Sinh trưởng và đánh giá năng suất thịt của lợn Hương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sản xuất của lợn hương nuôi tại xã bình yên huyện thạch thất thành phố hà nội (Trang 62 - 67)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.3. Sinh trưởng và đánh giá năng suất thịt của lợn Hương

HƯƠNG

4.3.1. Sinh trưởng của lợn Hương

Để đánh giá sinh trưởng của lợn Hương, chúng tôi đã tiến hành theo dõi 60 lợn Hương từ sau cai sữa tại Trang trại (30 lợn cái và 30 lợn đực thiến). Khối lượng lợn bình quân bắt đầu theo dõi thí nghiệm là 3,89 kg/con, thời gian nuôi thịt là 240 ngày (8 tháng). Kết quả về khối lượng cơ thể lợn Hương nuôi thịt được ghi tại bảng 4.4.

Bảng 4.4. Tăng khối lượng lợn Hương nuôi thịt (kg)

Các Chỉ tiêu Mean ± SE Cv (%) Tuổi bắt đầu (ngày) 25,17 ± 0,39 8,42 Khối lượng bắt đầu (kg) 3,89 ± 0,71 10,16 Tuổi kết thúc (ngày) 240 ± 4,93 2,05 Khối lượng kết thúc (kg) 40,23 ± 0,78 9,02 Tăng tro ̣ng (g/con/ngày) 167,92 ± 2,02 10,66

Kết quả bảng 4.4 cho thấy khối lượng cơ thể lợn Hương vào lúc kết thúc thí nghiệm là 40,3kg và khả năng tăng khối lượng bình quân/ngày là 167g/con/ngày. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng tăng khối lượng của lợn Hương cũng tương đương với nghiên cứu về các giống lợn nội khác như lợn Bản nuôi tại Điện Biên (Vũ Đình Tôn và Phan Đăng Thắng, 2009), Mẹo tại Phù Yên tỉnh Sơn La (Trần Thanh Vân và Đinh Thu Hà, 2005), lợn Rừng của Đỗ Thị Kim Lành và cs. (2011).

4.3.2. Năng suất thịt của lợn Hương

Chúng tôi tiến hành mổ khảo sát 6 lợn Hương (3 đực thiến và 3 cái) để đánh giá năng suất và chất lượng thân thịt. Kết quả được trình bày ở bảng 4.

Bảng 4.5. Năng suất thân thịt của lợn Hương

Chỉ tiêu Lợn đực thiến (n=3) Lợn cái (n=3) Chung (n=6)

Mean SE Mean SE Mean SE

Khối lượng sống (kg) 44,13a 1,91 36,47b 1,67 40,3 2,06 Khối lượng móc hàm 33,69 1,73 26,52 1,14 30,1 1,92 Tỷ lệ móc hàm (%) 76,34 1.55 72,72 0,45 74,75 0,87 Khối lượng thịt xẻ 27,44 1.88 21,34 1,3 24,39 1,69 Tỷ lệ thịt xẻ (%) 62,12 1,21 58,51 1,47 60,32 0,91 Khối lượng nạc 13,38 0,85 9,32 0,72 11,35 1,18 Tỷ lệ thịt nạc (%) 48,86 1,08 43,68 0,9 46,59 1,23 Khối lượng mỡ 6,72 0,59 5,18 0,25 5,95 0,38 Tỷ lệ thịt mỡ (%) 24,49 0,41 24,27 0,56 24,38 0,43 Khối lượng xương 4,8 0,51 3,28 0,44 4,04 0,47 Tỷ lệ xương (%) 17,7 0,81 15,38 1,15 16,57 0,94 Khối lượng da 2,54 0,33 3,56 0,21 3.05 0,27 Tỷ lệ da (%) 9,23 0,63 16,58 0,75 12,51 0,67

Các giống lợn nội thường là các giống lợn ăn nhiều thức ăn thô, chất lượng thức ăn kém vì vậy chúng phải ăn nhiều, ống tiêu hoá chiếm một phần rất lớn của cơ thể. Lợn Hương có khối lượng sống 40,3 kg đạt tỷ lệ móc hàm là 74,75%. Theo Nguyễn Văn Đức và cs. (2008), chỉ tiêu này trên đàn lợn Lũng Pù là 68,33% thấp hơn kết quả của chúng tôi khi nghiên cứu trên đàn lợn Hương. Theo nghiên cứu của Lê Đình Cường và cs. (2004) trên đàn lợn Mường Khương có tỷ lệ móc hàm là 78,85%; Nguyễn Văn Đức và cs. (2004) trên lợn Táp Ná là 80,40% lại cao hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi.

Tỷ lệ thịt xẻ phụ thuộc rất lớn vào tỷ lệ móc hàm. Đối với lợn Hương thì tỷ lệ thịt xẻ đạt 60,52%. Tỷ lệ thịt xẻ của lợn Hương thấp hơn so với một số giống lợn nội khác như lợn Mường Khương là 64,86% (Lê Đình Cường và cs., 2004); lợn Ỉ Pha là 64,10% (Lê Thị Biên và cs., 2006); lợn Lũng Pù là 66,02% (Nguyễn Văn Đức và cs., 2008); lợn Táp Ná là 60,92% (Nguyễn Văn Mão, 2013), lợn Sóc là 77,74% (Lê Thị Biên và cs., 2006).

Tỷ lệ nạc của lợn Hương là 46,54% kết quả này cao hơn so với lợn Lang Hồng có khối lượng giết mổ ở 10 - 12 tháng tuổi đạt 50 - 60 kg và tỷ lệ nạc là 38

- 42%; cao hơn so với lợn Hung giết thịt lúc 8 tháng tuổi có tỷ lệ nạc 37,84% (Nguyễn Văn Mão, 2013), lợn Táp Ná có tỷ lệ nạc 42,68% (Nguyễn Thủy Tiên, 2013). Như vậy, kết quả cho thấy với điều kiện chăn nuôi của trang trại thì tỉ lệ nạc của lợn Hương tương đối cao so với một số giống lợn nội nuôi trong các điều kiện khác nhau điều này cho thấy trang trại đã có chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp để nâng cao tỷ lệ nạc của lợn Hương.

Tỷ lệ mỡ trung bình của lợn Hương là 24,38 so với lợn Hạ Lang có tỷ lệ mỡ 39,03%, lợn Lang Hồng có tỷ lệ mỡ 35 - 38%; lợn Hung là 39,71%, lợn Táp Ná có tỷ lệ mỡ rất cao đạt 46,69% thì lợn Hương có tỷ lệ mỡ thấp hơn.

Tỷ lệ da của lợn cái Hương là 12,51% kết quả này có cao hơn so với tỷ lệ da ở lợn Hạ Lang là 9,08% (Phạm Hải Ninh, 2015). Kết quả nghiên cứu cho thấy lợn Hương có tỷ lệ xương 16,57% cao hơn so với kết quả mổ khảo sát của Trịnh Phú Cử (2011) ở lợn 14 vú lúc 12 tháng tuổi có tỷ lệ xương, da là 12,79%; cao hơn so với lợn Táp Ná là 11,87% (Nguyễn Thủy Tiên, 2013), lợn Hung là 13,45% (Nguyễn Văn Mão, 2013).

4.3.3. Chất lượng thịt của lợn Hương

- Giá trị pH

Giá trị pH45 đánh giá mức độ phân giải glycogen trong cơ thăn 45 phút sau giết thịt và là chỉ tiêu đánh giá chất lượng thịt tươi. Chỉ tiêu này phụ thuộc nhiều vào giống và tính nhạy cảm stress ở lợn. Giá trị pH24 đánh giá tốc độ phân giải glycogen trong cơ thăn 24 giờ sau khi giết thịt và là chỉ tiêu đánh giá chất lượng thịt tươi cũng như thịt dùng để bảo quản và chế biến. Kết quả nghiên cứu cho thấy pH tại thời điểm 45 phút và 24h sau giết thịt của lợn Hương lần lượt là 6,26 và 5,67.

Bảng 4.6. Chất lượng thịt của lợn Hương (n=6)

Chỉ tiêu Đơn vị Mean SE Cv (%)

pH45 - 6,26 0,05 2,31

pH24 - 5,67 0,07 1,62

Mất nước bảo quản % 2,69 0,19 19,22

L* (Lightness) - 46,18 0,45 2,69

a* (Redness) - 13,95 0,52 10,49

Giá trị pH24 của thịt thăn lợn Hương là 5,67; kết quả này nằm trong giới hạn thịt lợn bình thường (5,5 - 6,0) theo phân loại phẩm chất thịt của Lengerken and Pfeiffer (1988). Giá trị pH45 và pH24 ở cơ thăn của nghiên cứu đều nằm trong phạm vi nghiên cứu của nhiều công bố khác. Giá trị pH45 và pH24 ở cơ thăn của tổ hợp lai [L × (Y × MC)] là 6,32 và 5,54 (Vũ Đình Tôn và Nguyễn Công Oánh, 2010); 6,61 và 5,88 (Nguyễn Văn Thắng, 2006); tổ hợp lai [D x (Y × MC)] là 6,31 và 5,52.

- Tỷ lệ mất nước bảo quản sau 24h

Tỷ lệ mất nước của cơ thăn sau 24 giờ bảo quản nói lên khả năng giữ nước cũng như dịch của thịt sau 24 giờ bảo quản. Khả năng giữ nước của thịt sẽ quyết định độ tươi của thịt đồng thời tỷ lệ mất nước sau 24 giờ bảo quản là chỉ tiêu kỹ thuật dùng để đánh giá chất lượng thịt dùng cho chế biến (Sellier, 1998).

Kết quả mổ khảo sát 6 mẫu thịt thăn lợn Hương cho thấy tỷ lệ mất nước bảo quản là 2,69%, nằm trong giới hạn chất lượng thịt tốt (2 - 5%). So sánh một số với một số kết quả nghiên cứu khác như lợn Vân Pa của Đặng Hoàng Biên (2009) cho biết lợn Vân Pa có tỷ lệ mất nước là 2,01% thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi là cao hơn. Đối với một số giống lợn ngoại theo công bố của Vũ Đình Tôn và Nguyễn Công Oánh (2010) cho biết tỷ lệ mất nước sau 24h bảo quản của các tổ hợp lai [L × (Y×MC)] lần lượt là 2,92. Nguyễn Văn Thắng (2006) cho biết tổ hợp lai [P x (Y × MC)] là 3,72%. Các kết quả trên là cao hơn so với kết quả của chúng tôi.

- Màu sắc thịt

Màu sắc thịt được quyết định bởi myoglobin. Bình thường myoglobin bị oxy hoá thành oxy myoglobin, do đó thịt có màu đỏ tươi. Khi có ít O2 thâm nhập sẽ làm giảm quá trình oxy hoá myoglobin, do đó thịt có màu hơi đỏ. Thịt có màu nâu do xuất hiện dạng metmyoglobin, tốc độ oxy hoá của myoglobin tới metmyoglobin phụ thuộc vào độ pH của thịt. Thịt có trị số pH24 cao sẽ có màu tối hơn.

Kết quả bảng 4.6 cho thấy thịt lợn Hương chúng tôi thu được các giá trị màu sắc của thịt như sau: giá trị độ sáng L* = 46,18; độ đỏ a* = 13,95 và độ vàng b* = 6,64 so sánh với kết quả nghiên cứu trên lợn Vân Pa như sau: giá trị độ sáng L* = 56,89; độ đỏ a* = 7,74 và độ vàng b* = 15,99 (Đặng Hoàng Biên, 2009) thịt lợn Hương có độ sáng thấp hơn, màu đỏ cao là cao hơn. Nhiều tác giả khác đã

công bố các chỉ tiêu màu sắc thịt đánh giá trên các đối tượng lợn ngoại như con lai F1(L×LW) có giá trị L* từ 50,65 - 53,92 tuỳ theo phương pháp làm choáng trước khi giết mổ. Theo Phan Xuân Hảo (2007) thì màu sáng thịt (L*), màu đỏ thịt (a*) và màu vàng thịt (b*) ở lợn Yorkshire là 48,09; 5,80 và 11,27; ở lợn Landrace là 46,01; 6,39 và 11,16; ở lợn F1(LY) là 47,03; 6,07 và 11,32. Các chỉ tiêu này ở lợn Landrace Đức là 48,28; 8,84 và - 0,23 (Kuhn et al., 2004) thì kết quả của chúng tôi cho thấy chỉ tiêu về màu đỏ thịt đều cho kết quả cao hơn. Có thể do đây là giống lợn nội trong thịt chứa hàm lượng myoglobin cao hơn, thịt có màu đỏ tươi nên khả năng bắt màu tốt hơn so với các gống lợn ngoại vì vậy các giá trị đo màu sắc đạt cao hơn. Trong thực tế quan sát thường thấy rằng thịt lợn nội có màu đỏ hơn so với thịt lợn ngoại.

Qua bảng 4.6 chúng tôi thấy rằng lượng thịt của lợn Hương về các chỉ tiêu pH45, pH24 và độ mất nước bảo quản đều nằm trong giới hạn của thịt bình thường. Các chỉ tiêu về màu sắc có màu đỏ đậm hơn so với các giống lợn ngoại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sản xuất của lợn hương nuôi tại xã bình yên huyện thạch thất thành phố hà nội (Trang 62 - 67)