Nội dung tuân thủ pháp luật thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tuân thủ pháp luật thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 28 - 31)

2.1.3.1. Sự tuân thuế về đăng ký thuế

Đăng ký thuế là bước đầu tiên để NNT thực hiện nghĩa vụ thuế của mình. Đây chính là một trong những nội dung quan trọng về sự tuân thủ của NNT với cơ quan thuế, là sơ sở đề thực hiện quản lý thuế, đánh giá mức độ chấp hành pháp luật của NNT, ngăn ngừa phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về thuế. Đồng thời trong quá trình quản lý cho thấy nhiều doanh nghiệp và hộ, cá nhân kinh doanh, nhất là doanh nghiệp và hộ, cá nhân kinh doanh mới thành lập thường gặp những sai sót, vi phạm pháp luật về thuế, có những sai sót không đáng có nhưng doanh nghiệp và hộ, cá nhân kinh doanh phải gánh chịu những thiệt hại về kinh tế, uy tín. Để giảm thiểu rủi ro trong quá trình chấp hành pháp luật thuế thì doanh nghiệp và hộ, cá nhân kinh doanh cần nắm rõ quy định về đăng ký thuế (NĐ số 43/2010/NĐ-CP; 2010).

Theo quy định tại Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp và hộ, cá nhân kinh doanh, thì:

- Đối với doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp .

-Đối với hộ, cá nhân kinh doanh thì mỗi hộ, cá nhân kinh doanh được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số hộ, cá nhân kinh doanh cùng với đó là mã số thuế của chủ hộ, cá nhân kinh doanh.

- Mã số kinh doanh tồn tại trong suốt quá trình hoạt động của và hộ, cá nhân kinh doanh và không được cấp lại cho tổ chức, cá nhân khác. Khi hộ, cá

nhân kinh doanh chấm dứt hoạt động thì mã số doanh nghiệp chấm dứt hiệu lực và không được sử dụng lại.

-Mã số kinh doanh được lưu trên hệ thống thông tin đăng ký kinh doanh quốc gia và được ghi trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của hộ, cá nhân kinh doanh.

-Trong suốt quá trình hoạt động, kể từ khi thành lập đến khi chấm dứt hoạt động, mã số hộ, cá nhân kinh doanh được dùng để kê khai nộp thuế cho tất cả các loại thuế phải nộp, kể cả trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh nhiều ngành, nghề khác nhau hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các địa bàn khác nhau.

Như vậy, khi hộ, cá nhân kinh doanh hoàn thành việc đăng ký doanh nghiệp đồng thời hộ, cá nhân kinh doanh cũng đã hoàn thành việc đăng ký thuế.

Bên cạnh những hộ, cá nhân kinh doanh tích cực, tự giác tuân thủ việc đăng ký thuế thì vẫn còn nhiều người nộp thuế có hoạt động kinh doanh hoặc phát sinh nghĩa vụ thuế nhưng không kê khai, đăng ký với cơ quan thuế. Xuất hiện nhiều doanh nghiệp “ma” làm ăn phi pháp mua bán hóa đơn, nhằm trốn lậu thuế, sản xuất hàng giả ảnh hưởng lớn đến môi trường kinh doanh và ngân sách Nhà nước.

2.1.3.2. Sự tuân thủ về kê khai, tính thuế

Ở nước ta, trước khi có Luật quản lý thuế thì việc kê khai và tính thuế đều chủ yếu do người nộp thuế cung cấp qua tờ khai thuế, sau đó từ thông tin đó thì cơ quan thuế sẽ xác định số thuế phải nộp và ra thông báo thuế cho người nộp thuế thực hiện. Cơ chế này mang nhiều nhược điểm và lỗi thời, không đảm bảo được độ chính xác, không đầy đủ, không được lưu giữ quản lý và khai thác có hệ thống, gây khó khăn cho công tác kiểm tra, thanh tra sau này...

Nhưng khi chuyển sang thực hiện quản lý thuế theo cơ chế ”tự khai, tự nộp” thì người nộp thuế được chủ động tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế của mình theo quy định của pháp luật và phải tự chịu trách nhiệm về việc kê khai, tính thuế, nộp thuế của mình. Cơ quan quản lý thuế không can thiệp trực tiếp vào việc kê khai, tính thuế của người nộp thuế trừ khi phát hiện ra các sai sót, vi phạm hoặc có các dấu hiệu không tuân thủ pháp luật thuế. Nền tảng của quản lý thuế hiện đại chính là hướng đến và phát huy cao nhất tính tự giác tuân thủ pháp luật của người nộp thuế. Để đạt được mục tiêu này, ngoài việc phải làm tốt công tác tuyên truyền, hỗ trợ, hướng dẫn quản lý thuế còn phải có khả năng nhanh chóng,

chính xác, xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với các đối tượng không tuân thủ pháp luật thuế, nhằm giáo dục, răn đe phòng ngừa và hướng mọi đối tượng nộp thuế về sự tuân thủ pháp luật một cách tự giác (Nguyễn Văn Thọ, 2014).

2.1.3.3. Sự tuân thủ về nộp thuế

Theo quy định của Luật quản lý thuế thì người nộp thuế ngoài việc tự khai thuế còn phải tự nộp thuế vào NSNN. Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng để đánh giá được sự tuân thủ về thuế của người nộp thuế, ở đây người nộp thuế ngoài việc tự nộp thuế thì phải nộp đủ và nộp đúng theo hạn quy định, người nộp thuế phải tự tính và tự chịu trách nhiệm về việc nộp thuế của mình. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, những cải cách về thủ tục hành chính thì ý thức của người nộp thuế ngày càng được nâng cao, số thuế thu nộp NSNN gia tăng qua các năm.

2.1.3.4. Sự tuân thủ về báo cáo thuế và quyết toán thuế

Việc nộp các báo cáo thuế và quyết toán thuế hằng tháng, quý, năm của doanh nghiệp và hộ, cá nhân kinh doanh với cơ quan thuế là bắt buộc và rất quan trọng. Nộp và hoàn thành báo cáo đúng thời hạn là thể hiện trách nhiệm của người nộp thuế với cơ quan thuế, giúp cho cơ quan thuế nắm rõ được tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và hộ, cá nhân kinh doanh. Việc tuân thủ tốt sẽ giúp cho việc quản lý hoạt động của doanh nghiệp và hộ, cá nhân kinh doanh được tốt hơn, đồng thời cơ quan thuế sẽ chỉ ra được những bất cập, sai sót trong quá trình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp và hộ, cá nhân kinh doanh. Ngoài ra cũng có những đơn vị không thực hiện đúng, đủ các báo cáo và quyết toán thuế dẫn đến tình trạng xử phạt vi phạm về hành chính là tương đối lớn. Bên cạnh đó, cơ quan thuế mong muốn và khuyến cáo các DN và hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện công tác quyết toán thuế và báo cáo thuế cần phải khẩn trương hệ thống hóa các văn bản pháp quy phục vụ cho công tác quyết toán, báo cáo, đồng thời toàn bộ hồ sơ sổ sách của đơn vị cần phải cập nhật, hệ thống để thực hiện công tác quyết toán, báo cáo thuế tại đơn vị mình (Nguyễn Văn Thọ, 2014).

2.1.3.5. Sự tuân thủ về thanh tra, kiểm tra thuế

Nội dung “Kiểm tra, thanh tra thuế” đã đặt ra yêu cầu là”. Phải làm thế nào để việc kiểm tra, thanh tra thuế trở thành một công cụ hữu hiệu nhằm hạn chế thất thu cho NSNN, nhưng cũng không bị lợi dụng để gây khó khăn, cản trở hoạt động bình thường của người nộp thuế”.

Luật quản lý thuế quy định "Hồ sơ thuế gửi đến cơ quan thuế đều được kiểm tra nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, chứng từ trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tuân thủ pháp luật thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)