Tình hình thựchiện quyền thừa kế quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 67 - 71)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3.3.Tình hình thựchiện quyền thừa kế quyền sử dụng đất

4.3. Đánh giá việc thựchiện các quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Hoà

4.3.3.Tình hình thựchiện quyền thừa kế quyền sử dụng đất

Từ khi việc thừa kế theo di chúc hay thừa kế theo luật định được Luật Dân sự quy định cụ thể và nhất là giá trị đất đai ngày càng tăng thì vấn đề thừa kế đất

đai lại là vấn đề rất phức tạp trong xã hội hiện nay. Ý thức được mức độ quan trọng của người được hưởng thừa kế đất đai nên các hộ gia đình ngày nay khi phát sinh vấn đề phân chia đất đai đa số đã có ý thức tiến hành làm thủ tục và đến đăng ký tại cơ quan chức năng.

Bảng 4.7. Phân loại thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật

Nội dung Thừa kế theo di chúc Thừa kế theo pháp luật

Khái niệm

Là thừa kế theo ý chí nguyện vọng của người để lại di sản trước khi chết

Là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định (Điều 649 BLDS 2015) Đối tượng được thừa kế Những cá nhân, tổ chức được người lập di chúc đề cập là người nhận di sản trong di chúc và đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật

- Các cá nhân có quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng đối với người để lại di sản (Điều 651)

- Cha mẹ, vợ chồng, con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng mất khả năng lao động được pháp luật bảo vệ quyền thừa kế mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc (Điều 664)

- Con riêng và bố dượng, mẹ kế (Điều 654)

Hình thức

Phải được lập bằng văn bản, nếu không lập được di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc bằng miệng (Điều 627)

- Văn bản thỏa thuận có công chứng về việc phân chia di sản của các đồng thừa kế

- Nếu có tranh chấp thừa kế thì theo quyết định của tòa án về phân chia di sản

Trường hợp được thừa kế

Theo ý chí, nguyện vọng của cá nhân khi lập di chúc, người thừa kế là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá

- Không có di chúc; - Di chúc không hợp pháp;

- Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

- Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không

nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế (Điều 613)

có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

(Điều 650)

Thừa kế

thế vị Không có thừa kế thế vị

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống (Điều 652)

Phân chia

di sản Điều 659 Điều 660

Thứ tự áp dụng

Thừa kế theo di chúc được ưu tiên áp dụng trước. Thừa kế theo pháp luật chỉ được áp dụng khi rơi vào các trường hợp như phân tích ở trên.

Theo số liệu tổng hợp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường và Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội-chi nhánh Hoài Đức trên địa bàn 3 xã, thị trấn nghiên cứu, từ năm 2014 - 2018 đã có 60 hồ sơ thừa kế QSDĐ ở thực hiện đăng ký theo quy định được thể hiện ở bảng 4.8 dưới đây.

Theo điều tra thực tế tại 3 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Hoài Đức cho thấy trước đây vấn đề thừa kế QSDĐ thường được người dân coi đó là vấn đề nội bộ trong gia đình, không cần thiết phải có sự can thiệp của chính quyền hay cơ quan quản lý đất đai. Đất đai của bố mẹ để lại thường là chỉ cho con trai trong gia đình. Đối với các hộ gia đình, cá nhân sau khi hưởng thừa kế mà vẫn tiếp tục sử dụng ổn định, không có nhu cầu thực hiện các giao dịch như chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp,… giá trị QSDĐ thì trước mắt thường họ không khai báo và làm các thủ tục, phần lớn họ chỉ làm thủ tục đặng ký khi có nhu cầu chuyển nhượng, tặng cho hoặc thế chấp, bảo lãnh bằng giá trị QSDĐ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.8. Tình hình thực hiện quyền thừa kế quyền sử dụng đất trên địa bàn 3 xã, thị trấn nghiên cứu giai đoạn 2014 - 2018

Đơn vị: trường hợp STT Xã, thị trấn Tổng số Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1 Trạm Trôi 21 4 4 4 5 4 2 Di Trạch 21 3 5 7 3 3 3 Vân Côn 18 5 4 3 3 3 Tổng cộng 60 12 13 14 11 10

Nguồn: Văn phòng ĐKĐĐ Hà Nội-chi nhánh Hoài Đức (2014-2018) Khi điều tra 150 hộ tại 3 xã, thị trấn về tình hình thực hiện quyền thừa kế đất ở bảng 4.7 cho thấy có 25 trường hợp thực hiện quyền thừa kế. Trong đó ở Thị trấn Trạm Trôi có 9 trường hợp, xã Di Trạch với 9 trường hợp, xã Vân Côn 7 trường hợp thực hiện quyền thừa kế. Việc thực hiện quyền thừa kế của chủ sử dụng đất tập trung chủ yếu thực hiện với đất ở chiếm 84%, còn lại là đất vườn, ao liền kề. Số diện tích nhận thừa kế qua các giai đoạn là 4012,6 m2; cao nhất là xã Vân Côn với diện tích 1.876,3 m2, ít nhất là Thị trấn Trạm Trôi có diện tích là 675,5 m2.

Về tình hình hoàn thiện thủ tục quyền thừa kế (bảng 4.8) cho thấy trong số 25 trường hợp thực hiện quyền thừa kế đất ở đã có 24 trường hợp hoàn tất các thủ tục đăng ký biến động, tương ứng 96% số trường hợp thực hiện thừa kế; có 1 trường hợp (4%) chưa hoàn thành thủ tục. Như vậy, có thể thấy, do trình độ nhận thức pháp luật của người dân ngày càng được nâng cao về việc thực hiện quyền thừa kế QSDĐ nên số trường hợp thực hiện đầy đủ quyền thừa kế QSDĐ được thực hiện khá tốt. Tuy nhiên vẫn còn một số trường hợp thừa kế chưa hoàn tất thủ tục. Đây chính là một trong những nguyên nhân của các vụ tranh chấp đất đai giữa các thành viên trong gia đình, gây khó khăn không chỉ đối với các các cơ quan chức năng trong việc xử lý các vụ liên quan đến đất đai mà còn làm ảnh hưởng đến tiến độ cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho bản thân những người được hưởng thừa kế.

Bảng 4.9. Tình hình thực hiện quyền thừa kế QSDĐ của hộ phỏng vấn trên địa bàn các xã, thị trấn nghiên cứu giai đoạn 2014 - 2018

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Tổng Số Trạm Trôi Di Trạch Vân Côn Tổng số hộ điều tra Hộ 150 50 50 50

1. Tổng số trường hợp thừa kế Trường

hợp 25 9 9 7 Trong đó: Đất ở 21 8 8 5 Đất vườn, ao liền kề 4 1 1 2 2. Diện tích (m2) 4012,6 675,5 1460,8 1876,3 3. Tình hình thực hiện thủ tục đăng ký biến động 26 9 10 7 3.1 Hoàn tất tất cả các thủ tục Trường hợp 25 9 9 7

3.2. Chưa thực hiện đầy đủ thủ tục Trường hợp 1 0 1 0

4. Thực trạng giấy tờ tại thời

điểm thựchiện quyền thừa kế 25 9 9 7

4.1 GCNQSDĐ Trường hợp 24 9 9 6

4.2 Quyết định giao đất Trường hợp 1 0 0 1

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 67 - 71)