Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.5. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.5.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Việc nghiên cứu bảo tồn và phát huy tiền năng các giống vật nuôi bản địa được Nhà nước Việt Nam khởi động từ năm 1990 đến nay, sau 20 năm nghiên cứu, phát hiện và bảo tồn đã thu được một số kết quả và có nhiều báo cáo khoa học được đánh giá cao trong và ngoài nước.
Việt Nam là nước được xếp hạng cao về đa dạng sinh học, nguồn gen vật nuôi khá phong phú và đa dạng do có sự khác nhau về môi trường sinh thái tự nhiên giữa các vùng miền, về hệ thống canh tác, nền văn hoá giữa các địa phương, dân tộc. Riêng các giống lợn bản địa đã có tới 26 loại, như lợn Ỉ, Móng cái, Thuộc Nhiêu, Hạ Lang, Táp Ná, Hung (Hà Giang), Vân Pa (Quảng trị).v.v. Việt Nam có đến 70 giống vật nuôi bản địa, trong đó có khoảng 30 giống đang được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp như trâu, bò vàng, ngựa ta, lợn Móng Cái, cừu Phan Rang.v.v.
* Giới thiệu một số giống lợn bản địa Việt Nam
- Lợn Ỉ
Những thập niên 60-70 của thế kỷ trước, giống lợn này được nuôi khá phổ biến ở vùng đồng bằng sông Hồng, phía Bắc khu 4 cũ (khoảng 2 triệu con), tuy vậy đến nay còn rất ít và được nuôi bảo tồn tại Thanh Hóa. Lợn Ỉ có 2 loại hình là Ỉ Mỡ và Ỉ Pha. Ngoại hình: toàn thân da, lông màu đen, mặt ngắn, trán nhiều
nếp nhăn, ngực sâu, bụng sệ, lợn nái có 12-16 vú. Khối lượng cơ thể lúc 8 tháng tuổi đạt 35 kg; 10 tháng tuổi đạt 45 kg. Lợn Ỉ thành thục tính dục sớm, tuổi động dục lần đầu 90 ngày tuổi; lợn nái đẻ 8-10 con/lứa; khối lượng sơ sinh 0,4-0,5 kg/con; chịu đựng kham khổ tốt; nuôi con khéo, song tỷ lệ nạc thấp (35,5- 37,72%); tỷ lệ mỡ cao (39,9-43,3%).
- Lợn Móng Cái
Nguồn gốc từ huyện Đầm Hà và Móng Cái tỉnh Quảng Ninh, đây là giống lợn nội phổ biến nhất ở nước ta. Hiện nay lợn Móng Cái chiếm khoảng 35% tổng đàn lợn nái ở các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Lợn có tầm vóc trung bình, mình ngắn, tai nhỏ, lưng võng, bụng sệ, chân đi bàn, nét đặc trưng nhất của lợn Móng Cái là màu sắc lông da trắng, đầu lưng và mông có khoang đen yên ngựa. Lợn nái 8 tháng tuổi đạt 50-65 kg; có từ 12-16 vú; đẻ nhiều con (11-13 con/lứa); mỗi năm có thể đẻ 1,8-2,1 lứa; lợn có tốc độ sinh trưởng chậm (300-330 g/ngày); tỷ lệ nạc thấp 34-36%. Hiện nay lợn Móng Cái vẫn được sử dụng làm nái nền phối với đực ngoại siêu nạc (Durock, Landrace, Yorkshire) sản xuất lợn lai F1, nuôi thịt phù hợp với vùng trung du miền Núi hoặc làm nguyên liệu cho công thức lai phức tạp có nhiều máu lợn ngoại.
- Lợn Vân Pa
Nguồn gốc ở huyện Hướng Hóa, Đắkrông (Quảng Trị) lợn có lông da đen bạc, thi thoảng có màu phớt vàng hung, lưng thẳng, thân hình gọn, đầu và cổ to, mõm nhọn, tai nhỏ, hình dáng giống con chuột, thịt thơm ngon, ít mỡ, khối lượng sơ sinh 250-300 g/con; lúc trưởng thành đạt 35-40 kg/con.
- Lợn Mường Khương
Nguồn gốc ở Mường Khương, Bát Xát (Lào Cai) lợn có màu lông đen tuyền, có đốm trắng ở trán, bốn chân và đuôi, tầm vóc trung bình, ngực lép, thích hợp với thả rông; tai to rủ che kín mắt; lợn thành thục sinh dục muộn so với lợn Ỉ, lợn Móng Cái; đẻ ít 5-7 con/lứa; 1-1,2 lứa/năm; lợn nuôi 10 tháng tuổi đạt 70-75 kg. Hướng sử dụng tạo nguồn gen lai với lợn Rừng, lợn ngoại cải thiện tỷ lệ nạc và tận dụng nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương tạo sản phẩm sạch an toàn, chất lượng cao.
- Lợn Lũng Pù
Nguồn gốc tại Mèo Vạc - Hà Giang, lợn có tầm vóc to lớn, nuôi 10-12 tháng tuổi có thể đạt 80-90 kg, lông đen dày và ngắn, da thô, tai nhỏ cúp, mõm
dài trung bình, có hai loại hình, một loại 4 chân trắng, có đốm trắng ở trán, mõm. Một loại đen tuyền lợn nái trung bình có 10 vú, bình quân đẻ 1,5-1,6 lứa/năm.
- Lợn Hương
Lợn Hương chủ yếu tập trung tại huyện vùng núi Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hạ Lang thuộc Tỉnh cao Bằng Việt Nam. Lợn Hương có đặc điểm lông, da màu trắng, ở phần đầu và phần mông (gốc lưng đuôi) có màu đen, vị trí tiếp giáp vùng lông trắng và lông đen có một vệt đen mờ (màu da). Lợn có đặc điểm khác hẳn với các giống lợn nội Việt Nam như: đầu to vừa phải, tai nhỏ và dựng, mặt thẳng, mõm dài, có vệt trắng chạy từ giữa trán xuống mõm, bụng thon gọn và không sệ, lưng tương đối thẳng và không võng, có 8 - 12 vú, khả năng sinh sản và nuôi con tốt, mỗi lứa đẻ có thể đạt 10 con/lứa.
Theo người dân địa phương lợn Hương có đặc điểm ngoại hình đặc trưng, tầm vóc không to, khả năng sinh sản tốt, có khả năng nuôi con khéo nên được người chăn nuôi không chỉ trong vùng mà các tỉnh lân cận chọn tạo phối giống với lợn ngoại để tạo ra con lai F1 theo hướng tỷ lệ nạc cao.
- Lợn Táp Ná
Nguồn gốc tại Thông Nông tỉnh Cao Bằng và một số tỉnh lân cận. Lợn Táp Ná phàm ăn, dễ nuôi, sức đề kháng tốt, ngoại hình lợn Táp Ná có lông và da đen, ngoại trừ có 6 điểm trắng (giữa trán, 4 cẳng chân, ở chóp đuôi). Khác với lợn Móng Cái là bụng lợn Táp Ná có màu đen và không có phần dải yên ngựa màu trắng vắt qua vai như lợn Móng Cái; đầu to, tai rủ cúp, bụng to nhưng không sệ; chân cao, to và chắc khỏe; lưng ít võng, mặt thẳng; lợn nái có từ 8-12 vú thông thường là 10 vú. Đây cũng là nguồn gen quý cần phải lưu giữ bảo tồn và khai thác phát triển chúng.
- Lợn Cỏ
Nguồn gốc chủ yếu ở các tỉnh miền Trung (Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế). Lợn có tầm vóc nhỏ, lúc trưởng thành chỉ đạt 35-45kg, màu lông lang trắng đen, mõm dài, xương nhỏ, chân yếu và đi bàn, bụng sệ, da mỏng, lông thưa, sức đề kháng tốt, chịu được thức ăn nghèo dinh dưỡng, chất lượng thịt thơm ngon.
- Lợn Hung
Su Phì, Yên Minh tỉnh Hà Giang. Lợn Hung có tầm vóc trung bình, lúc trưởng thành khoảng 38 - 40 kg, thân hình thanh săn, mình ngắn, tai nhỏ, dựng đứng, lưng thẳng hoặc hơi võng. Lông màu hung đỏ ánh bạc hoặc ánh kim phớt trắng, dài và cứng. Một số con trắng ở 4 chân và bụng. Chân nhỏ, đi móng, mắt tinh nhanh, mặt nhỏ, mõm dài và nhọn, đuôi dài và nhỏ. Lợn nái trưởng thành bụng gọn, không sệ. dáng đi nhanh nhẹn, vững chắc. Tuổi thành thục về tính muộn (7- 9 tháng), thời gian động dục lại sau đẻ dài do lợn con không được cai sữa nên khoảng cách hai lứa đẻ dài, một năm đẻ 1,2- 1,3lứa, khối lượng sơ sinh thấp trung bình 0,3 kg/con, năng suất sinh sản đạt 5-6 con/lứa.
* Kết quả nghiên cứu một số giống lợn bản địa
Một trong những giống lợn bản địa lâu đời nhất ở nước ta là lợn Rừng Việt Nam. Việc nhân giống, nuôi lợn và tạo con lai có chiều hướng phát triển mạnh ở nhiều vùng trong cả nước nhất là những vùng đồi, núi, vùng cao. Lợn này được nhiều người chăn nuôi ưa chuộng và nó đã thành con vật nuôi mang lại thu nhập đáng kể cho người dân vùng cao. Nó đã cung cấp được một phần nhu cầu thực phẩm sạch, có nguồn gốc tự nhiên cho xã hội, đặc biệt là các thành phố lớn. Theo nghiên cứu của Võ Văn Sự và cs. (2009) cho biết lợn Rừng ở châu Âu và châu Á được con người thuần hóa sớm nhất và chúng vốn là thủy tổ của các giống lợn nhà hiện nay. Đỗ Kim Tuyên và cs. (2007) đã tổng hợp thông tin từ một số cơ sở chăn nuôi lợn Rừng ở Việt Nam và cho biết tốc độ sinh trưởng của lợn Rừng thấp, trung bình 130-200 g/ngày, tuy nhiên tuổi động dục của lợn khá sớm lúc 6-7 tháng tuổi khi cơ thể đạt 18-20kg/con, có thể phối giống cho lợn cái lúc 7-8 tháng tuổi. Nguyễn Quế Côi (1996) đã công bố một số kết quả nghiên cứu về đặc điểm di truyền, chỉ số chọn lọc về khả năng sinh trưởng và cho thịt của lợn Móng Cái và lợn Ỉ. Nguyễn Văn Đức và cs. (2002) cho biết kết quả chọn lọc lợn Móng Cái sinh sản tốt và nhóm Móng Cái tăng khối lượng và tỷ lệ nạc cao đã đưa ra nhiều chỉ tiêu sinh sản quan trọng của lợn Móng Cái như tuổi phối giống lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu, khoảng cách giữa các lứa đẻ, số con sơ sinh/ổ .v.v. Kết quả nghiên cứu về một số chỉ tiêu sinh trưởng phát dục, khả năng sinh sản lợn bản và lợn Móng Cái nuôi trong nông hộ ở vùng Yên Châu - Sơn La (Lê Thị Thúy và cs., 2008) cho biết 11 tháng tuổi lợn Móng Cái đạt 55,5 kg, lợn có tốc độ sinh trưởng trung bình.
sản và cho thịt của lợn Mường Khương cho biết lợn động dục lần đầu muộn, số con sơ sinh/ổ thấp (7,15 con), số con sống đến 45 ngày tuổi cao (96%). Lợn Mường Khương có tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể là 3,56 kg. Theo tác giả Hồ Trung Thông và cs. (2010) cho biết tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể của lợn Kiềng Sắt là 3,81kg. Đối với lợn lai giữa lợn bản địa với lợn Rừng thì con lai có tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể là 3,5 kg. Đối với lợn Móng Cái có mức tiêu tốn thức ăn từ 4-4,5 kg/kg tăng khối lượng cơ thể (Vũ Duy Giảng, 2013). Đoàn Thị Năm và cs. (2005) cho biết lợn Hương nuôi thịt đến 8 tháng tuổi tiêu tốn thức ăn tinh/kg tăng khối lượng cơ thể là 4,36 kg.
Khi nghiên cứu về đă ̣c điểm ngoa ̣i hı̀nh của lợn Bản nuôi ta ̣i huyê ̣n Mai Sơn, thị xã Sơn La và huyện Sông Mã đã cho rằng, đă ̣c điểm của lợn Bản đa da ̣ng, lợn có đầu to, mõm thẳng, dài hoă ̣c dài vừa phải. Tai nhỏ, dựng hoă ̣c vừa, hơi cúp, lưng võng, chân cao, bụng to nhưng không xê ̣ sát đất. Phần lớn Lợn Bản có màu lông đen với các điểm trắng, mô ̣t số ít có màu đen và mô ̣t số có màu nâu pha trắng. Các điểm trắng có thể ở trán, 4 chân, vai hoă ̣c chóp đuôi. Theo Phan Xuân Hảo và Ngọc Văn Thanh (2010), lợn Bản nuôi tại Điện Biên có chỉ tiêu sinh sản, sinh trưởng và cho thịt như sau: tuổi phối giống lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu lần lượt là 336,91 ngày và 451,4 ngày. Số con sơ sinh/ ổ là 5,86 con; số con cai sữa/ổ là 5,55 con. Khối lượng sơ sinh/con là 0,51 kg; khối lượng cai sữa/con và khối lượng cai sữa/ổ lần lượt là 7,67 kg và 41,91 kg. Tỷ lệ nuôi sống đạt 96,40%. Khoảng cách lứa đẻ là 238,32 ngày. Khối lượng ở 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 tháng tuổi lần lượt là: 7,8; 11,15; 15,15; 19,26; 23,98; 28,41; 34,47; 39,72 và 44,95 kg. Khối lượng giết mổ là 46,08 kg; tỷ lệ móc hàm đạt 75,41%; tỷ lệ thịt xẻ là 59,27%.
Trần Văn Do và cs. (2000) cho biết giống lợn Vân Pa (Quảng Trị) có các chỉ tiêu sinh sản thấp hơn các giống lợn bản địa khác, ở 8 tháng tuổi chỉ đạt 15kg; 12 tháng tuổi đạt 23kg; số con sơ sinh/ổ (6 con); số con sống đến cai sữa (5 con); tuổi động dục lần đầu 7,8 tháng tuổi.
Theo Trần Thanh Vân và cs. (2005), lợn Mẹo nuôi tại huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La được đồng bào H’Mông thuần hoá từ lâu đời, lợn chủ yếu được nuôi chăn thả tự do, chịu kham khổ cao, dễ nuôi. Lợn đạt được những chỉ số sinh sản, sinh trưởng, lợn có khoảng cách lứa đẻ 234,53 ngày; thời gian mang thai 114,26 ngày; thời gian chờ phối 7,8 ngày; thời gian cai sữa 108 ngày; khối lượng sơ sinh 0,47 kg/con; số con sơ sinh 8,72 con/ổ; số con cai sữa 7,93 con/ổ; khối lượng cai
sữa 6,43 kg/con. Tỷ lệ thịt: tỷ lệ móc hàm, tỷ lệ thịt xẻ ở khối lượng từ 53,5 đến 90 kg lần lượt là: 83,6% và 72,3%.
Nguyễn Văn Trung và cs. (2010) khi nghiên cứu về giống lợn Táp Ná tại huyện Thông Nông (Cao Bằng) về ngoại hình có nhiều nét giống lợn Móng Cái, khả năng sinh sản thấp hơn Móng Cái, khả năng sinh trưởng trung bình đạt 312,63 g/ngày; tỷ lệ thịt xẻ và móc hàm cao tương ứng 79,06% và 64,68%.
Trịnh Phú Cử (2011) khi nghiên cứu về lợn 14 vú nuôi tại Mường Lay (Điện Biên) cho biết tuổi đẻ lứa đầu (438,65 ngày); số con sơ sinh sống/ổ (11,16 con); số con cai sữa/ổ (10,45 con); khối lượng cai sữa/ổ (78,01 kg) ở 109,86 ngày cai sữa; tỷ lệ nuôi sống từ sơ sinh đến cai sữa (90,09%); khoảng cách lứa đẻ (238,08 ngày); lợn có tốc độ sinh trưởng chậm, nuôi 12 tháng tuổi đạt 47,72 kg.
Lục Hồng Thắm (2013) nghiên cứu về giống lợn Hương (Cao Bằng) cho biết lợn Hương có tốc độ sinh trưởng chậm, nuôi đến 8 tháng tuổi đạt 39,02 kg; lợn Hương động dục khá sớm (130,56 ngày) khi tầm vóc còn nhỏ (24,36 kg); khả năng sinh sản lợn Hương cao từ 8-12 con/ổ, tuy khối lượng sơ sinh thấp 0,32-0,35 kg/con.
Tuy nhiên đa phần các kết quả nghiên cứu về các giống lợn bản địa nuôi chỉ dừng lại ở nghiên cứu ngoại hình và đánh giá sơ bộ một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật nên việc đánh giá một cách chi tiết các chỉ tiêu sản xuất cần phải được quan tâm hơn nữa.