Đặc điểm ngoại hình của lợn Hương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sản xuất của lợn hương nuôi tại xã bình yên huyện thạch thất thành phố hà nội (Trang 50)

4.1.1. Nguồn gốc và phân bố

Lợn Hương là giống lợn địa phương lâu đời của đồng bào dân tộc tại các huyện vùng núi của tỉnh Cao Bằng. Giống lợn Hương được các tác giả lần đầu tiên phát hiện năm 2012 thông qua chương trình “Phát hiện nhanh các giống vật nuôi còn tiềm ẩn tại Việt Nam” do chương trình phát triển liên hiệp quốc (UNDP) tài trợ. Năm 2012 được Đề án bảo tồn nguồn gen vật nuôi quốc gia đưa vào danh sách bảo tồn.

Lợn Hương thuộc lớp động vật có vú (Mammalia), thuộc bộ guốc chẵn

(Artiodactyla), thuộc họ Suidae, thuộc chủng Sus và thuộc loài Sus domesticus. Lợn Hương thường được người chăn nuôi sử dụng làm nái nền, có khả năng sản xuất cao và khả năng chống chịu kham khổ trong điều kiện thời tiết bất lợi.

Lợn Hương được nuôi rải rác trong các nông hộ, mỗi gia đình nông dân thường nuôi 2-3 con nái, cá biệt có gia đình nuôi đến 7-10 con, theo phương thức thả rông, quảng canh: con vật tự tìm kiếm thức ăn bên ngoài, tiện thì cho ăn thêm, còn không thì bỏ đói hoặc cho ăn rất ít. Thức ăn của lợn chủ yếu là các loại củ quả có sẵn tại địa phương như cám gạo, ngô, sắn, khoai, các loại rễ cây, rau cỏ, chuối mà lợn có thể tự tìm kiếm được trong rừng, ven suối...v.v. Nguồn thức ăn đạm chủ yếu là giun đất và các loại côn trùng khác, con người thường chỉ cắt chuối và một ít sắn trộn lẫn đặt ở dưới nhà sàn hoặc trong chuồng.

4.1.2. Đặc điểm ngoại hình

Qua theo dõi đàn lợn nuôi tại Trang trại cho thấy lợn Hương có đặc điểm ngoại hình một số tính trạng cơ bản của giống như sau:

Ngoại hình của lợn Hương có nhiều nét giống lợn Móng Cái, lợn Hạ Lang. Lợn Hương có lông và da bụng màu trắng, 4 chân trắng, giữa trán nhiều con cũng có điểm màu trắng nhưng hình nêm cối không rõ. Tuy nhiên lợn Hương có những điểm khác với giống lợn Hạ Lang và các giống lợn nội khác ở nước ta khá rõ nét:

- Có phần đầu và phần mông là có màu đen rất đặc trưng; - Đầu lợn Hương to vừa phải;

- Mõm dài, mặt thanh thoát; - Tai vểnh;

- Lưng võng, bụng to nhưng không chạm đất; - Chân to, ngắn và chắc khoẻ;

- Lợn cái Hương thường có từ 10 đến 12 vú, có những cá thể trên 12 vú. nhưng thông dụng nhất là 12 vú.

Hình 4.1. Lợn Hương Hình 4.2. Lợn nái Hương nuôi con 4.2. KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA LỢN HƯƠNG

4.2.1. Đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn Hương

Khả năng sinh sản của lợn nái chịu ảnh hưởng rất lớn của các chỉ tiêu sinh lý sinh sản. Việc quyết định thời điểm đưa lợn nái vào khai thác là rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng đàn con sinh ra, quan trọng hơn là độ bền của lợn nái. Tuổi thành thục về tính là thời điểm mà bộ máy sinh dục của cơ thể đã phát triển căn bản hoàn thiện. Dưới tác dụng của thần kinh, nội tiết tố, con vật xuất hiện các hiện tượng của hưng phấn sinh dục (các phản xạ về sinh dục), khi đó có các noãn bào chín và tế bào trứng rụng.Tuổi thành thục về tính là chỉ tiêu ảnh hưởng đến năng hiệu suất của lợn, nó phụ thuộc vào giống, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Chúng tôi đã tiến hành theo dõi 30 lợn Hương về một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục. Kết quả được trình bày tại bảng 4.1.

Bảng 4.1. Các chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái Hương

Chỉ tiêu n Mean ± SE Cv (%)

Tuổi động dục lần đầu 30 136,03±3,81 8,71

Tuổi PG lần đầu (ngày) 30 165.93±1.29 4,55

Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) 30 283,3±1,32 2,70

Khối lượng lợn nái phối giống lần đầu (kg) 30 28,68±4,66 8,62 Thời gian phối giống trở lại sau cai sữa (ngày) 150 15,37±0,18 6,68

Chu kỳ động dục (ngày) 30 21,24±0,22 9,10

Khoảng cách lứa đẻ (ngày) 120 154,74±1,25 2,77

Thời gian mang thai 150 114.45±0.13 1.42

Qua theo dõi đàn lợn Hương được nuôi tại trang trại thì tuổi động dục lần đầu của lợn Hương là 136,03 ngày so với nghiên cứu của Lục Hồng Thắm (2013) thì tuổi động dục lần đầu của lợn Hương nuôi tại Cao Bằng là 130 ngày, Như vậy, đàn lợn Hương theo dõi trong nghiên cứu của chúng tôi có thời gian động dục lần đầu là muộn hơn. So sánh với một số giống lợn nội khác cho thấy như sau: tuổi động dục lần đầu của lợn Ỉ là 120 - 135 ngày; lợn Móng Cái là 130 - 140 ngày (Nguyễn Thiện và cs., 2005); lợn Táp Ná là 113,2 ngày (Nguyễn Thủy Tiên, 2013) thì lợn Hương động dục muộn hơn nhưng vẫn sớm hơn một số giống lợn bản địa khác như lợn Mường Khương là 225,00 ngày (Lê Đình Cường và cs., 2004); lợn Vân Pa là 230,0 ngày (Trần Văn Do, 2004); lợn Sóc từ 6 - 9 tháng (Lê Thị Biên và cs., 2006).

* Tuổi phối giống lần đầu

Tuổi phối giống lần đầu là chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn cái hậu bị, là thời gian con cái đó được sinh ra cho tới khi được phối giống lần đầu tiên.Tuổi phối giống lần đầu có ý nghĩa quan trọng trong việc lập kế hoạch đưa lợn vào làm giống và có ảnh hưởng tới năng suất sinh sản của lợn nái về sau.Tuổi phối giống lần đầu phụ thuộc vào tuổi thành thục của lợn nái. Các giống lợn khác nhau chỉ tiêu này cũng khác nhau nhưng cần phải đảm bảo được hai yêu cầu đó là: lợn phải trải qua một đến hai lần động dục, khối lượng cơ thể phải đạt yêu cầu của giống. Tuổi phối giống lần đầu quá sớm, khi cơ thể lợn nái chưa đạt đủ khối lượng sẽ ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lứa đầu, nếu muộn sẽ làm giảm hiệu suất sinh sản.

Kết quả tại bảng 4.1 cho thấy tuổi phối giống lần đầu lợn Hương nuôi tại trang trại giao động trong khoảng 165 ngày và trang trại ở đây áp dụng qui trình kĩ thuật bỏ qua 1 đến 2 chu kì động dục đầu tiên rồi mới bắt đầu tiến hành phối

giống. Theo nghiên cứu của Lục Hồng Thắm (2013) tuổi phối giống lần đầu của lợn Hương nuôi tại Cao Bằng là 151,56 ngày thì kết quả của chúng tôi về chỉ tiêu tuổi phối giống lần đầu là muộn hơn. So sánh chỉ tiêu này với các giống lợn nội khác như kết quả nghiên cứu của Tăng Xuân Lưu và cs. (2010) tuổi phối giống lần đầu của lợn rừng Việt Nam (251,5 ± 11,0 ngày), của lợn Lang Hạ Cao bằng (210,9 ngày) (Từ Quang Hiển và cs., 2004), của lợn Mẹo (280 ngày), lợn Lang Hồng (300 ngày), lợn Sóc (330 ngày) (Nguyễn Thiện, 2006) thì tuổi phối giống lần đầu của lợn Hương trong nghiên cứu (155,4 ngày) sớm hơn.

* Tuổi đẻ lứa đầu

Tuổi đẻ lứa đầu là tuổi con vật tính từ khi sinh ra đến khi đẻ lứa đầu tiên. Tuổi đẻ lứa đầu có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Tuổi đẻ lứa đầu ảnh hưởng tới năng suất sinh sản, phụ thuộc vào tuổi tuổi thành thục về tính, kết quả phối giống, thời gian mang thai và từng giống lợn cũng như điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Bên cạnh đó việc đưa vào khai thác quá sớm khi thể vóc phát triển chưa hoàn thiện số trứng rụng sẽ ít, dẫn tới số con đẻ ra ít, khối lượng sơ sinh thấp, dễ bị tác động của các yếu tố ngoại cảnh và dễ nhiễm bệnh nên số con sinh ra có tỷ lệ chết cao. Hơn nữa sự hao hụt của lợn nái lớn ảnh hưởng đến lứa đẻ tiếp theo. Còn nếu đưa vào khai thác quá muộn, lúc này cơ thể đã phát triển hoàn thiện nhưng lại mất nhiều thời gian nái không sản xuất, thời gian sản xuất ngắn vì vậy ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lợn nái. Theo (Ryhmer et al., 1995) (dẫn theo Trịnh Phú Cử, 2011) cho biết các tính trạng về tuổi đẻ lứa đầu của lợn có hệ số di truyền 0,27.

Kết quả bảng 4.1 cho thấy tuổi đẻ lứa đầu của lợn Hương là 283,3 ngày. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi là thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Lê Đình Cường (2004) đối với lợn Mường Khương là 11 tháng (330 ngày); lợn Táp Ná là 306,55 ngày (Nguyễn Thủy Tiên, 2013); trên lợn Hung là 384,4 ngày (Nguyễn Văn Mão, 2013); Vũ Đình Tôn và cs. (2009) trên lợn bản nuôi tại Hòa Bình có tuổi đẻ lứa đầu là 388,96 ngày.

* Thời gian phối giống trở lại sau cai sữa

Thời gian phối giống trở lại sau cai sữa khảo sát được trên đàn lợn Hương là 15,37. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về thời gian phối giống trở lại sau cai sữa muộn hơn so với kết quả nghiên cứu của Từ Quang Hiển và cs. (2004) trên đàn lợn Hạ Lang nuôi tại Cao Bằng là 8,59 ngày; lợn Bản Sơn La là 9,5 ngày (Lê

Đình Cường và cs., 2004). Tuy nhiên lợn Hương có thời gian động dục lại sau cai sữa sớm hơn so với lợn Bản nuôi tại Hòa Bình là 40,46 ngày (Vũ Đình Tôn và cs., 2009); tương đương lợn 14 vú là 12,30 ngày (Trịnh Phú Cử, 2011); lợn Hung là 12,61 ngày (Nguyễn Văn Mão, 2013).

* Chu kỳ động dục

Chu kỳ động dục là khoảng thời gian từ lần động dục và rụng trứng này đến lần động dục và rụng trứng sau. Chu kỳ động dục thay đổi theo loài, giống, cá thể. Với giống lợn, chu kỳ động dục có liên quan chặt chẽ đến năng suất sinh sản vì nó tác động trực tiếp làm tăng hoặc giảm khoảng cách lứa đẻ và do đó làm tăng hoặc giảm số lứa đẻ/năm.

Chu kỳ động dục của lợn nái Hương trong nghiên cứu này là 21,24 ngày. Theo Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (1996) chu kỳ động dục của lợn nội là 18 - 21 ngày. Kết quả nghiên cứu chu kỳ động dục của lơn Hương tương đương với lợn nái đen địa phương ở Ba Bể, Bắc Kạn là 21,14 ngày (Nguyễn Hưng Quang, 2000); lợn Bản nuôi tại Yên Châu, Sơn La là 21,35 ngày (Phùng Thị Thu Hà, 2011), nhưng lại muộn hơn so với lợn Đen nuôi ở Yên Bái là 20,54 ngày (Dương Thị Thu Hoài, 2010).

* Khoảng cách lứa đẻ

Khoảng cách lứa đẻ chịu ảnh hưởng của 3 chỉ tiêu: thời gian mang thai, thời gian nuôi con và thời gian động dục trở lại của lợn nái mẹ sau cai sữa lợn con. Thời gian mang thai của lợn thường khá ổn định còn thời gian nuôi con và thời gian phối giống trở lại sau cai sữa là 2 chỉ tiêu biến động lớn ảnh hưởng đến khoảng cách lứa đẻ. Chỉ tiêu khoảng cách lứa đẻ của lợn Hương là 154,74 ngày. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về chỉ tiêu khoảng cách lứa đẻ của lợn Hương sớm hơn so với một số giống lợn nội khác như lợn Móng Cái là 169,02 ngày (Nguyễn Văn Thiện và cs., 1999), lợn Táp Ná là 166 ngày (Nguyễn Thủy Tiên, 2013), lợn 14 vú là 238,08 ngày (Trịnh Phú Cử, 2011), lợn Bản nuôi tại Hòa Bình là 241,04 ngày (Vũ Đình Tôn và cs., 2009) và tương đương với lợn Hung là 190,47 ngày (Nguyễn Văn Mão, 2013).

Qua kết quả trên chúng tôi có nhận xét về các đặc điểm sinh lý sinh dục của giống lợn Hương không có sự khác biệt nhiều so với các giống lợn nội khác. Tuy nhiên ảnh hưởng của chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng đến các đặc điểm sinh lý sinh dục là rất lớn.

4.2.2. Khả năng sinh sản của lợn Hương qua các lứa đẻ

Trong chăn nuôi lợn khả năng sinh sản là chỉ tiêu kinh tế quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của người chăn nuôi. Nó phản ánh trình độ hiểu biết về kỹ thuật của người chăn nuôi. Để thấy được khả năng sinh sản của lợn Hương trong điều kiện nghiên cứu, chúng tôi tiến hành theo dõi một số chỉ tiêu sinh sản.

Bảng 4.2. Năng suất sinh sản của lợn nái Hương

Chỉ tiêu n Mean ± SE Cv (%)

Số con sơ sinh/ổ (con) 150 9,49±0,12 11,23 Số con sơ sinh sống/ổ (con) 150 8,59±0,15 15,58

Tỷ lệ sơ sinh sống (%) 90,52±1,16 11,33

Số con cai sữa/ổ (con) 150 7,77±0,16 17,86 Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa (%) 90,01±1,02 9,39 Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) 150 6,79±0,04 6,92 Khối lượng sơ sinh/con (kg) 150 0,72±0,02 10,75 Khối lượng cai sữa/ổ (kg) 150 30,71±0,28 11,34 Khối lượng cai sữa/con (kg) 150 3,97±0,03 9,16 Thời gian cai sữa (ngày) 150 24,55±0,14 7,21

* Số con sơ sinh/ổ

Đây là chỉ tiêu để đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái, nó phụ thuộc vào giống, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, thường cao ở lứa đẻ thứ 2, 3 và 4 sau đó giảm dần. Số con đẻ ra/ổ là tổng số con đẻ ra trên mô ̣t ổ đẻ của con nái bao gồm số con sống, số con chết và thai lưu. Số con đẻ ra/ổ là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái, nó phụ thuộc vào giống, điều kiên chăm sóc, kı̃ thuật phối giống…

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy lợn Hương có số con sơ sinh/ổ là 9,49 con. Lục Hồng Thắm (2013) cho biết số con sơ sinh/ổ của lợn Hương nuôi tại Cao Bằng là 8,6 con thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi là cao hơn. Theo kết quả nghiên cứu của Từ Quang Hiển và cs. (2004) trên đàn lợn Hạ Lang nuôi tại Cao Bằng có số con sơ sinh/ổ đạt 10,45 con; cao hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi trên đàn lợn Hương. Lợn Hương có số con sơ sinh/ổ cao hơn so với một số giống lợn bản địa khác như lợn Ỉ là 7,80 con (Nguyễn Như Cương, 2004); lợn Bản nuôi tại Điện Biên (5,86 con/ổ) (Phan Xuân Hảo và Ngọc Văn Thanh, 2010), cao hơn số con sơ sinh/ổ của lợn Bản nuôi tại Hòa Bình (7,33 con/ổ) (Vũ Đình Tôn và Phan Đăng Thắng, 2009).

* Số con sơ sinh sống/ổ

Số lợn con đẻ ra còn sống đến 24 giờ là chỉ tiêu phản ánh sức sống của lợn con cũng như khả năng sinh sản của lợn nái. Kết quả cho thấy ở số con sơ sinh sống/ổ ở lợn Hương đạt 8,59 cao hơn kết quả nghiên cứu của Lục Hồng Thắm và cs. (2013) khi nghiên cứu lợn Hương nuôi tại Cao Bằng là 8,14 con/ổ. Theo Lê Đình Cường và cs. (2004) lợn Mường Khương có số con sơ sinh còn sống/ổ là 6 con; Vũ Đình Tôn và cs. (2009) cho biết lợn Bản nuôi tại Hòa Bình cố số con sơ sinh còn sống/ổ là 6,67 con; lợn Hung là 5,96 con (Nguyễn Văn Mão). Các kết quả này đều thấp hơn kết quả nghiên cứu trên đàn lợn Hương của chúng tôi. Tuy nhiên lợn Hương có số con sơ sinh sống/ổ thấp hơn so với lợn Móng Cái là 10,10 con (Nguyễn Quế Côi và cs., 2005); lợn 14 vú là 11,61 con (Trịnh Phú Cử, 2011).

* Tỷ lệ sơ sinh sống

Tỷ lê ̣ sơ sinh sống là tỷ lê ̣ giữa số con sơ sinh còn sống đến 24 giờ so với tổng số lơ ̣n con đươ ̣c sinh ra. Tỷ lệ sơ sinh sống cũng có ý nghĩa rất quan trọng để đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái. Tỷ lệ sơ sinh sống của lơn Hương đạt là 90,52 %. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về chỉ tiêu này thấp hơn nghiên cứu của Trịnh Phú Cử (2011) trên lợn 14 vú, chỉ tiêu này là 96,53%, lợn Bản (Hòa Bình) là 92,98% (Vũ Đình Tôn và cs., 2009) và cao hơn kết quả của Lê Đình Cường và Trần Thanh Thủy (2006) trên lợn Bản (Sơn La) là 78%.

* Số con cai sữa/ổ

Chỉ tiêu này chứng tỏ được khả năng nuôi con khéo của lợn nái, chất lượng sữa mẹ và yếu tố kỹ thuật của người chăn nuôi khi quản lý, chăm sóc lợn nái trong thời gian nuôi con và chăm sóc lợn con theo mẹ. Đồng thời đây cũng là chỉ tiêu quyết định hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái. Trong thời gian này, nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho lợn con chủ yếu từ sữa mẹ, lượng thức ăn nhận từ ngoài vào là rất ít (do hệ tiêu hoá còn chưa phát triển hoàn thiện, khả năng tiêu hoá thức ăn còn kém).

Kết quả tại bảng 4.2 cho thấy số con cai sữa/ổ của lợn Hương đạt 7,77 con. Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi cao hơn kết quả nghiên cứu về một số giống lợn nội khác: Lục Hồng Thắm (2013) cho biết lợn Hương nuôi tại Cao Bằng có số con cai sữa/ổ đạt 7.13 con; Nguyễn Thủy Tiên (2013) cho biết lợn Táp Ná có số con cai sữa/ổ đạt 6,42 con; Trần Thanh Vân và cs. (2005) cho biết lợn Mẹo (Sơn La) cai sữa ở 60 ngày đạt 4,0 con/ổ; Lê Đình Cường và Trần Thanh Thủy (2006)

công bố lợn Bản (Sơn La) cai sữa ở 45 ngày đạt 4,5 con/ổ; lợn Vân Pa đạt 4,5

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sản xuất của lợn hương nuôi tại xã bình yên huyện thạch thất thành phố hà nội (Trang 50)