Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sản xuất của lợn hương nuôi tại xã bình yên huyện thạch thất thành phố hà nội (Trang 43)

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Theo dõi năng suất sinh sản lợn Hương của 30 nái từ lứa 1 đến lứa 5 của 150 ổ đẻ;

- Khảo sát khả năng sinh trưởng lợn Hương nuôi thịt (30 đực thiến và 30 cái); - Mổ khảo sát đánh giá năng suất, chất lượng thịt lợn Hương (03 đực thiến và 03 cái).

3.1.2. Địa điểm nghiên cứu

- Nghiên cứu về các chỉ tiêu sinh lý sinh dục, sinh sản và sinh trưởng của đàn lợn tại tại xã Bình Yên – Huyện Thạch Thất –TP Hà Nội;

- Phân tích mẫu và xử lý số liệu tại bộ môn Di truyền – giống vật nuôi – Khoa Chăn nuôi – Học Viện Nông nghiệp Việt Nam;

- Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thịt được tiến hành tại phòng phân tích thức ăn và bộ môn Bảo quản và Chế biến SPCN - Viện Chăn nuôi;

- Thời gian tiến hành: 09/2016 đến 09/2018.

3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Đặc điểm ngoại hình của lợn Hương; - Khả năng sinh sản của lợn Hương; - Khả năng sinh trưởng của lợn Hương;

- Đánh giá năng suất và chất lượng thịt của lợn Hương.

3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm ngoại hình của lợn Hương

Trực tiếp quan sát, ghi chép, thống kê, phân tích, nhận định (hình dáng, thể vóc, màu sắc lông, da, đầu, tai, số vú...) chụp ảnh minh họa.

3.3.2. Phương pháp nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn Hương

* Bố trí thí nghiệm

4 con/ô chuồng, cho ăn theo mức dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn, khẩu phần được phối trộn theo công thức của trang trại.

Bảng 3.1. Thành phần giá trị dinh dưỡng cho đàn lợn Hương sinh sản Thành phần

dinh dưỡng

Giai đoạn

7-25kg 25-45kg Chửa kỳ 1 Chửa kỳ 2 Nái nuôi con

CP (%) 16 15 13,5 14,5 16 ME (Kcal) 3000 2900 2850 2950 3000 Khoáng (%) 5,9 6,5 7,0 6.1 5,9 Ca (%) 0,7 0,7 0,7 0,7 0,7 P (%) 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 Lysin (%) 0,8 0,8 0,7 0,7 0,8 Methionine (%) 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3

Bảng 3.2. Khẩu phần ăn cho đàn lợn Hương sinh sản

Loại thức ăn Giai đoạn

7-25kg 25-45kg Chửa kỳ 1 Chửa kỳ 2 Nuôi con

Bột ngô (%) 40 32 31,6 39 40,6

Cám gạo loại I (%) 36,5 49,7 55 43 36,3

Bột đậu tương rang (%) 21,2 16 10 15,8 20,8

Bột cá nhạt loại I (%) 1 1 2,1 0,9 1

Premix vitamin (%) 0,1 0,1 0,1 0,1 0,1

Premix khoáng (%) 1,2 1,2 1,2 1,2 1,2

* Các chỉ tiêu theo dõi

- Chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái Hương + Tuổi động dục lần đầu (ngày);

+ Tuổi phối giống lần đầu (ngày); + Khối lượng phối giống lần đầu (kg); + Tuổi đẻ lứa đầu (ngày);

+ Thời gian động dục trở lại sau cai sữa (ngày); + Chu kỳ động dục (ngày);

+ Khoảng cách lứa đẻ (ngày).

- Chỉ tiêu sinh sản của lợn nái Hương + Số con sơ sinh/ổ (con);

+ Số con sơ sinh sống/ổ (con); + Tỷ lệ sơ sinh sống (%); + Khối lượng sơ sinh/con (kg); + Khối lượng sơ sinh/ổ (kg); + Ngày cai sữa (ngày); + Số con cai sữa (con);

+ Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa (%); + Khối lượng cai sữa/con (kg); + Khối lượng cai sữa/ổ (kg);

+ Thời gian phối giống có chửa sau cai sữa (ngày).

* Phương pháp nghiên cứu

Trực tiếp đánh số theo dõi và ghi chép số liệu liên quan đến các đặc điểm sinh lý sinh dục của đàn lợn nái Hương. Để xác định các chỉ tiêu về năng suất sinh sản chúng tôi dùng phương pháp theo dõi trên 30 lợn nái sinh sản, thu thập số liệu về năng suất sinh sản qua các lứa đẻ trên đàn lợn và số liệu ghi chép hàng ngày.

- Số con sơ sinh/ổ (con): là số con do một lợn nái đẻ ra trong một lứa đẻ (tính cả con sống và con chết);

- Số con sơ sinh sống/ổ (con): là tổng số con đẻ ra còn sống trong vòng 24 giờ kể từ khi lợn nái đẻ xong con cuối cùng của lứa đẻ đó;

- Khối lượng sơ sinh/ổ (kg): là tổng khối lượng của lợn con còn sống khi lợn nái đẻ xong con cuối cùng của lứa đẻ đó;

- Khối lượng sơ sinh/con (g): là khối lượng trung bình của lợn con còn sống khi lợn nái đẻ xong con cuối cùng của lứa đẻ đó;

- Số con cai sữa/ổ (con): là tổng số lợn con còn sống đến lúc tách mẹ nuôi riêng của từng lứa đẻ;

- Thời gian động dục trở lại sau cai sữa, từ khi tách con đến khi lợn mẹ động dục trở lại;

- Khối lượng cai sữa/ổ (kg) là tổng khối lượng của lợn con tại thời điểm cai sữa;

thời điểm cai sữa;

- Khoảng cách lứa đẻ (ngày): là khoảng thời gian từ lứa đẻ trước đến lứa đẻ sau;

- Ngoài ra còn theo dõi các chỉ tiêu: tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa, thời gian cai sữa (ngày).

3.3.3. Phương pháp nghiên cứu khả năng sinh trưởng của lợn Hương

* Bố trí thí nghiệm

Theo dõi 60 con lợn thịt (30 đực thiến và 30 cái) từ bắt đầu cai sữa (2 tháng tuổi) đến thời điểm giết thịt (8,56 tháng tuổi) bố trí đảm bảo thời gian bắt đầu và kết thúc thí nghiệm đồng đều nhau. Lợn được cho ăn theo mức dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn, khẩu phần được phối trộn theo công thức của Viện Chăn nuôi với phương thức nuôi nhốt, mật độ 8-10 con/ô.

Bảng 3.3. Thành phần giá trị dinh dưỡng cho đàn lợn Hương thương phẩm Thành phần dinh dưỡng Giai đoạn 7-25kg Giai đoạn 25kg - XC

CP (%) 16,0 14,0 ME (Kcal) 2950 2850 Xơ thô (%) 5,0 6,0 Can xi (%) 0,8 0,7 Phốt pho (%) 0,6 0,5 Muối ăn (%) 0,35 0,5

Bảng 3.4. Khẩu phần ăn cho đàn lợn Hương thương phẩm Loại thức ăn Giai đoạn 7 - 25kg Giai đoạn 25kg - XC

Bột ngô (%) 50 45

Cám gạo loại I (%) 30 45

Bột đậu tương rang (%) 13 5

Bột cá nhạt loại I (%) 5 3

Premix vitamin (%) 1 1

Premix khoáng (%) 1 1

* Các chỉ tiêu theo dõi

+ Tăng khối lượng (g/ngày);

+ Sinh trưởng tương đối về khối lượng (%); + Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (kg).

* Phương pháp nghiên cứu

Theo dõi trực tiếp đàn lợn Hương và đàn lợn được nuôi theo dõi sinh trưởng từ sau cai sữa đến 8,56 tháng tuổi. Trực tiếp cân khối lượng hàng tháng vào buổi sáng trước lúc cho ăn trên cân đồng hồ và lồng chuyên dụng để cân lợn con. Số liệu cân được ghi chép để tính các chỉ tiêu sinh trưởng.

Lượng thức ăn thu nhận:

Lượng thức ăn thu nhận = Tổng kg TĂ hỗn hợp tiêu tốn (kg) Tổng khối lượng tăng (kg)

3.3.4. Phương pháp đánh giá năng suất và chất lượng thịt của lợn Hương

* Các chỉ tiêu theo dõi

- Chỉ tiêu đánh giá năng suất thịt + Khối lượng sống (kg); + Khối lượng móc hàm (kg); + Tỷ lệ thịt móc hàm (%); + Tỷ lệ thịt xẻ (%); + Tỷ lệ nạc (%); + Tỷ lệ mỡ (%); + Tỷ lệ xương (%); + Tỷ lệ da (%).

* Phương pháp nghiên cứu

- Đánh giá năng suất thịt của lợn Hương

+ Tiến hành mổ khảo sát trên 6 con lợn thịt (3 đực thiến và 3 cái) lúc 8,56 tháng tuổi theo quy trình giết mổ gia súc, gia cầm của Nguyễn Hải Quân và Nguyễn Thiện (1997). Phương pháp mổ như sau:

- Lợn mổ cho nhịn ăn 24 giờ trước khi mổ, cho uống nước bình thường; - Cân khối lượng sống từng con.

Khối lượng giết mổ (kg): là khối lượng lợn hơi để nhịn đói 24 giờ trước khi mổ khảo sát.

+ Chọc tiết chảy ra hết, sau đó cạo lông rửa sạch, mổ lợn để xác định các chỉ tiêu.

Khối lượng thịt móc hàm (kg): là khối lượng thân thịt sau khi chọc tiết, cạo lông, bỏ các cơ quan nội tạng nhưng để lại thận và 2 lá mỡ.

Tỷ lệ móc hàm (%) = Khối lượng thịt móc hàm (kg) Khối lượng sống (kg) x 100

Khối lượng thịt xẻ (kg): là khối lượng thịt móc hàm sau khi cắt bỏ đầu, bốn chân, đuôi, hai lá mỡ và thận.

Pthịt xẻ= Pmóc hàm - (Pđầu + Pbốn chân+ Phai lá mỡ+ Pđuôi + Pthận)

Tỷ lệ thịt xẻ (%) = Khối lượng thịt xẻ (kg) Khối lượng sống (kg) x 100

Tỷ lệ nạc (%) = Khối lượng thịt nạc (kg) Khối lượng thịt xẻ (kg) x 100

Tỷ lệ mỡ (%) = Khối lượng mỡ (kg) x 100 Khối lượng thịt xẻ (kg) Tỷ lệ da (%) = Khối lượng da (kg) x 100 Khối lượng thịt xẻ (kg) Tỷ lệ xương (%) =

Khối lượng xương (kg)

x 100 Khối lượng thịt xẻ (kg)

Tỷ lệ hao hụt (%) = P thịt xẻ - (P nạc + P mỡ + P da + P xương) x 100 P thịt xẻ

* Đánh giá chất lượng thịt của lợn Hương

+ Giá trị pH45 (giá trị pH cơ thăn ở 45 phút sau khi giết thịt) và giá trị pH24 (giá trị pH cơ thăn ở 24 giờ bảo quản sau khi giết thịt): đo pH ở cơ thăn giữa xương sườn 13 - 14 vào thời điểm 45 phút (pH45) và 24 giờ (pH24) bằng máy đo pH (Mettler Toledo MP220 pH Meter) theo phương pháp của Kuhn et al.

(2004). Thịt lợn bình thường thì pH45 > 5,80 và pH24 < 6,00.

+ Giá trị màu sắc thịt (L*: màu sáng;a*: màu đỏ; b*: màu vàng): màu sắc thịt được đo tại thời điểm 24 giờ bảo quản sau giết thịt ở cơ thăn giữa xương sườn 13 - 14 bằng máy đo màu sắc thịt (Nippon Denshoker Handy Colorimeter

NR-3000, Japan) theo phương pháp của Kuhn et al. (2004). Giá trị L * của thịt bình thường nằm trong khoảng từ 40 - 50.

+ Tỷ lệ mất nước sau 24 giờ bảo quản (%): tỷ lệ mất nước sau 24 giờ bảo quản được xác định theo phương pháp của Kuhn et al. (2004). Cụ thể lấy khoảng 50 gam mẫu cơ thăn ở xương sườn 13 - 14 và mẫu được bảo quản trong túi nhựa kín ở nhiệt độ 4oC trong thời gian 24 giờ. Cân mẫu trước và sau bảo quản để tính tỷ lệ mất nước.

Tỷ lệ mất nước sau 24 giờ bảo quản =

1 2 1 P P - P 100 Trong đó: P1 - khối lượng mẫu trước khi bảo quản;

P2 - khối lượng mẫu sau khi bảo quản 24 giờ ở nhiệt độ 4oC. Tỷ lệ mất nước bảo quản từ 2 - 5 % là chất lượng thịt bình thường.

3.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU

Các số liệu được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh vật học: tính các tham số thống kê, hệ số tương quan, phân tích phương sai, kiểm định giả thuyết thống kê bằng phần mềm Excel 2010 và Minitab 16 tại bộ môn Di truyền – giống vật nuôi- Khoa Chăn nuôi – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH CỦA LỢN HƯƠNG 4.1.1. Nguồn gốc và phân bố 4.1.1. Nguồn gốc và phân bố

Lợn Hương là giống lợn địa phương lâu đời của đồng bào dân tộc tại các huyện vùng núi của tỉnh Cao Bằng. Giống lợn Hương được các tác giả lần đầu tiên phát hiện năm 2012 thông qua chương trình “Phát hiện nhanh các giống vật nuôi còn tiềm ẩn tại Việt Nam” do chương trình phát triển liên hiệp quốc (UNDP) tài trợ. Năm 2012 được Đề án bảo tồn nguồn gen vật nuôi quốc gia đưa vào danh sách bảo tồn.

Lợn Hương thuộc lớp động vật có vú (Mammalia), thuộc bộ guốc chẵn

(Artiodactyla), thuộc họ Suidae, thuộc chủng Sus và thuộc loài Sus domesticus. Lợn Hương thường được người chăn nuôi sử dụng làm nái nền, có khả năng sản xuất cao và khả năng chống chịu kham khổ trong điều kiện thời tiết bất lợi.

Lợn Hương được nuôi rải rác trong các nông hộ, mỗi gia đình nông dân thường nuôi 2-3 con nái, cá biệt có gia đình nuôi đến 7-10 con, theo phương thức thả rông, quảng canh: con vật tự tìm kiếm thức ăn bên ngoài, tiện thì cho ăn thêm, còn không thì bỏ đói hoặc cho ăn rất ít. Thức ăn của lợn chủ yếu là các loại củ quả có sẵn tại địa phương như cám gạo, ngô, sắn, khoai, các loại rễ cây, rau cỏ, chuối mà lợn có thể tự tìm kiếm được trong rừng, ven suối...v.v. Nguồn thức ăn đạm chủ yếu là giun đất và các loại côn trùng khác, con người thường chỉ cắt chuối và một ít sắn trộn lẫn đặt ở dưới nhà sàn hoặc trong chuồng.

4.1.2. Đặc điểm ngoại hình

Qua theo dõi đàn lợn nuôi tại Trang trại cho thấy lợn Hương có đặc điểm ngoại hình một số tính trạng cơ bản của giống như sau:

Ngoại hình của lợn Hương có nhiều nét giống lợn Móng Cái, lợn Hạ Lang. Lợn Hương có lông và da bụng màu trắng, 4 chân trắng, giữa trán nhiều con cũng có điểm màu trắng nhưng hình nêm cối không rõ. Tuy nhiên lợn Hương có những điểm khác với giống lợn Hạ Lang và các giống lợn nội khác ở nước ta khá rõ nét:

- Có phần đầu và phần mông là có màu đen rất đặc trưng; - Đầu lợn Hương to vừa phải;

- Mõm dài, mặt thanh thoát; - Tai vểnh;

- Lưng võng, bụng to nhưng không chạm đất; - Chân to, ngắn và chắc khoẻ;

- Lợn cái Hương thường có từ 10 đến 12 vú, có những cá thể trên 12 vú. nhưng thông dụng nhất là 12 vú.

Hình 4.1. Lợn Hương Hình 4.2. Lợn nái Hương nuôi con 4.2. KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA LỢN HƯƠNG

4.2.1. Đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn Hương

Khả năng sinh sản của lợn nái chịu ảnh hưởng rất lớn của các chỉ tiêu sinh lý sinh sản. Việc quyết định thời điểm đưa lợn nái vào khai thác là rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng đàn con sinh ra, quan trọng hơn là độ bền của lợn nái. Tuổi thành thục về tính là thời điểm mà bộ máy sinh dục của cơ thể đã phát triển căn bản hoàn thiện. Dưới tác dụng của thần kinh, nội tiết tố, con vật xuất hiện các hiện tượng của hưng phấn sinh dục (các phản xạ về sinh dục), khi đó có các noãn bào chín và tế bào trứng rụng.Tuổi thành thục về tính là chỉ tiêu ảnh hưởng đến năng hiệu suất của lợn, nó phụ thuộc vào giống, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Chúng tôi đã tiến hành theo dõi 30 lợn Hương về một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục. Kết quả được trình bày tại bảng 4.1.

Bảng 4.1. Các chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái Hương

Chỉ tiêu n Mean ± SE Cv (%)

Tuổi động dục lần đầu 30 136,03±3,81 8,71

Tuổi PG lần đầu (ngày) 30 165.93±1.29 4,55

Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) 30 283,3±1,32 2,70

Khối lượng lợn nái phối giống lần đầu (kg) 30 28,68±4,66 8,62 Thời gian phối giống trở lại sau cai sữa (ngày) 150 15,37±0,18 6,68

Chu kỳ động dục (ngày) 30 21,24±0,22 9,10

Khoảng cách lứa đẻ (ngày) 120 154,74±1,25 2,77

Thời gian mang thai 150 114.45±0.13 1.42

Qua theo dõi đàn lợn Hương được nuôi tại trang trại thì tuổi động dục lần đầu của lợn Hương là 136,03 ngày so với nghiên cứu của Lục Hồng Thắm (2013) thì tuổi động dục lần đầu của lợn Hương nuôi tại Cao Bằng là 130 ngày, Như vậy, đàn lợn Hương theo dõi trong nghiên cứu của chúng tôi có thời gian động dục lần đầu là muộn hơn. So sánh với một số giống lợn nội khác cho thấy như sau: tuổi động dục lần đầu của lợn Ỉ là 120 - 135 ngày; lợn Móng Cái là 130 - 140 ngày (Nguyễn Thiện và cs., 2005); lợn Táp Ná là 113,2 ngày (Nguyễn Thủy Tiên, 2013) thì lợn Hương động dục muộn hơn nhưng vẫn sớm hơn một số giống lợn bản địa khác như lợn Mường Khương là 225,00 ngày (Lê Đình Cường và cs., 2004); lợn Vân Pa là 230,0 ngày (Trần Văn Do, 2004); lợn Sóc từ 6 - 9 tháng (Lê Thị Biên và cs., 2006).

* Tuổi phối giống lần đầu

Tuổi phối giống lần đầu là chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn cái hậu bị, là thời gian con cái đó được sinh ra cho tới khi được phối giống lần đầu tiên.Tuổi phối giống lần đầu có ý nghĩa quan trọng trong việc lập kế hoạch đưa lợn vào làm giống và có ảnh hưởng tới năng suất sinh sản của lợn nái về sau.Tuổi phối giống lần đầu phụ thuộc vào tuổi thành thục của lợn nái. Các giống lợn khác nhau chỉ tiêu này cũng khác nhau nhưng cần phải đảm bảo được hai yêu cầu đó là: lợn phải trải qua một đến hai lần động dục, khối lượng cơ thể phải đạt yêu cầu của giống. Tuổi phối giống lần đầu quá sớm, khi cơ thể lợn nái chưa đạt đủ khối lượng sẽ ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lứa đầu, nếu muộn sẽ làm giảm hiệu suất sinh sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sản xuất của lợn hương nuôi tại xã bình yên huyện thạch thất thành phố hà nội (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)