên các hộ đã đến đã đến Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội - chi nhánh huyện Hoài Đức thực hiện 1 trong các quyền của người sử dụng đất.

3.4.3. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu

Tổng hợp tình hình chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho, thừa kế, thế chấp bằng QSDĐ trên địa bàn nghiên cứu theo số liệu điều tra của các hộ gia đình, cá nhân tại các phiếu điều tra. Trên cơ sở số liệu điều tra nghiên cứu đối chiếu với các quy định của pháp luật về các quyền sử dụng đất tương ứng, xây dựng các bảng số liệu bằng phần mềm Excel.

3.4.4. Phương pháp tổng hợp, so sánh

So sánh tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất ở địa bàn nghiên cứu dựa trên các số liệu thu thập được qua phiếu điều tra để tìm ra các nguyên nhân, giải pháp khắc phục các tồn tại trong việc thực hiện các quyền sử dụng đất tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.

3.4.5. Phương pháp đánh giá

Đánh giá về việc thực hiện các quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh được thực hiện thông qua các tiêu chí như:

Giá đất (Giá QSDĐ trên thị trường); Thủ tục thực hiện các QSDĐ; Thời gian để hoàn thành các thủ tục; Các văn bản hướng dẫn;

Khả năng thực hiện các quy định; Phí, lệ phí, thuế chuyển QSDĐ; Cán bộ thực hiện, tiếp nhận hồ sơ, thủ tục; Vay vốn, thế chấp từ ngân hàng;

Tìm kiếm thông tin và giao dịch; Lo ngại về chính sách thay đổi; Rủi ro khi giao dịch; Lo ngại về biến động của thị trường bất động sản.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN HOÀI ĐỨC CÓ ẢNH HƯỞNG TỚI QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC QUYỀN SỬ CÓ ẢNH HƯỞNG TỚI QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Hoài Đức nằm ở vị trí trung tâm ''Hà Nội mới" và nằm về phía Tây trung tâm Thành phố Hà Nội, có vị trí địa lý như sau:

Phía Bắc giáp huyện Đan Phượng, huyện Phúc Thọ; Phía Nam giáp quận Hoài Đức, huyện Chương Mỹ; Phía Tây giáp huyện Quốc Oai, huyện Phúc Thọ; Phía Đông giáp huyện Từ Liêm, quận Hoài Đức.

Về mặt kinh tế, Hoài Đức có vị trí rất thuận lợi do ở gần các trung tâm kinh tế và thị trường tiêu thụ lớn như nội thành Hà Nội. Với trục Đại lộ Thăng Long đi qua, đây là điểm thay đổi bộ mặt của huyện. Trên địa bàn huyện còn có các tuyến giao thông lớn chạy qua như Quốc lộ 32, Tỉnh lộ 423, 422, 70 là một điều kiện thuận lợi cho huyện. Có thể đánh giá vị trí địa lý kinh tế của Hoài Đức như một yếu tố quan trọng tạo nên sự phát triển chung của Thành phố Hà Nội.

Trong những năm tới, sự phát triển mạnh mẽ của thành phố Hà Nội nói chung và của huyện Hoài Đức nói riêng, cùng với hệ thống giao thông thuận tiện sẽ làm cho nền kinh tế của huyện có những bước phát triển vượt bậc (UBND huyện Hoài Đức, 2018).

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo, địa chất

Hoài Đức nằm trong khu vực châu thổ sông Hồng và sông Đáy, địa hình nghiêng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông được phân làm 2 tiểu vùng tự nhiên rõ rệt là tiểu vùng bãi ven sông Đáy và tiểu vùng nội đồng bởi đê Tả sông Đáy.

- Tiểu vùng bãi: Bao gồm diện tích chủ yếu của 10 xã: Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế, Yên Sở, Đắc Sở, Tiền Yên, Song Phương, An Thượng, Đông La, Vân Côn. Địa hình vùng này do ảnh hưởng bồi lắng của phù sa sông Đáy nên có

những vùng trũng xen lẫn vùng cao do đó thường gây úng, hạn cục bộ. Độ cao mặt ruộng trung bình từ 6,5 – 9,0m và có xu hướng dốc từ đê ra sông.

- Tiểu vùng nõi đồng: Bao gồm một phần diện tích các xã ven sông Đáy và toàn bộ diện tích của 10 xã, thị trấn: Thị trấn Trạm Trôi, Đức Thượng, Đức Giang, Kim Chung, Di Trạch, Vân Canh, Sơn Đồng, Lại Yên, Yên Khánh, La Phù. Vùng này có địa hình tương đối bằng phẳng. Độ cao mặt ruộng trung bình từ 4 – 8m, vùng trũng xen lẫn vùng cao.

Đặc điểm địa hình này cho phép Hoài Đức có thể xây dựng cơ cấu kinh tế đa dạng bao gồm sản xuất nông nghiệp kết hợp với sản xuất công nghiệp và thương mại dịch vụ (UBND huyện Hoài Đức, 2018).

4.1.1.3. Khí hậu

Hoài Đức nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, 1 năm chia thành 4 mùa khá rõ nét với các đặc trưng khí hậu chính như sau:

Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ trung bình năm từ 23,1- 23,5 0C, chia làm hai mùa. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10. Mùa đông lạnh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình tháng từ 15,7- 21,4 0C. Tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 15,7 0C.

Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm là 1.600 – 1.800 mm, phân bố trong năm không đều, mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm 80 – 86% tổng lượng mưa cả năm (chủ yếu các tháng 7,8,9, lượng mưa ngày lớn nhất có thể tới 336,1mm). Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, tháng mưa ít nhất là tháng 12, tháng 1 và tháng 2 chỉ có 17,5 - 23,2 mm.

Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình năm là 83% - 85%. Độ ẩm không khí thấp nhất trong năm là các tháng 11, tháng 12, nhiều nhất là tháng 3, tháng 4, tuy nhiên chênh lệch về độ ẩm không khí giữa các tháng trong năm không lớn.

Gió: Hướng gió thịnh hành về mùa khô là gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Còn lại các tháng trong năm chủ yếu là gió Nam, gió Tây Nam và gió Đông Nam.

Sương muối hầu như không có; mưa đá rất ít khi xảy ra. Thông thường cứ 10 năm mới quan sát thấy mưa đá 1 lần.

Điều kiện khí hậu của huyện thích hợp với nhiều loại vật nuôi, cây trồng có nguồn gốc tự nhiên từ nhiều miền địa lý khác nhau: nhiệt đới, á nhiệt đới, thuận lợi cho việc sử dụng đất đa dạng. Mùa đông với khí hậu khô và lạnh, vụ đông trở thành vụ chính gieo trồng được nhiều loại cây rau màu thực phẩm cho giá trị kinh tế cao.

Yếu tố hạn chế là có mùa khô, các cây trồng trên vùng vàn cao thiếu nước, phải thực hiện chế độ canh tác phòng chống hạn và vào mùa mưa thường bị mưa, bão, gây úng nội đồng ở những vùng trũng (UBND huyện Hoài Đức, 2018).

4.1.1.4. Thuỷ văn

Trên địa bàn huyện Hoài Đức có sông Đáy chảy qua, đây là phân lưu của sông Hồng, lưu đoạn sông chảy qua huyện dài 23 km. Lòng dẫn chảy tràn giữa 2 đê Tả Đáy và Hữu Đáy. Khoảng cách từ lòng sông vào đê trung bình 1,8km, đoạn sông rộng nhất thuộc xã Vân Côn khoảng 3,9 km.

Vào mùa kiệt, đoạn chảy qua huyện Hoài Đức dòng chảy rất nhỏ, chỉ có nước hồi quy từ các lưu vực Đan Hoài, Đồng Mô. Vào mùa mưa với tần suất xuất hiện đỉnh lũ của sông Đáy tại vùng Hoài Đức chỉ ngập lòng sông, còn trên bãi ảnh hưởng không đáng kể.

Với hệ thống sông như trên đã tạo cho huyện một nguồn cung cấp phù sa hàng năm cho vùng bãi bồi ven sông. Với tiềm năng đất bãi bồi ven sông này, trong tương lai sẽ được đầu tư cải tạo khai thác nguồn nước ngầm để phát triển nuôi trồng thuỷ sản và chuyển đổi cơ cấu trong nội bộ đất nông nghiệp.

Ngoài ra, huyện còn có hệ thống hồ đập lớn nhỏ, đảm bảo việc tưới tiêu cho diện tích đất canh tác, sản xuất nông nghiệp của huyện (UBND huyện Hoài Đức, 2018).

4.1.2. Các nguồn tài nguyên

4.1.2.1. Tài nguyên đất

Nằm trong vùng châu thổ Sông Hồng nên đất đai của huyện được bồi lắng phù sa. Do vậy, đất có phản ứng ít chua ở tầng mặt, càng xuống sâu độ pHKCl càng tăng. Nhìn chung, đất nông nghiệp có độ phì cao, tầng đất dày nên có thể bố trí trồng nhiều loại cây ngắn ngày, dài ngày, cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả. Việc nâng cao hiệu quả của hệ thống thuỷ nông sẽ tạo khả năng tăng năng suất, thâm canh tăng vụ.

- Tiểu vùng bãi ngoài đê Sông Đáy thuộc nhóm đất phù sa bồi đắp có tổng diện tích 2.076 ha chiếm 31,9% tổng diện tích đất nông nghiệp toàn huyện; được phân bố trên địa bàn thuộc các xã Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế, Đắc Sở, Yên Sở, Tiền Yên, Song Phương, Vân Côn, Đông La, An Thượng.

Nhóm đất này được hình thành do phù sa của hệ thống Sông Hồng, phẫu diện mới hình thành có màu đỏ tươi, phân lớp theo thành phần cơ giới, đất tơi xốp, thành phần dinh dưỡng khá cân đối. Thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, tỷ lệ cấp hạt sét trung bình là 15%, pH trung bình 7 - 7,5. Hàm lượng cacbon hữu cơ ở mức trung bình ( > 1,20%) ở tầng xa canh tác và giảm dần theo chiều sâu; hàm lượng đạm và lân tổng số ở mức thấp (N < 0,07%; P205 < 0,07%); Kali ở mức độ trung bình 1,23%.

Nhìn chung đây là loại đất thích nghi với nhiều loại cây trồng khác nhau đặc biệt là cây ăn quả. Tuy nhiên khi thâm canh cây trồng nhiều vụ trong năm vẫn cần phải bón thêm phân chuồng và phân vô cơ để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng trong đất.

- Tiểu vùng trong đồng gồm một phần hoặc toàn bộ diện tích 20 xã và thị trấn (trừ Vân Côn) chủ yếu được bơm tưới bằng nước Sông Hồng nên được bổ sung phù sa hàng năm, chất hữu cơ và lân tổng số trung bình, Nitơ nghèo, hàm lượng các chất dễ tiêu trung bình. Thành phần cơ giới đất thịt trung bình, có hiện tượng chặt ở dưới tầng canh tác (UBND huyện Hoài Đức, 2018).

Căn cứ kết quả thăm dò cho thấy; từ 34 - 40 m là tầng cát sạn màu xám sáng lẫn ít hạt màu đen, bão hoà nước; từ 40 - 60 m là tầng sỏi cuội màu xám vàng, xám sáng, bão hoà nước; từ 60 - 73m là tầng cát kết màu xám, nứt nẻ mạnh.

4.1.2.2. Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt:

Ngoài nguồn nước mưa hàng năm thì Hoài Đức còn được sông Hồng ở phía Bắc cung cấp qua hệ thống thuỷ nông Đan Hoài, sông Đáy chạy dọc theo vùng bãi từ Minh Khai đến Đông La cùng với hệ thống ao hồ với diện tích khoảng 56 ha. Nhìn chung nguồn nước mặt cung cấp đáp ứng cơ bản nhu cầu tưới cho cây vùng đồng; còn tiểu vùng bãi ven sông Đáy về mùa khô thường gặp khó khăn trong việc tưới cho cây trồng.

- Nguồn nước ngầm:

Nằm trong vùng trầm tích châu thổ sông Hồng nên về mặt địa chất thuỷ văn mang rõ đặc trưng ở sông Hồng. Nguồn nước cung cấp cho tầng chứa là nước mặt và có liên quan đến mực nước của sông Hồng.

Về chất lượng nước theo kết quả phân tích thành phần vi hoá cho thấy: Nước không đạt tiêu chuẩn vệ sinh về phương diện hoá học vì hàm lượng sắt và chất hữu cơ cao, nước bị nhiễm vi khuẩn Pecaleoli Form cần phải xử lý trước khi sử dụng (UBND huyện Hoài Đức, 2018).

4.1.2.3. Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn Hoài Đức đến nay vẫn chưa xác định được có tài nguyên khoáng sản gì ngoài cát ven sông Đáy, song trữ lượng không nhiều và chất lượng không cao (UBND huyện Hoài Đức, 2018).

4.1.2.4. Tài nguyên nhân văn, du lịch

Huyện Hoài Đức nói riêng và Thành phố Hà Nội nói chung là mảnh đất ngàn năm văn hiến, giàu bản sắc dân tộc. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 115 di tích lịch sử văn hoá, trong đó có 80 di tích lịch sử đã được xếp hạng; nhiều di tích lịch sử văn hoá quý giá gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước. Là huyện có truyền thống văn hoá dân tộc lâu đời hiện vẫn đang lưu truyền lại nhiều hoạt động lễ hội truyền thống và nhiều thể loại văn hoá dân gian.

Để khai thác và phát huy tốt các loại hình hoạt động văn hoá, tinh thần truyền thống của dân tộc, hàng năm các xã đều tổ chức các lễ hội văn hoá truyền thống nhằm giáo dục người dân truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” và phát huy các hoạt động văn hóa tinh thần lành mạnh.

Hoài Đức có dải đất vùng bãi ven sông Đáy trải dài qua 10 xã có tiềm năng cho việc phát triển các loại hình hoạt động vui chơi giải trí và du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

Huyện có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng trong các ngành dệt, chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 38)