Tình hình quản lý sử dụng đất đai huyện Hoài Đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 52)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Tình hình quản lý sử dụng đất đai huyện Hoài Đức

4.2.1. Tình hình quản lý đất đai

4.2.1.1. Ban hành văn bản để thực hiện các chính sách về đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó

Luật Đất đai năm 2013 được ban hành (có hiệu lực từ ngày 01/7/2014), kèm theo đó là các văn bản hướng dẫn nhằm cụ thể hoá các quy định của Luật, việc quản lý Nhà nước đối với đất đai đã có nhiều tiến bộ, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội và pháp lý, nhưng vẫn còn một số vấn đề bất cập.

UBND thành phố Hà Nội đã ban hành các Quyết định, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương để thực thi pháp luật về đất đai. Các văn bản đã ban hành kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, làm cơ sở để quản lý và chỉ đạo thực hiện công tác quản lý đất đai ngày càng tốt hơn. Đồng thời ngăn chặn kịp thời các vi phạm xảy ra trong công tác quản lý, sử dụng đất.

Trên cơ sở các văn bản của thành phố, UBND huyện Hoài Đức đã chỉ đạo cho Phòng Tài nguyên và Môi trường và các ngành chức năng có liên quan tổ chức thi hành Luật Đất đai trên địa bàn huyện. Tổ chức học tập, tìm hiểu, tuyên truyền và quán triệt nội dung của Luật Đất đai đến người dân. Các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, Huyện đã triển khai các công việc cụ thể như sau:

4.2.1.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hô sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính.

thực hiện theo Chỉ thị số 364/CT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là thủ tướng chính phủ) về việc hoạch định địa giới hành chính của huyện Hoài Đức. Hồ sơ, kết quả được nộp lưu trữ, quản lý sử dụng theo đúng quy định pháp luật. theo đó, đất đai được quản lý theo đơn vị hành chính trong toàn Huyện gồm 20 xã, thị trấn.

4.2.1.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, lập bản đồ địa chính, bản đô hiện trạng sử dụng đất

+ Bản đồ địa chính: đo đạc lập bản đồ địa chính chính quy theo hệ toạ độ VN 2000.

+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất: công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai, theo định kỳ 5 năm 1 lần trên phạm vi Huyện (tỷ lệ 1: 10 000) và các xã, thị trấn (tỷ lệ 1: 5000). Thực hiện tổng kiểm kê đất đai năm 2014, huyện Hoài Đức đã lập được bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho Huyện và các xã, thị trấn.

+ Bản đồ quy hoạch sử dụng đất: UBND huyện đã triển khai xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất theo đúng hướng dẫn về chuyên môn của ngành.

4.2.1.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã nâng cao được ý thức quản lý sử dụng đất của các cấp, các ngành và người sử dụng đất. Đất đai được sử dụng đúng mục đích, khoa học, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả hơn.

Quá trình điều tra, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của huyện đã giúp cho công tác đánh giá và quản lý nguồn tài nguyên đất đai được tốt hơn. Ngoài ra, quy hoạch sử dụng đất còn làm căn cứ cho quá trình giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp GCNQSDĐ ở địa phương.

Kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện về cơ bản thực hiện theo đúng theo phê duyệt. Tuy nhiên, do dự báo về tốc độ phát triển còn chưa sát với thực tế nên còn một số chỉ tiêu quy hoạch chưa thực hiện được trong giai đoạn này.

Khó khăn về nguồn vốn để thực hiện các công trình xây dựng cơ bản theo quy hoạch, kế hoạch. Mối quan hệ giữa lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng của các ngành chưa đồng bộ, có sự chồng chéo, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện;

Ngày 25/5/2018, Chính phủ phê duyệt Nghị quyết số 65/NQ-CP về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 – 2020) thành phố Hà Nội. Vì vậy, hiện nay UBND huyện đang lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 – 2020) của huyện.

4.2.1.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hôi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

Theo chỉ tiêu Kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện Hoài Đức đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt theo Quyết định số 7967/QĐ-UBND. UBND huyện Hoài Đức đã thực hiện giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định pháp luật hiện hành. Căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất và thực hiện dự án trên địa bàn, huyện Hoài Đức thực hiện việc giao đất và cho thuê đất.

Công tác thu hồi đất cũng luôn được huyện Hoài Đức chú trọng thực hiện trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, thu hồi phục vụ các dự án phát triển hạ tầng cơ sở và thu hồi đất để thực hiện các dự án theo quy định.

Đối với quỹ đất được chuyên đổi theo quy hoạch đã được các cơ quan Nhà nước có thầm quyền phê duyệt, Hoài Đức luôn đảm bảo thực hiện đúng. Đối với quỹ đất sử dụng không hiệu quả và kém hiệu quả như đất kẹt, đất nông nghiệp không còn khả năng canh tác được, huyện Hoài Đức quản lý chặt chẽ, lập hồ sơ pháp lý và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt chuyển mục đích sử dụng đất cho phù hợp với quy hoạch đã phê duyệt trên địa bàn huyện.

4.2.1.6. Đăng ký quyên sử dụng đất, lập và quản lý hỗ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyên sử dụng đất

Công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện từ trước năm 1993, đến nay công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã đạt được kết quả khá tốt, sau khi Luật Đất đai năm 2003, 2013 ra đời công tác này càng được phát huy và đẩy mạnh.

Việc đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính được thực hiện theo đúng quy định pháp luật.

4.2.1.7. Thống kê, kiểm kê đất đai

tướng Chính phủ về việc kiểm kê đất đai năm 2005, Văn bản số 4630/BTNMT- ĐKTKĐĐ ngày 17/12/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về kế hoạch thực hiện kiểm kê đất đai năm 2005 theo Chỉ thị 28/2004/CT-TTg ngày 15/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ, Văn bản số 3695/BTNMT-ĐKTKĐĐ ngày 12/10/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc kiểm kê đất đai năm 2005, Thông tư số 28/2004/TT- BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

Năm 2010, thực hiện Chỉ thị số 618/CT-TTg, ngày 15/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010; Kế hoạch số 2841/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 07/08/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc thực hiện kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010; hướng dẫn số 1539/TCQLĐĐ-CĐKTK ngày 26/10/2009 của Tổng cục quản lý đất đai hướng dẫn nghiệp vụ kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010;

Năm 2014, thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 01 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014; Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; Thông tư số 42/2014/TT-BTNMT ngày 29 tháng 7 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và môi trường ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; Thông tư số 13/2011/TT- BTNMT ngày 15 tháng 04 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ quy hoạch sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.

Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hoài Đức đã hướng dẫn các xã, thị trấn kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Kết quả đã hoàn thành dữ liệu kiểm kê đất đai của các đơn vị hành chính cấp xã, Huyện và bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2015 của xã, thị trấn và Huyện theo quy định.

4.2.1.8. Quản lý tài chính về đất đai

UBND huyện Hoài Đức phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội trong việc điều tra, xây dựng bảng giá đất đề trình UBND thành phố Hà Nội ban hành hàng năm. Công tác quản lý tài chính về đất đai được thực hiện ngày càng chặt chẽ hơn.

4.2.1.9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản

Căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất đã được UBND thành phố phê duyệt, Hoài Đức luôn chú trọng vào công tác phát triển quỹ nhà, đất phục vụ cho công tác tái định cư và tăng nguồn thu từ đất. Do có sự khó khăn trong các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo trong công tác quản lý thị trường quyền sử dụng còn bất cập. Huyện Hoài Đức đã và đang bắt đầu tiến hành quản lý thị trường quyền sử dụng đất. Tuy nhiên còn rất nhiều hạn chế và kết quả chưa cao.

4.2.1.10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Đối với những Giấy chứng nhận do UBND huyện cấp, Hoài Đức luôn quản lý và giám sát chặt chẽ việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các hộ gia đình, cá nhân thông qua công tác như: xóa nợ nghĩa vụ tài chính, công tác đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, đăng ký chuyền nhượng quyền sử dụng đất ở.

4.2.1.11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và sử lý vi phạm pháp luật đất đai

Thực hiện Quyết định số 237/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ và Chỉ thị của UBND thành phố Hà Nội, các văn bản hướng dẫn; Được sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Hoài Đức luôn tăng cường kiểm tra, rà soát, thống kê các diện tích đất vi phạm, đất kẹt, đất hoang hóa, sử dụng sai mục đích. Qua công tác kiểm tra, những vi phạm sử dụng đất của các cơ quan, tổ chức cá nhân trên địa bàn đã được xử lý triệt để theo quy định.

Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quản lý và sử dụng đất đai cũng được tăng cường, qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện và xử lý nhiều trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật đất đai, từ đó đã giúp cho công tác quản lý, sử dụng đất ổn định hơn.

Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại có nhiều tiến bộ, các ngành, các cấp chuyên môn đã có nhiều phòng tiếp dân, tổ chức tiếp dân, thụ lý giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo tranh chấp đất đai theo đúng thâm quyền. Tuy nhiên tình trạng tranh chấp, khiếu nại tố cáo, tập trung đông người chưa giảm; số đơn, số người khiếu nại ở các cấp những năm gần đây gia tăng nhưng đã được tập trung giải quyết góp phần ôn định tình hình xã hội trong khu vực.

4.2.1.12. Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý sử dụng đất đai

Công tác giải quyết tranh chấp, giải quyết đơn thư, khiếu nại của nhân dân luôn được giải quyết nhanh gọn. Các đơn thư chủ yếu tập trung vào việc sử dụng đất đai giữa các bên sử dụng đất, chế độ tài chính khi được cấp Giấy chứng nhận.

4.2.1.13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai

Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất với mục đích: cải cách hành chính, tạo điều kiện cho người dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, quản lý nhà nước chặt chẽ hơn về đất đai, thực hiện và quản lý các dịch vụ công về đất đai; dần dần năm bắt thì trường quyền sử dụng đất và nâng cáo vai trò Nhà nước trong quản lý thì trường quyền sử dụng đất.

Nhìn chung công tác quản lý nhà nước về đất đai ở huyện Hoài Đức đã dần đi vào nề nếp, đúng pháp luật. Hệ thống văn bản pháp luật đất đai cũng từng bước hoàn thiện, tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý Nhà nước về đất đai ngày càng thống nhất và hiệu quả.

4.2.1.14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai

Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm giải quyết những mâu thuẫn trong quan hệ đất đai, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chủ sử dụng đất góp phần đảm bảo an ninh trật tự xã hội. UBND huyện đã bố trí cán bộ, xây dựng lịch tiếp dân, duy trì và làm tốt công tác tiếp dân, tiếp nhận, phân loại và xử lý đơn thư, đảm bảo giải quyết vụ việc đúng quy định của Luật khiếu nại, tố cáo, Luật Đất đai, trong đó quan tâm và hướng dẫn việc giải quyết ngay từ cơ sở. Tiếp nhận và phối hợp với các cơ quan, đơn vị, chính quyền địa phương để kịp thời xử lý các thông tin phản ánh của tổ chức, cá nhân về những trường hợp vi phạm pháp luật đất đai ở địa phương. Chấp hành tốt chế độ thông tin báo cáo, tổng hợp kết quả giải quyết đơn thư, thực hiện phúc đáp trả lời đối với các vụ việc do cơ quan cấp trên, cơ quan báo, đài chuyển tới; Các vụ việc đã được tập trung giải quyết, hạn chế đến mức tối đa khiếu kiện tập thể đông người, tránh phát sinh thành điểm nóng.

4.2.1.15. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai

Tại huyện Hoài Đức, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký Đất đai huyện Hoài Đức đã thực hiện cơ chế một cửa, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, công khai các thủ tục về đất đai, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý đăng ký,

thế chấp, bảo lãnh QSDĐ, tài sản gắn liền với đất, thực hiện tốt công tác đo đạc bản đồ, cập nhật biến động hiện trạng thửa đất vào bản đồ.

4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2018 huyện Hoài Đức

Theo số liệu thống kê đất đai đến ngày 31/12/2018, tổng diện tích tự nhiên của huyện Hoài Đức là 8493,17 ha và được thể hiện qua bảng 4.1:

Bảng 4.1.Diện tích, cơ cấu sử dụng các loại đất năm 2018

STT Chỉ tiêu Tổng diện tích (ha) Cơ cấu (%)

TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 8493,17 100,00

1 Đất nông nghiệp NNP 4582,29 53,95

1.1 Đất trồng lúa LUA 2420,27 28,50

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC 2420,27 28,50

1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1265,04 14,89

1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 772,47 9,10

1.7 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 93,26 1,10

1.8 Đất nông nghiệp khác NKH 31,25 0,37

2 Đất phi nông nghiệp PNN 3882,78 45,72

2.1 Đất quốc phòng CQP 60,85 0,72

2.2 Đất an ninh CAN 8,91 0,10

2.3 Đất khu công nghiệp SKK 111,51 1,31

2.4 Đất khu chế xuất SKT

2.5 Đất cụm công nghiệp SKN

2.6 Đất thương mại, dịch vụ TMD 0,47 0,01

2.7 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 269,69 3,18

2.8 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS

2.9 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp

tỉnh, cấp huyện, cấp xã DHT 1029,50 12,12

Đất giao thông DGT 626,53 7,38

Đất thủy lợi DTL 266,49 3,14

Đất công trình năng lượng DNL 0,96 0,01

Đất công trình bưu chính viễn thông DBV 5,34 0,06

Đất cơ sở văn hóa DVH 3,17 0,04

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 52)