Khả năng sinh sản của lợn Hương qua các lứa đẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sản xuất của lợn hương nuôi tại xã bình yên huyện thạch thất thành phố hà nội (Trang 55 - 62)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Khả năng sinh sản của lợn Hương

4.2.2. Khả năng sinh sản của lợn Hương qua các lứa đẻ

Trong chăn nuôi lợn khả năng sinh sản là chỉ tiêu kinh tế quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của người chăn nuôi. Nó phản ánh trình độ hiểu biết về kỹ thuật của người chăn nuôi. Để thấy được khả năng sinh sản của lợn Hương trong điều kiện nghiên cứu, chúng tôi tiến hành theo dõi một số chỉ tiêu sinh sản.

Bảng 4.2. Năng suất sinh sản của lợn nái Hương

Chỉ tiêu n Mean ± SE Cv (%)

Số con sơ sinh/ổ (con) 150 9,49±0,12 11,23 Số con sơ sinh sống/ổ (con) 150 8,59±0,15 15,58

Tỷ lệ sơ sinh sống (%) 90,52±1,16 11,33

Số con cai sữa/ổ (con) 150 7,77±0,16 17,86 Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa (%) 90,01±1,02 9,39 Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) 150 6,79±0,04 6,92 Khối lượng sơ sinh/con (kg) 150 0,72±0,02 10,75 Khối lượng cai sữa/ổ (kg) 150 30,71±0,28 11,34 Khối lượng cai sữa/con (kg) 150 3,97±0,03 9,16 Thời gian cai sữa (ngày) 150 24,55±0,14 7,21

* Số con sơ sinh/ổ

Đây là chỉ tiêu để đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái, nó phụ thuộc vào giống, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, thường cao ở lứa đẻ thứ 2, 3 và 4 sau đó giảm dần. Số con đẻ ra/ổ là tổng số con đẻ ra trên mô ̣t ổ đẻ của con nái bao gồm số con sống, số con chết và thai lưu. Số con đẻ ra/ổ là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái, nó phụ thuộc vào giống, điều kiên chăm sóc, kı̃ thuật phối giống…

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy lợn Hương có số con sơ sinh/ổ là 9,49 con. Lục Hồng Thắm (2013) cho biết số con sơ sinh/ổ của lợn Hương nuôi tại Cao Bằng là 8,6 con thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi là cao hơn. Theo kết quả nghiên cứu của Từ Quang Hiển và cs. (2004) trên đàn lợn Hạ Lang nuôi tại Cao Bằng có số con sơ sinh/ổ đạt 10,45 con; cao hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi trên đàn lợn Hương. Lợn Hương có số con sơ sinh/ổ cao hơn so với một số giống lợn bản địa khác như lợn Ỉ là 7,80 con (Nguyễn Như Cương, 2004); lợn Bản nuôi tại Điện Biên (5,86 con/ổ) (Phan Xuân Hảo và Ngọc Văn Thanh, 2010), cao hơn số con sơ sinh/ổ của lợn Bản nuôi tại Hòa Bình (7,33 con/ổ) (Vũ Đình Tôn và Phan Đăng Thắng, 2009).

* Số con sơ sinh sống/ổ

Số lợn con đẻ ra còn sống đến 24 giờ là chỉ tiêu phản ánh sức sống của lợn con cũng như khả năng sinh sản của lợn nái. Kết quả cho thấy ở số con sơ sinh sống/ổ ở lợn Hương đạt 8,59 cao hơn kết quả nghiên cứu của Lục Hồng Thắm và cs. (2013) khi nghiên cứu lợn Hương nuôi tại Cao Bằng là 8,14 con/ổ. Theo Lê Đình Cường và cs. (2004) lợn Mường Khương có số con sơ sinh còn sống/ổ là 6 con; Vũ Đình Tôn và cs. (2009) cho biết lợn Bản nuôi tại Hòa Bình cố số con sơ sinh còn sống/ổ là 6,67 con; lợn Hung là 5,96 con (Nguyễn Văn Mão). Các kết quả này đều thấp hơn kết quả nghiên cứu trên đàn lợn Hương của chúng tôi. Tuy nhiên lợn Hương có số con sơ sinh sống/ổ thấp hơn so với lợn Móng Cái là 10,10 con (Nguyễn Quế Côi và cs., 2005); lợn 14 vú là 11,61 con (Trịnh Phú Cử, 2011).

* Tỷ lệ sơ sinh sống

Tỷ lê ̣ sơ sinh sống là tỷ lê ̣ giữa số con sơ sinh còn sống đến 24 giờ so với tổng số lơ ̣n con đươ ̣c sinh ra. Tỷ lệ sơ sinh sống cũng có ý nghĩa rất quan trọng để đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái. Tỷ lệ sơ sinh sống của lơn Hương đạt là 90,52 %. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về chỉ tiêu này thấp hơn nghiên cứu của Trịnh Phú Cử (2011) trên lợn 14 vú, chỉ tiêu này là 96,53%, lợn Bản (Hòa Bình) là 92,98% (Vũ Đình Tôn và cs., 2009) và cao hơn kết quả của Lê Đình Cường và Trần Thanh Thủy (2006) trên lợn Bản (Sơn La) là 78%.

* Số con cai sữa/ổ

Chỉ tiêu này chứng tỏ được khả năng nuôi con khéo của lợn nái, chất lượng sữa mẹ và yếu tố kỹ thuật của người chăn nuôi khi quản lý, chăm sóc lợn nái trong thời gian nuôi con và chăm sóc lợn con theo mẹ. Đồng thời đây cũng là chỉ tiêu quyết định hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái. Trong thời gian này, nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho lợn con chủ yếu từ sữa mẹ, lượng thức ăn nhận từ ngoài vào là rất ít (do hệ tiêu hoá còn chưa phát triển hoàn thiện, khả năng tiêu hoá thức ăn còn kém).

Kết quả tại bảng 4.2 cho thấy số con cai sữa/ổ của lợn Hương đạt 7,77 con. Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi cao hơn kết quả nghiên cứu về một số giống lợn nội khác: Lục Hồng Thắm (2013) cho biết lợn Hương nuôi tại Cao Bằng có số con cai sữa/ổ đạt 7.13 con; Nguyễn Thủy Tiên (2013) cho biết lợn Táp Ná có số con cai sữa/ổ đạt 6,42 con; Trần Thanh Vân và cs. (2005) cho biết lợn Mẹo (Sơn La) cai sữa ở 60 ngày đạt 4,0 con/ổ; Lê Đình Cường và Trần Thanh Thủy (2006)

công bố lợn Bản (Sơn La) cai sữa ở 45 ngày đạt 4,5 con/ổ; lợn Vân Pa đạt 4,5 con/ổ (Nguyễn Thiện, 2006); lợn Bản (Hòa Bình) cai sữa ở 86,32 ngày đạt 5,8 con/ổ (Vũ Đình Tôn và cs., 2009); lợn Lũng Pù là 6,05-6,75 con (Nguyễn Văn Đức và cs., 2008); tương đương với lợn Móng Cái có số con cai sữa/ổ đạt từ 7,23- 8,96 con (Nguyễn Thiện và cs., 1999), lợn Mường Khương là 7,50-8,50 con (Lê Đình Cường và cs., 2004); nhưng thấp hơn lợn 14 vú nuôi tại Mường Lay đạt 10,45 con/ổ (Trịnh Phú Cử, 2011).

* Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa

Chỉ tiêu này có liên quan chặt chẽ đến khả năng chăm sóc và điều kiện nuôi dưỡng, mức độ khéo léo nuôi con của lợn mẹ. Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa của lợn Hương là 90,01%. Kết quả này đạt tương đương kết quả nghiên cứu về lợn 14 vú là 90,09% (Trịnh Phú Cử, 2011), và cao hơn so với một số giống lợn nội khác như lợn Bản nuôi tại Hòa Bình là 87,24% (Vũ Đình Tôn và cs., 2009), lợn Mường Khương có tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa là 75-80% (Lê Đình Cường, 2008); nhưng thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Trần Văn Do (2004) trên đàn lợn Vân Pa nuôi tập trung là 93,14%; lợn Hung đạt 93,46% (Nguyễn Văn Mão, 2013).

* Khối lượng sơ sinh/ổ và khối lượng sơ sinh/con

- Khối lượng sơ sinh/ổ

Khối lượng sơ sinh/ổ là khối lượng của toàn bộ lợn con được sinh ra còn sống trong cùng một lứa đẻ. Khối lượng sơ sinh/ổ phụ thuộc vào khối lượng sơ sinh/con và số con sơ sinh sống. Chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh trưởng của thai, khối lượng của thai phụ thuộc vào chế độ ăn trong thời kì mang thai, phụ thuộc vào giống và khối lượng của lợn nái.

Kết quả nghiên cứu cho thấy khối lượng sơ sinh/ổ của lợn Hương là 6,79 kg/ổ. Nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với lợn Bản nuôi tại huyện Điện Biên là 2,90 kg (Nguyễn Văn Thiện và cs., 1999); lợn Táp Ná là 3,39 kg (Nguyễn Thủy Tiên, 2013). Theo Nguyễn Văn Thiện và cs. (1999) lợn Móng Cái có khối lượng sơ sinh/ổ là 5,51 kg.

- Khối lượng sơ sinh/con

chúng tôi về chỉ tiêu này cho thấy lợn Hương có khối lượng sơ sinh/con cao hơn với kết quả nghiên cứu của Lục Hồng Thắm (2013) về lợn Hương nuôi tại Cao Bằng là 0,59kg/con, lợn Rừng từ 0,462kg/con đến 0,693kg/con (Nguyễn Lân Hùng, 2005), lợn Bản ở Hoà Bình (0,43kg/con) (Vũ Đình Tôn và Phan Đăng Thắng, 2009); lợn Ỉ (0,43 kg/con), lợn Mường Khương (0,45 kg/con), lợn Cỏ Miền Trung (0,4 kg/con) (Nguyễn Thiện, 2006), lợn Bản Điện Biên (0,51 kg/con) (Phan Xuân Hảo và Ngọc Văn Thanh, 2010), lợn Móng Cái (0,55 kg/con), lợn Mẹo (0,47 kg/con) (Nguyễn Thiện, 2006), lợn Vân Pa (0,25 kg/con) (Trần Văn Do và cs., 2008).

* Khối lượng cai sữa/ổ và khối lượng cai sữa/con

- Khối lượng cai sữa/ổ

Khối lượng cai sữa/ổ là khối lượng của toàn bộ số con cai sữa của ổ đẻ. Khối lượng cai sữa/ổ là chỉ tiêu có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế, nó phụ thuộc vào chỉ tiêu như khả năng tiết sữa nuôi con của lợn mẹ và điều kiện chăm sóc lợn mẹ trong thời gian nuôi con, phương thức tập ăn sớm cho lợn con. Theo kết quả nghiên cứu, khối lượng cai sữa/ổ của đàn lợn Hương theo dõi là 30,71kg thấp hơn so với chỉ tiêu này ở lợn Hạ Lang (Khối lượng toàn ổ lúc 60 ngày tuổi là 59,62kg) (Từ Quảng Hiền và cs., 2004), lợn Mường Khương (Khối lượng toàn ổ đẻ lúc 60 ngày tuổi là 38,19kg) (Lê Đình Cường và cs., 2003), tương đương với lợn Bản Hòa Bình (31,02kg) (Vũ Đình Tôn và Phan Đăng Thắng, 2009).

- Khối lượng cai sữa/con

Kết quả tại bảng 4.2 cho thấy khối lượng lúc cai sữa của lợn Hương là 3,97 kg tương đương với kết quả nghiên cứu của Lục Hồng Thắm (2013) cho biết khối lượng cai sữa đạt 3,94kg/con, nhưng thấp hơn so với kết quả nghiên cứu lợn Bản nuôi tại Hòa Bình (5,05kg) (Vũ Đình Tôn và Phan Đăng Thắng, 2009), lợn Mẹo tại Phù Yên tỉnh Sơn La (4,83kg) (Trần Thanh Vân và Đinh Thu Hà, 2005), lợn Rừng (Đỗ Thị Kim Lành và cs., 2011) khối lượng khi cai sữa từ 4,35 - 5,28 kg/con. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về chỉ tiêu này tương đương với lợn Khùa nuôi tại Quảng Bình (3,72kg) (Nguyễn Ngọc Phục, 2010).

* Thời gian cai sữa

Thời gian cai sữa là thời gian từ lúc lợn con được đẻ ra đến lúc cai sữa. Đây là chỉ tiêu quan trọng phản ánh trình độ, kỹ thuật của người chăn nuôi. Chỉ tiêu này

ảnh hưởng đến hiệu suất sinh sản của lợn nái. Thời gian cai sữa càng ngắn thì số lứa/năm càng cao, hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở trang trại đã áp dụng biện pháp cai sữa cho đàn lọn Hương do vậy thời gian cai sữa của lợn Hương đạt 24,55 ngày. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi sớm hơn so với kết quả nghiên cứu của Lục Hồng Thắm (2103) lợn Hương nuôi tai Cao Bằng có thời gian cai sữa là 50 ngày; lợn Móng Cái là 60 ngày (Nguyễn Thiện, 2006), lợn Hung là 61,07 ngày (Nguyễn Văn Mão, 2013), lợn Mẹo (Sơn La) có thời gian cai sữa là 118,13 ngày (Trần Thanh Vân và cs., 2005), lợn 14 vú là 109,86 ngày (Trịnh Phú Cử, 2011). Từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy rằng để rút ngắn thời gian cai sữa rất cần sự tác động từ bên ngoài của con người, tập quán chăn nuôi cho lợn con sớm quen với thức ăn ngoài sữa mẹ, giảm tỉ lệ hao hụt của lợn mẹ và nâng cao số lứa đẻ/nái/năm.

4.2.3. Khả năng sinh sản của lợn Hương qua các lứa đẻ

Năng suất sinh sản của lợn nái không những phụ thuộc vào giống mà còn phụ thuộc vào lứa đẻ, ở những lứa đẻ khác nhau sẽ cho kết quả về năng suất sinh sản là khác nhau, sự khác nhau về năng suất sinh sản ảnh hưởng bởi lứa đẻ được trình bày trong bảng trình bảy trong bảng 4.3.

Nghiên cứu của Nguyễn Thiện và cs. (2006); Nguyễn Văn Mão (2013); Lục Hồng Thắm (2013) theo dõi trên đàn nái một số giống lợn nội qua các lứa đẻ cho biết, hầu hết các chỉ tiêu năng suất sinh sản đều tăng dần từ lứa 1 đến lứa 4.

Kết quả từ bảng 4.3 cho thấy số con sơ sinh sống/ổ. Cao nhất lứa 1 sang lứa 2 và giảm từ lứa 3 và giữ ổn định các lứa 3, 4, 5. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu thì năng suất sinh sản của lợn Hương ở các chỉ tiêu như số con sơ sinh/ổ, số con sơ sinh sống/ổ ổn định qua các lứa.

Hình 4.3. Số con sơ sinh/ổ, số con sơ sinh sống/ổ, số con để nuôi/ổ, số con cai sữa/ổ qua các lứa đẻ

Hình 4.4. Khối lượng sơ sinh/ổ, khối lượng sơ sinh/con, khối lượng cai sữa/ổ, khối lượng cai sữa/con qua các lứa đẻ

9.8 9.67 9.47 9.4 9.13 8.87 8.67 8.5 8.53 8.37 7.83 7.9 7.8 7.7 7.6 0 2 4 6 8 10 12

Lứa 1 Lứa 2 Lứa 3 Lứa 4 Lứa 5

Con

Số con sơ sinh/ổ Số con sơ sinh sống/ổ Số con cai sữa/ổ

0.7 0.7 0.72 0.73 0.75 6.79 6.74 6.79 6.81 6.84 3.94 3.92 4.03 3.98 3.99 30.7 30.93 31.22 30.45 30.28 0 5 10 15 20 25 30 35

Lứa 1 Lứa 2 Lứa 3 Lứa 4 Lứa 5

kg

Khối lượng sơ sinh/con Khối lượng sơ sinh/ổ

Bảng 4.3. Khả năng sinh sản của lợn Hương qua các lứa đẻ

Chỉ tiêu

Lứa 1 Lứa 2 Lứa 3 Lứa 4 Lứa 5

(n = 30) (n = 30) (n = 30) (n = 30) (n = 30) Mean ± SE Cv (%) Mean ± SE Cv (%) Mean ± SE Cv (%) Mean ± SE Cv (%) Mean ± SE Cv (%)

Tuổi phối lần đầu (ngày) 165.93 ± 3.81 8.71

Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) 283.30 ± 1.32 2.70

Thời gian mang thai (ngày) 113.37b ± 0.16 0.78 114.73a ± 0.27 1.27 114.83a ± 0.34 1.62 114.67a ± 0.32 1.51 114.63a ± 0.29 1.40

Số con sơ sinh/ổ (con) 9.80a ± 0.18 10.17 9.67a ± 0.19 10.98 9.47ab ± 0.19 11.00 9.40b ± 0.15 8.66 9.13b ± 0.15 8.97

Số con sơ sinh sống/ổ (con) 8.87 ± 0.16 10.15 8.67 ± 0.15 9.74 8.50 ± 0.20 12.64 8.53 ± 0.16 10.54 8.37 ± 0.14 9.14

Số con cai sữa/ổ (con) 7.83 ± 0.17 12.13 7.90 ± 0.15 10.16 7.80 ± 0.18 12.78 7.70 ± 0.19 13.71 7.60 ± 0.13 9.53

Khối lượng sơ sinh/con (kg) 0.70b ± 0.02 12.44 0.70b ± 0.01 11.50 0.72ab ± 0.01 9.39 0.73ab ± 0.01 10.88 0.75a ± 0.01 8.35

Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) 6.79 ± 0.10 8.34 6.74 ± 0.10 8.14 6.79 ± 0.08 6.36 6.81 ± 0.08 6.35 6.84 ± 0.07 5.37

Khối lượng cai sữa/con (kg) 3.94 ± 0.08 10.65 3.92 ± 0.06 8.62 4.03 ± 0.07 9.29 3.98 ± 0.07 9.31 3.99 ± 0.06 8.13

Khối lượng cai sữa/ổ (kg) 30.70 ± 0.66 11.76 30.93 ± 0.67 11.79 31.22 ± 0.61 10.78 30.45 ± 0.69 12.47 30.28 ± 0.57 10.29

Thời gian cai sữa (ngày) 24.87 ± 0.36 8.02 24.50 ± 0.30 6.76 24.60 ± 0.31 6.80 24.47 ± 0.35 7.87 24.33 ± 0.30 6.77

TG phối giống lại sau CS (ngày) 15.33 ± 0.18 6.25 15.50 ± 0.20 7.14 15.43 ± 0.16 5.82 15.40 ± 0.18 6.29 15.17 ± 0.20 7.36

Khoảng cách lứa đẻ (ngày) 154.93 ± 0.50 1.77 154.83 ± 0.52 1.83 154.70 ± 0.51 1.81 154.50 ± 0.49 1.74

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sản xuất của lợn hương nuôi tại xã bình yên huyện thạch thất thành phố hà nội (Trang 55 - 62)