Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác giám định bồi thường bảo hiểm xe cơ giới tại công ty bảo hiểm pjico phú thọ (Trang 71 - 73)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu

3.2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Nguồn số liệu: Các báo cáo về tình hình kinh doanh của các phòng, ban,

liên quan đến bảo hiểm phi nhân thọ của PJICO: Phòng kinh doanh, Phòng giám

định – bồi thường… Niên giám thống kê của Tổng cục Thống kê; Các đề tài, báo

cáo khoa học liên quan; Các bài báo, tạp chí đánh giá của các chuyên gia; Các văn bản quy định, nghị định của các cơ quan nhà nước về bảo hiểm phi nhân thọ; Các nguồn thông tin khác trên Internet.

- Nội dung thu nhập: Đề tài thu thập các thông tin về:

+ Đặc điểm tự nhiên: vị trí địa lý, địa hình, tài ngun đất đai, khí hậu, thời tiết...

+ Tình hình giao thơng và số lượng phương tiện đi lại, số lượng phương

tiện xe cơ giới tham gia bảo hiểm tại tỉnh Phú Thọ.

+ Đặc điểm kinh tế - xã hội: tình hình dân số, lao động, đất đai, các ngành

kinh tế, cơ sở vật chất kỹ thuật, đời sống văn hóa, giáo dục… của tỉnh Phú Thọ. + Các số liệu về doanh thu và bồi thường bảo hiểm xe cơ giới của Công ty

bảo hiểm PJICO Phú Thọqua 3 năm 2015 – 2017 tại phịng kế tốncủa Công ty.

- Phương pháp thu thập: nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu

3.2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Việc thu thập các thông tin mới (số liệu sơ cấp) được thực hiện thông qua phương pháp điều tra với các bước sau:

Bước 1: Chọn mẫu điều tra

Trong nghiên cứu này, đối tượng điều tra được chia thành 2 nhóm: khách

hàng và cán bộ Công ty bảo hiểm PJICO Phú Thọ. Số lượng mẫu điều tra cụ thể

như sau:

- Điều tra khách hàng: 120 phiếu, là những khách hàng được giám định

bồi thường bảo hiểm xe cơ giới tại Công ty bảo hiểm PJICO Phú Thọ trong thời gian gần đây.

- Điều tra cán bộ Công ty bảo hiểm PJICO Phú Thọ: điều tra cán bộ lãnh

đạo Công ty bảo hiểm PJICO Phú Thọ 1 người và cán bộ nhân viên làm việc tại

phòng Giám định và bồi thường bảo hiểm xe cơ giới4 người.

Sốlượng mẫu điều tra dành cho các nhóm đối tượng nghiên cứu và ở các

điểm nghiên cứu được tổng hợp tại bảng sau:

Bảng 3.1. Đối tượng và số phiếu điều tra

Đối tượng điều tra

Số phiếu điều tra (n=120)

1. Khách hàng 120

- Khách hàng được giám định bồi thường bảo hiểm xe cơ giới của Công ty 120 2. Cán bộ Công ty bảo hiểm PJICO Phú Thọ 5

- Ban lãnh đạo Công ty 1

- Cán bộ phòng giám định và bồi thường 4

Tổng 125

Bước 2: Xây dựng phiếu điều tra với các nội dung như sau:

- Các thông tin cơ bản của khách hàng: tên tổ chức và cá nhân, địa chỉ,

lĩnh vực sản xuất, loại hình doanh nghiệp, năm tham gia bảo hiểm xe cơ giới, giá trị bảo hiểm đã mua…

- Các số liệu thể hiện đánh giá của khách hàng về các nội dung khi được hỏi

như: đánh giá mức độ quan trọng của việc xác định nguyên nhân và thời điểm xẩy ra tổn thất, đánh giá về tính kịp thời của các giám định viên khi được báo có tổn thất về xe cơ giới xảy ra, đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng về việc giám định viên hướng dẫn khách hàng xử lý ban đầu khi nhận được thông tin tổn thất khách hàng yêu cầu giám định, việc tiến hành giám định sơ bộ được thực hiện nhanh chóng và kịp thời, cơng tác chuẩn bị đầy đủ các tài liệu cho công tác giám định, việc tiến hành giám

định chi tiết được thực hiện như thế nào… và nhu cầu bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ bảo hiểm của các giám định viên (hình thức và nội dung đào tạo) trong thời gian tới.

Bước 3: Phương pháp điều tra thu thập thông tin: tiến hành điều tra các

đối tượng trên cơ sở phiếu điều tra đã có sẵn kết hợp với quan sát ngồi thực địa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác giám định bồi thường bảo hiểm xe cơ giới tại công ty bảo hiểm pjico phú thọ (Trang 71 - 73)